Bước chân vào Khoa nhi, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương Hà Nội, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những đơn vị máu, đơn vị tiểu cầu, máy truyền hóa chất treo lủng lẳng ở các đầu giường người bệnh. Những ánh mắt buồn đờ đẫn cùng những cái đầu trọc không một cọng tóc, những cánh tay bầm dập vì lấy ven truyền, những lời thỏ thẻ khi nói về mong ước khỏi bệnh được về nhà, được đi học, được vui chơi như bạn bè cùng trang lứa của các bệnh nhi ung thư máu khiến người nghe không cầm được nước mắt. Đau lòng hơn là các em còn quá nhỏ! Có những bé mới chào đời, chưa kịp gọi tiếng bố, tiếng mẹ đầu tiên đã phải “gồng mình” gánh nỗi đau bệnh tật. Cuộc sống của những bệnh nhi nơi đây là những chuỗi ngày ra viện rồi lại nhập viên. Có những em thời gian ở viện nhiều hơn thời gian ở nhà. Các em uống thuốc nhiều hơn ăn cơm…
Vũ Trường An và giấc mơ dang dở tìm lại nụ cười cho trẻ ung thư máu
Cũng như bao trẻ em khác, các bệnh nhi ung thư đang tuổi ăn, tuổi lớn, tuổi hồn nhiên và ngây thơ. Vậy mà sự hồn nhiên và ngây thơ ấy bị đánh đổi bởi những cơn đau của bệnh tật, những muộn phiền của cha và những giọt nước mắt của mẹ. Các cháu “biết ăn” nhưng “ăn không ngon”. Các cháu “biết ngủ” nhưng “giấc ngủ không trọn vẹn”. Các cháu biết học hành nhưng ghế nhà trường được thay bằng giường bệnh viện… Nụ cười trẻ thơ hồn nhiên đang dần tắt lịm vì những chuỗi ngày tháng nằm viện chán chường và mệt mỏi. Các em có thể ra đi bất cứ lúc nào vì những biến chứng bất thường của những chứng bệnh liên quan về máu. Có vào tận nơi, chứng kiến tận mắt, nghe các em thỏ thẻ nói lên niềm mong ước của mình, nghe những người bố, người mẹ mòn mỏi vì con cái trải lòng mới hiểu hết thế nào là “bất hạnh”, thế nào là “đau đớn”, thế nào là cảm giác “chờ đợi”, thế nào là cảm giác “bất lực” trước những biến cố của cuộc đời. Đã hơn một lần chúng tôi phải chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài trên những khuôn mặt buồn khổ, chai sạm, cái vội vàng quay mặt đi gạt nhanh dòng nước mắt của những người bố, người mẹ đang cùng con níu giữ cuộc sống tại khoa Nhi, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.Những mong ước giản dị… Chúng tôi gặp em Nông Đức Minh, 14 tuổi đang điều trị căn bệnh “bạch cầu cấp” tại khoa Nhi, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ươngg khi cậu bé đang nắn nót viết những dòng chữ đầu tiên vào trang vở vừa được các anh chị trong CLB tình nguyện “Niềm tin và hy vọng” phát tặng. Đức Minh quê ở Điện Biên, nhập Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương từ đầu tháng 3. Trước đó, em có thâm niên nằm viện điều trị căn bênh bạch cầu cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Căn bệnh bạch cầu cấp khiến Đức Minh ngày càng tiều tụy, xanh xao. Khuôn mặt lúc nào cũng nhợt nhạt, trắng bạch không có sức sống. Những đợt điều trị, uống thuốc, tiêm truyền hóa chất đã vắt dần sức sống của cậu bé. Hằng ngày, Đức Minh nằm trên dường bệnh với cái đầu trọc nhưng lúc nào em cũng muốn và cố gắng cười thật tươi để bố mẹ được an lòng.
Hàng trăm bệnh nhi đang điều trị các chứng bệnh hiểm nghèo về máu tại khoa Nhi, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang phải gián đoạn việc học tập ở trường. Các em khát khao được đi học như những bạn bè đồng trang lứa (Ảnh Thu Hòe) |
Cậu bé thỏ thẻ: “Khi biết mình mắc bệnh, thời gian ở viện của em nhiều hơn ở nhà. Có những đợt vừa về nhà được mấy hôm, bố mẹ lại phải khăn gói đưa em từ Điện Biên xuống Hà Nội chữa bệnh. Có những lúc em thấy người rất bình thường nhưng có những lúc em lại mệt và phải cấp cứu. Ở trong bệnh viện suốt ngày phải tiêm truyền và nhìn thấy những bạn cũng giống mình, em thấy chán nản lắm! Từ ngày bị bệnh, em không đi học được. Nếu không có bệnh, năm nay em đã học xong lớp 8 rồi…” Cuộc sống của cậu bé Nông Đức Minh cứ chậm rãi trôi đi trong sự buồn chán và phải chịu đựng những đau đớn của căn bệnh bạch cầu cấp nguy hiểm. Mỗi buổi sáng mở mắt tỉnh dậy, cậu bé mới biết là mình vẫn còn sống. Cuộc sống, việc học tập bị gián đoạn. Niềm mong ước lớn nhất của Đức Minh lúc này là được khỏi bệnh, được trở về nhà với bố mẹ, được đi học như những người bạn cùng trang lứa. “Nhà em ở tận Điện Biên, xa lắm! Bố mẹ cứ phải thay phiên nhau xuống Hà Nội chăm sóc em. Em thương bố mẹ nhiều lắm! Em biết bố mẹ buồn vì em mắc bênh và phải vất vả vay mượn tiền cho em chữa bệnh. Em chỉ mong mình được khỏe mạnh trở lại để về quê đi học sau này đi làm đến đáp lại công ơn của bố mẹ…”, Đức Minh nghẹn ngào. Bé Bùi Hiền Linh, 8 tuổi, quê ở Quảng Trị có thâm niên điều trị ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương 3 năm nay. Dù đã đến tuổi đến lớp nhưng Hiền Linh không có được niềm vui bình dị ấy. 3 năm nay, Viện Huyết học và truyền máu Trung ương trở thành ngôi nhà thứ hai của em.
Cô bé xinh xắn với giọng nói xứ Quảng đáng yêu Bùi Hiền Linh (Ảnh Thu Hòe) |
Nhìn cô bé xinh xắn, hồn nhiên với giọng nói trong trẻo đáng yêu không ai cầm được lòng khi biết được tình hình bệnh tật của em. Hiền Linh sinh ra tại mảnh đất Quảng trị nắng gió, trong một gia đình nông dân nghèo khó. 5 tuổi, em bắt đầu bị bệnh về máu. 3 năm qua, Hiền Linh đã qua nhiều bệnh viên và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là nơi cô bé gắn bó lâu nhất. Nhà xa nên rất hiếm khi cô bé được về nhà bởi lẽ bệnh tình của em luôn cần được theo dõi và có thể xảy ra những tai biến cần cấp cứu bất cứ lúc nào. Nói về mơ ước của mình, Hiền Linh nhí nhảnh: “Mong ước lớn nhất của con là được khỏi bệnh về nhà đi học. Con sẽ học thật giỏi để kiếm được nhiều tiền cho bố mẹ. Bây giờ con muốn được đi học trong bệnh viện. Con muốn có tiền để mua thuốc, mua sách vở. Con muốn khỏe mạnh để đi chơi cùng các bạn. Con muốn bảo với các bạn cùng bị bệnh như con là phải uống thuốc để khỏe mạnh, phải học giỏi để được lên lớp…” Nghe Hiền Linh hồn nhiên bày tỏ những mơ ước của mình, mẹ cô bé đứng bên cạnh xúc động quay đi gạt vội dòng nước mắt... “Em muốn được sống như bao người khác vẫn sống…”
Tương tự là trường hợp của em Trần Đăng Dương, 15 tuổi, ở Ninh Bình đang điều trị căn bệnh "bạch cầu cấp" tại khoa Nhi, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Tháng 9/2011, Dương tham gia cuộc thi điền kinh của trường và phát hiện những biểu hiện bất thường trong cơ thể. Dương được gia đình đưa đi xét nghiệm máu và phát hiện mình bị mắc bệnh bạch cầu cấp. Năm học lớp 9 bắt đầu được 2 tháng thì Dương phải gác lại việc học tập để lên Hà Nội chữa bệnh. Kể từ đó, việc học tập của cậu bé bị gián đoạn cho đến ngày hôm nay.
Tương tự là trường hợp của em Trần Đăng Dương, 15 tuổi, ở Ninh Bình đang điều trị căn bệnh "bạch cầu cấp" tại khoa Nhi, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Tháng 9/2011, Dương tham gia cuộc thi điền kinh của trường và phát hiện những biểu hiện bất thường trong cơ thể. Dương được gia đình đưa đi xét nghiệm máu và phát hiện mình bị mắc bệnh bạch cầu cấp. Năm học lớp 9 bắt đầu được 2 tháng thì Dương phải gác lại việc học tập để lên Hà Nội chữa bệnh. Kể từ đó, việc học tập của cậu bé bị gián đoạn cho đến ngày hôm nay.
Cậu bé Trần Đăng Dương với ước mơ "được sống như bao người khác vẫn sống " (Ảnh Thu Hòe) |
Có lẽ, Trần Đăng Dương là thành viên lớn tuổi nhất tham gia sinh hoạt trong CLB tình nguyện Niềm tin và hy vọng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Hằng ngày, cậu bé vẫn miệt mài xuống thư viện của CLB tìm đọc những câu chuyện về những tấm gương vượt khó trong cuộc sống, cùng các em nhỏ tham gia những trò chơi vui nhộn, nghe các anh chị tình nguyện viên kể chuyện… và tranh thủ hỏi các anh chị tình nguyện viên cách giải những bài toán khó. Dương chia sẻ: “Những lần được xuất viện về nhà, em đều cố gắng đến lớp học lại nhưng do nghỉ học quá lâu, em không thể bắt kịp được chương trình học cùng các bạn. Về nhà được vài bữa, em lại phải nhập viện trở lại. Do đó, việc học tập đã gián đoạn 1 năm nay rồi. Em rất buồn khi mình không thể khỏe mạnh như những người bình thường! Nhìn thấy các bạn được đi học, được nhận bằng tốt nghiệp THCS và ôn thi lên lớp 10 mà em thấy tự trách sao mình không có đủ sức khỏe để có được niềm vui bình dị đó…” Thời gian điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trần Đăng Dương đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Lúc đầu phát hiện mình bị bệnh, Dương đã chán nản và suy sụp lớn về tinh thần. Thế nhưng, trong quá trình điều trị, Dương đã nhận ra nhiều điều ý nghĩa từ cuộc sống. “Em tự nhủ, mình phải phấn chấn, phải mạnh mẽ để bố mẹ không phải phiền lòng hơn nữa. Em nhận ra rằng, không chỉ có riêng mình phải gánh chịu những bất hạnh, những điều không may mắn. Có rất nhiều các bạn, các anh chị, các em… cũng không được may mắn như em”, Dương tâm sự. Chia sẻ về mong ước của mình, Dương cho biết: “Ước mơ lớn nhất của em là được khỏi bệnh, được khỏe mạnh để được làm những điều em muốn, để có thể sống như bao người khác vẫn sống…”
Điểm nóng |
|
Thu Hòe