Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 xuất hiện trên đường băng của căn cứ Diêm Lương, miền trung Trung Quốc, do vệ tinh Mỹ chụp được. |
Do những thông tin chi tiết về máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 của Trung Quốc ngày càng nhiều, nên cũng ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản vừa có bài viết dự đoán, máy bay vận tải Y-20 Trung Quốc sắp tiến hành bay thử lần đầu tiên, nó có ý nghĩa sâu xa đối với Trung Quốc, Trung Quốc cho bay thử máy bay nguyên mẫu Y-20 sẽ giúp nước này tiến thêm một bước quan trọng trên con đường bước vào câu lạc bộ ưu tú hàng không-vũ trụ có khả năng độc lập nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải hạng nặng có hành trình vượt châu lục.
Y-20 có “ý nghĩa chiến lược”?
Theo bài báo, vào năm 2011 và 2012, Trung Quốc đã lần lượt cho bay thử hai loại máy bay chiến đấu tàng hình, còn vào năm 2013 Công ty công nghiệp máy bay Tây An sẽ gia nhập vào cuộc đua máy bay mới này thông qua bay thử máy bay vận tải Y-20.
Khác với máy bay chiến đấu có kích cỡ tương đối nhỏ được nghiên cứu chế tạo trước đó là J-20 và J-31, chương trình máy bay vận tải Y-20 thuộc máy bay vận tải hạng nặng tầm xa “có ý nghĩa chiến lược”, phát triển loại máy bay này là hạng mục “ưu tiên nhất” trong chương trình phát triển khoa học công nghệ quốc gia trung và dài hạn của Trung Quốc.
Hình ảnh gây chú ý dư luận của máy bay vận tải Y-20 Trung Quốc |
Bài báo cho rằng, những hình ảnh vệ tinh cho thấy, máy bay vận tải Y-20 đã được kiểm tra tại căn cứ bay thử ở khu vực xung quanh Tây An. Ngày 21/12/2012, Y-20 tiến hành chạy thử tốc độ thấp trên đường băng; ngày 3/1/2013, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc Lâm Tả Minh đã thị sát căn cứ này, cho biết đã làm tốt công tác chuẩn bị cho bay thử lần đầu tiên Y-20.
Theo bài báo, so với máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo đã trang bị cho Quân đội Trung Quốc, kích cỡ và trọng tải hiệu quả tối đa của Y-20 được thiết kế riêng dựa vào nhu cầu trang bị tương lai của Quân đội Trung Quốc.
Căn cứ vào hồ sơ công bố chính thức của Trung Quốc, loại máy bay vận tải cỡ lớn này có trọng lượng cất cánh tối đa đạt 180 tấn, trọng tải tối đa hơn 50 tấn, sải cánh khoảng 50 m, tính năng ưu việt hơn IL-76.
Năm 2010, một nguồn tin từ Nga tiết lộ, máy bay vận tải Y-20 (khi đó còn đang trong giai đoạn thiết kế) có thể chở được xe tăng chiến đấu Type 99A lớp 58 tấn nặng nhất của Quân đội Trung Quốc. Điều này đánh dấu khả năng vận chuyển của máy bay Y-20 đã tiếp cận máy bay vận tải IL-76MF (60 tấn), kém máy bay vận tải C-17 (77,5 tấn) của Mỹ.
Máy bay vận tải chiến lược Y-20 (mô phỏng) |
Bài báo còn suy đoán, các chuyên gia máy bay vận tải của Ukraine cũng đã tham gia vào nghiên cứu chế tạo máy bay Y-20. Trong triển lãm hàng không Paris năm 2011, phía Ukraine đã nói bóng gió rằng họ đang hợp tác với Trung Quốc phát triển máy bay vận tải thế hệ tiếp theo được gọi là Y-X.
5 ý nghĩa của Y-20 đối với Trung Quốc
Những năm gần đây, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo được nhiều loại máy bay chiến đấu mới, nhưng sự xuất hiện của Y-20 vẫn được dư luận quan tâm. Bài báo cho rằng, việc nghiên cứu chế tạo được máy bay vận tải cỡ lớn có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc.
Trước hết, Y-20 có thể giúp Trung Quốc xây dựng được khả năng điều động lực lượng và vận tải hàng không quân sự tầm xa tin cậy nhằm bảo vệ lợi ích ở nước ngoài ngày càng gia tăng của họ. Chẳng hạn, trong các nhiệm vụ có cường độ cao như rút công dân khỏi khu vực xung yếu, thường cần phải sử dụng xe bọc thép làm lực lượng bảo vệ, trong khi đó đa số máy bay thương mại đều không thể chở được loại xe cỡ lớn này.
