Sau cái chết bất ngờ của chồng là anh Bình tại bệnh viện Lao phổi TƯ cách đây ít hôm, chị Phạm Thị Lâm vẫn chưa hết sốc. Mỗi lần nhìn hai đứa con thơ dại còn quá bé để kịp hiểu điều gì vừa xảy ra với gia đình, chị Lâm lại khóc nức nở vì chúng sẽ mãi mãi không còn được gặp bố…
"Con muốn ba về ngủ với con"
Chị Lâm bên di ảnh của chồng |
“Đau lắm anh ơi. Vợ chồng em sinh được hai cháu gái. Chồng em rất thích con gái. Anh thương hai cháu lắm nhưng từ khi phát hiện bị bệnh lao phổi, muốn quấn quít lấy con nhưng anh cũng rất hạn chế chỉ dám cách xa con để hạn chế bệnh tật đến các cháu. Cháu lớn đang học lớp một ở trường tiểu học Ngọc Lâm. Cháu còn bé quá nên chưa cảm nhận hết được nỗi đau mồ côi cha. Hôm bố cháu mất tôi bảo với cháu rằng con không được buồn, không được khóc đâu, từ giờ ba không về đón con đi học nữa đâu. Nó ngây thơ chưa hiểu điều gì đang xảy ra với bố nó, nó hỏi lại tôi thế ba đi đâu hả mẹ? Tôi không biết trả lời sao đành bảo nó ba đi lên trời rồi con ạ! Cháu im lặng không nói gì rồi cứ rơm rớm nước mắt… Cháu nó không nói ra đâu nhưng tôi biết trong lòng nó thương ba lắm, tối qua khi đi ngủ nó chùm kín chăn. Tôi lại lật chăn ra và hỏi con sao vậy, nó nói “con nhớ ba, con muốn ba về ngủ với con, chăm sóc con…”, chị Lâm vừa nói vừa lau nước mắt.
Đau xót khi nói về cái chết bất thường của chồng, chị Phạm Thị Lâm chia sẻ: “Chồng em được chuyển từ bệnh viện Việt Đức lên bệnh viện Lao Phổi vào đầu giờ chiều ngày 1/ 4 vừa rồi. Đi xe cứu thương lên, khi lên đến nơi cậu y tá của bệnh viên Việt Đức vào đưa giấy chuyển viện cho một cô y tá của Bệnh viện Lao Phổi TƯ.
Cô y tá đưa chồng em vào trong cái buồng chưa có giường đâu vẫn còn năm trên cáng của bệnh viện Việt Đức. Sau đó cắm bình ôxy cho chồng em. Anh ấy đang thở thì cô y tá này quay lại và rút bình ôxy ra và cầm theo tờ giấy rồi bảo gia đình đẩy anh ấy ra cổng để làm thủ tục nhập viện, lúc đó chỉ có anh chồng em và em đẩy xe ra cổng mà không có y tá nào đi theo.
Khi ra đến cổng thì anh y tá của bệnh viện Việt Đức bảo mượn bình ôxy khi thấy chồng em khó thở. Lúc đó ba bốn cô y tá vẫn đứng và đùn đẩy cho nhau. Sau đó một người quát to bảo người nhà đâu vào làm thủ tục nhập viện.
Khi mẹ chồng em vào đến nơi thì có hỏi có bình ôxy nào không cho chồng em mượn, không thì anh ấy khó thở quá rồi. Một cô y tá đi ra nhìn thấy chồng em mặt mũi tím tái mới bảo gia đình em đẩy anh ấy về phòng hồi sức cấp cứu gần phòng cấp cứu ban đầu đưa vào nhưng chồng em nấc lên mấy cái rồi mặt mũi tím tái, bọt mép chảy ra không còn cảm giác gì nữa…
Trước đó chồng em đã nằm ở Việt Đức mấy ngày, anh ấy bệnh cũng nặng nhưng chưa đến nỗi như chiều ngày hôm đó. Lúc trên xe nói chuyện vẫn còn tỉnh táo. Không giống như bác sĩ bảo khi đến đây bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, mạch yếu là không hề đúng...”.
Cô y tá đưa chồng em vào trong cái buồng chưa có giường đâu vẫn còn năm trên cáng của bệnh viện Việt Đức. Sau đó cắm bình ôxy cho chồng em. Anh ấy đang thở thì cô y tá này quay lại và rút bình ôxy ra và cầm theo tờ giấy rồi bảo gia đình đẩy anh ấy ra cổng để làm thủ tục nhập viện, lúc đó chỉ có anh chồng em và em đẩy xe ra cổng mà không có y tá nào đi theo.
Khi ra đến cổng thì anh y tá của bệnh viện Việt Đức bảo mượn bình ôxy khi thấy chồng em khó thở. Lúc đó ba bốn cô y tá vẫn đứng và đùn đẩy cho nhau. Sau đó một người quát to bảo người nhà đâu vào làm thủ tục nhập viện.
Khi mẹ chồng em vào đến nơi thì có hỏi có bình ôxy nào không cho chồng em mượn, không thì anh ấy khó thở quá rồi. Một cô y tá đi ra nhìn thấy chồng em mặt mũi tím tái mới bảo gia đình em đẩy anh ấy về phòng hồi sức cấp cứu gần phòng cấp cứu ban đầu đưa vào nhưng chồng em nấc lên mấy cái rồi mặt mũi tím tái, bọt mép chảy ra không còn cảm giác gì nữa…
Trước đó chồng em đã nằm ở Việt Đức mấy ngày, anh ấy bệnh cũng nặng nhưng chưa đến nỗi như chiều ngày hôm đó. Lúc trên xe nói chuyện vẫn còn tỉnh táo. Không giống như bác sĩ bảo khi đến đây bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, mạch yếu là không hề đúng...”.
“Sau cái chết của chồng em, nhà em không chấp nhận mổ tử thi, vì anh ấy đã chết đau đớn rồi. Nhà em cũng không phải muốn làm to chuyện rồi để kiếm đền bù tiền bạc, hay kiện cáo ăn vạ gì. Cái chính là cần một lời xin lỗi từ phía bệnh viện và những người tắc trách vào ngày hôm đó. Nhà em chỉ mong muốn lấy công bằng cho chồng em và sau này còn là rất nhiều bệnh nhân khác nữa”, chị Lâm bức xúc nói về cái chết bất thường của chồng mình.
Thi thể bệnh nhân Bình được chuyển khỏi BV Lao phổi lúc 10h sáng2/4. Ảnh: Trần Vũ |
Sẽ làm rõ trách nhiệm của từng người, từng kíp làm việc
Trước đó, ông Đinh Ngọc Sỹ - Giám đốc Bệnh viện Lao phổi TƯ đã cho biết chưa thể kết luận nguyên nhân cái chết nhưng y tá của BV đã làm sai quy trình cấp cứu, rút ống thở ô xy của bệnh nhân Bình để yêu cầu làm thủ tục nhập viện.
Ông Sỹ khẳng định: “Quy trình của BV Lao phổi đã được thiết lập và nằm trong quy chế BV của Bộ Y tế, khi bệnh nhân phải cấp cứu, đội ngũ y bác sỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để cứu sống bệnh nhân trước, mọi thủ tục khác như nhập viện làm sau, thậm chí có thể để đến ngay hôm sau hoàn thành.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bệnh nhân Vũ Thanh Bình, có thể do người nhà bệnh nhân và y tá không… hiểu nhau nên mới có động tác rút ống thở ôxy để đưa bệnh nhân Bình ra ngoài cổng làm thủ tục nhập viện. Chúng tôi sẽ làm rõ do trình độ năng lực hay hành vi phạm tội của những nhân viên, y tá kíp trực. Tuy nhiên cần có thời gian và không thể kết luận ngay được."
Ông Sỹ khẳng định: “Quy trình của BV Lao phổi đã được thiết lập và nằm trong quy chế BV của Bộ Y tế, khi bệnh nhân phải cấp cứu, đội ngũ y bác sỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để cứu sống bệnh nhân trước, mọi thủ tục khác như nhập viện làm sau, thậm chí có thể để đến ngay hôm sau hoàn thành.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bệnh nhân Vũ Thanh Bình, có thể do người nhà bệnh nhân và y tá không… hiểu nhau nên mới có động tác rút ống thở ôxy để đưa bệnh nhân Bình ra ngoài cổng làm thủ tục nhập viện. Chúng tôi sẽ làm rõ do trình độ năng lực hay hành vi phạm tội của những nhân viên, y tá kíp trực. Tuy nhiên cần có thời gian và không thể kết luận ngay được."
Ông Sỹ cũng cho biết thêm, theo báo cáo của các cán bộ y tế của Bệnh viện tiếp xúc ban đầu thì bệnh nhân Bình khi đưa tới Cấp cứu tại đây, tình trạng bệnh rất nặng, phải thở bằng ôxy, gần như hôn mê. Khi đưa vào phòng Cấp cứu, lúc 13h15, ông Sỹ trực tiếp đọc điện tim thì điện tim rung rất thấp. Ông Sỹ đã chỉ đạo sử dụng tất cả phương tiện hiện có của bệnh viện từ máy thở, máy xốc tim…để hỗ trợ nhưng bệnh nhân không qua khỏi được lúc gần 15h.
“Có thể đội ngũ y tá còn non chỉ nghĩ rằng đưa đi làm thủ tục thì cần phải rút ống thở ô xy ra bởi khoa Cấp cứu của BV không có bình ô xy di động. Nếu tôi hoặc những bác sĩ có kinh nghiệm khác sẽ không xử lý như vậy, cái này phải xem lại cả quá trình mới kết luận được.
Gia đình yêu cầu làm rõ trách nhiệm của kíp trực vào thời gian anh Bình nhập viện thì chúng tôi cũng trả lời rõ trong trường hợp bệnh nhân tử vong, chúng tôi đều phải làm rõ trách nhiệm của từng người, từng kíp làm việc. Nếu có hành động có thể vi phạm pháp luật của những người thực thi đó thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ”, ông Sỹ nói.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển đến bạn đọc diễn biến của vụ việc này...
Gia đình yêu cầu làm rõ trách nhiệm của kíp trực vào thời gian anh Bình nhập viện thì chúng tôi cũng trả lời rõ trong trường hợp bệnh nhân tử vong, chúng tôi đều phải làm rõ trách nhiệm của từng người, từng kíp làm việc. Nếu có hành động có thể vi phạm pháp luật của những người thực thi đó thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ”, ông Sỹ nói.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển đến bạn đọc diễn biến của vụ việc này...
Hoàng Lâm - Trọng Trinh