Sẽ bổ sung 3.000 trạm báo mưa vì dự báo không chính xác

01/11/2017 07:10
Lại Cường
(GDVN) - Bộ trưởng Trần Hồng Hà xác nhạn một phần thiệt hại do mưa lũ lớn một phần là dự báo không chính xác. Sắp tới sẽ bổ sung 3000 trạm báo mưa.

Tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trên tại Quốc hội, chiều 31/10, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nêu ý kiến về công tác cảnh báo thiên tai.

Thiệt hại do công tác dự báo hạn chế

Mở đầu buổi bài phát biểu, bộ trưởng Trần Hồng Hà đồng tình với ý kiến các đại biểu phát biểu sáng, nhận định về công tác dự báo thiên văn và dự báo thiên tai vừa qua đồng thời Bộ trưởng Hà  cũng chia sẻ với những gia đình khó khăn

Nói về thiệt hại do mưa lũ, Bộ trưởng Hà đánh giá: “Công tác dự báo chưa chủ động, chưa chính xác liên quan đến lượng mưa, về lũ ống và bên cạnh những tác nhân khác như để mất rừng”.

Bộ trưởng cho biết thêm, bên cạnh đó còn có nguyên nhân mất rừng, công tác quy hoạch, bố trí dân cư, người dân ở những khu vực nhạy cảm. Đặc biệt, lượng mưa vừa qua cũng lớn nhất lịch sử và hết sức cực đoan.

 “Trên thực tế, việc dự báo về định lượng mưa và công tác dự báo liên quan đến lũ quét, sạt nở đất thì khoa học hiện nay và trên các phương tiện hiện có thì mới chỉ giải quyết được các dự báo trên diện rộng. Các dự báo trong các điều kiện cực đoan, cũng như các dư báo trong một khu vực cụ thể thì khoa học hiện nay chưa đảm bảo.

Sẽ bổ sung 3.000 trạm báo mưa vì dự báo không chính xác ảnh 110 nhiệm vụ khắc phục hậu quả mưa lũ và phòng chống thiên tai

Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng được công việc này thì Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm và đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa vào phụ vụ công tác dự báo. Tuy nhiên, nhu cầu để đo được mức trung bình như trên thế giới, Việt Nam chúng ta còn rất nhiều việc phải làm”. Bộ trưởng Hà cho biết.

Ông Hà cũng cho rằng: “Thời gian tới phải triển khai thật khẩn trương luật về khí tượng thủy văn và đặc biệt là với tinh thần xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia. Hiện nay có 1300 điểm báo mưa, sắp tới sẽ bổ sung thêm 3000 điểm báo mưa, thông qua đầu tư, đóng góp của xã hội lúc đó chúng ta sẽ có trình độ ở mức trung bình ( trên diện tích từ 40 – 100 km2 sẽ có một trạm báo mưa). Công việc này sẽ được triển khai ngay trong năm 2018.”

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

Chuyển đổi dân cư theo mô hình bền vững

Đồng tình về việc dự báo về lũ ống, lũ quét, có bản đồ về tai biến do địa chất. Bộ trưởng đề nghị các bộ ngành cùng nhau xem xét trên cơ sở rà soát lại các bản đồ hiện hành để điều trình các quy hoạch về bố trí dân cư, phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt chuyển đổi dân cư theo mô hình bền vững và thích ứng hơn.

Các tỉnh miền núi phía Bắc phải coi cơ chế môi trường, sử dụng tài nguyên nước, phát triển rừng gắn với vấn đề sinh kế người dân, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu.

"Tăng cường biện pháp cảnh báo, dự báo, phát huy tốt hơn cơ chế 4 tại chỗ mà trong thời gian vừa rồi các tỉnh đã ứng phó hiệu quả với 10 cơn bão, trong đó có những cơn bão lớn, có tính chất nguy hiểm", ông Hà nói.

Về vấn đề quản lý đất đai, Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Bộ sẽ tiếp tục rà soát theo tinh thần tiếp thu các ý kiến đại biểu đã nêu như vấn đề tích tụ đất đai, vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề giá đất theo thị trường…

Đây là những vấn đề đang đặt ra bức xúc.”

Sẽ bổ sung 3.000 trạm báo mưa vì dự báo không chính xác ảnh 3Tầm nhìn 100 năm và 9 giải pháp cho vùng Chín Rồng

Về vấn đề tích tụ đất đai, ông Hà cho rằng: “Việc tích tụ đất đai thì mỗi mô hình đều có thế mạnh và những điểm hạn chế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy rằng có những nước như Nhật Bản, Đài Loan, việc tích tụ đất đai của họ không lớn nhưng họ vẫn có những nền nông nghiệp hết sức cạnh tranh và công nghệ cao.”

Bộ trưởng Hà cho rằng : “Mô hình sản xuất. mô hình liên kết sản xuất sẽ quyết định việc tích tụ đất đai để sản xuất tập chung.”

Về hạn ngạch, Bộ trưởng khuyến khích người dân có điều kiện nên chuyển đổi thành doanh nghiệp để không bị hạn chế tích tụ diện tích đất đai.

Lại Cường