Nếu Y-20 có tính năng tương tự như IL-76 thì nó có thể chở được xe bọc thép, máy bay trực thăng và các trang bị quân sự khác, từ đó có thể cất cánh từ sân bay ở miền tây Trung Quốc, bay thẳng đến miền đông châu Phi.
Thứ hai, kinh nghiệm của Mỹ và Nga cho thấy, máy bay vận tải cỡ lớn có khả năng cải tiến rất mạnh, Y-20 sẽ cung cấp cho Quân đội Trung Quốc một mẫu máy bay đa năng. Từ đó, có thể cải tạo thành máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm trên không.
Theo bài báo, Công ty công nghiệp máy bay Tây An phụ trách chế tạo máy bay tiếp dầu HY-6 cho Quân đội Trung Quốc, vì vậy công ty này có khả năng nhanh chóng nghiên cứu chế tạo một loại máy bay tiếp dầu cỡ lớn trên nền tảng của Y-20.
Do máy bay tiếp dầu HY-6 hiện có không thể mang theo đầy đủ nhiên liệu, máy bay vận tải, máy bay tuần tra trên biển và máy bay ném bom cỡ lớn tầm xa của Trung Quốc trong tương lai cần có máy bay tiếp dầu cỡ lớn để tiếp dầu trên không hiệu quả cao.
Thứ ba, Y-20 còn có thể giúp Trung Quốc giảm lệ thuộc vào máy bay do Nga chế tạo. Theo bài báo, trước đây, Trung Quốc từng không thể thực hiện được kế hoạch mua máy bay IL-76 và IL-78 của Nga, đã làm cản trở nghiêm trọng tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Thứ tư, Trung Quốc có thể xuất khẩu Y-20 và phiên bản cải tiến trong tương lai cho thị trường quốc tế. Bài báo cho rằng, nếu như có được giấy chứng nhận, Trung Quốc có thể đưa Y-20 ra thị trường máy bay vận tải hạng nặng dân dụng thế giới, đe doạ sự độc quyền của Mỹ, Nga và Ukraine.
Cuối cùng, Y-20 sẽ còn giúp cho Quân đội Trung Quốc có thể thực hiện được nhiệm vụ nhảy dù và đột kích trên không tầm xa quy mô lớn, sẽ cải thiện khả năng tác chiến và điều động của lực lượng nhảy dù.
Trung Quốc vẫn chưa khắc phục được điểm yếu trên 3 lĩnh vực lớn
Nhưng, bài báo của tờ “Học giả Ngoại giao” cũng khẳng định, công nghiệp hàng không Trung Quốc vẫn tồn tại không ít điểm yếu. Ba lĩnh vực then chốt nhất trong chế tạo máy bay gồm: cánh máy bay, vật liệu composite/luyện kim và động cơ.
Thiết kế chế tạo cánh máy bay là một lĩnh vực then chốt, các ông trùm hàng không như hãng Boeing rất ít khi phải dựa vào thiết kế của công ty bên ngoài, trong khi đó công nghiệp hàng không Trung Quốc vẫn dựa vào sự giúp đỡ của công ty Antonov Ukraine để phát triển cánh máy bay cho máy bay chở khách ARJ-21, cho thấy Trung Quốc vẫn có khoảng cách trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, luyện kim là một khoa học công nghệ chính xác, Nga có nguồn lực và ưu thế to lớn trên lĩnh vực này, còn Trung Quốc vẫn thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, động cơ hàng không vẫn là điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc, hiện nay trên thế giới chỉ có 4 doanh nghiệp có thể sản xuất động cơ sử dụng cho máy bay vận tải hạng nặng, gồm GE/CFM, Rolls Royce, Pratt & Whitney và một công ty của Nga.
Theo các chuyên gia, công nghệ chế tạo động cơ cho máy bay vận tải quân sự được cho là phức tạp hơn nhiều so với động cơ của máy bay chiến đấu. Trong khi đó, từ lâu, Trung Quốc đã và đang phải chật vật để chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu.
Tờ “Học giả Ngoại giao” cho rằng, giống như các chương trình máy bay khác, chương trình Y-20 vẫn đối mặt với vấn đề động cơ.
Trong tương lai gần, Y-20 vẫn sẽ sử dụng động cơ D-30-KP2 của Nga, dự kiến đến năm 2020 Trung Quốc mới có hy vọng trang bị động cơ tua bin cánh quạt tự nghiên cứu chế tạo là Trường Giang-1000A (CJ-1000A), nhưng nó lại phụ thuộc vào tiến độ nghiên cứu chế tạo loại động cơ này.
Kỳ tới: Tính năng kỹ chiến thuật của Y-20
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA