Theo Tổ chức OECD (Organization Economic Cooperation and Development), Phần Lan là nước thành công nhất thế giới trong nền giáo dục. Giáo dục được đánh giá cao ở Phần Lan và đặt tiêu chuẩn cao cho giáo dục là một trong những nền tảng chiến lược của Quốc gia này. Cứ ba năm một lần, học sinh Phần Lan luôn dẫn đầu với số điểm cao nhất thế giới vào các năm 2000, 2003, 2006. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới về GD Đại học – Cao đẳng, Phần Lan xếp hạng thứ nhất về số lượng tốt nghiệp và chất lượng, xếp thứ hai về toán và giáo dục khoa học. Giáo dục Phần Lan có được thành tích mà các nước có thu nhập bình quân lớn hơn như Mỹ, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch, Iceland, Ý, Pháp, Bỉ, Nhật... phải kính nể (Theo Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA - Program for International Student Assessment)).
Điều gì tạo nên sự khác biệt của giáo dục Phần Lan?
Đó chính là sự khuyến khích học tập từ chính phủ. Học sinh, sinh viên đến trường đều được miễn phí 100% học phí và sách vở từ bậc tiểu học đến Tiến sỹ. Theo lời phát biểu của bà Tuula Haatainen - Bộ trưởng giáo dục Phần Lan: “Chính phủ Phần Lan đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo vì tin rằng đây chính là chìa khóa của sự sống sót và phát triển trong kinh tế. Giáo dục là tiên phong trong việc tạo ra việc làm, tại đất nước chúng tôi luôn cần những nguồn nhân lực có tay nghề chính vì thế việc đầu tư cho giáo dục là việc thiết yếu”.
Hệ thống giáo dục đại học ở Phần Lan bao gồm hai khối song song với nhau: các trường đạI học và các trường polytechnics. Các trường đại học chuyên sâu về nghiên cứu và giáo dục nâng cao có liên quan đến nghiên cứu. Các trường này cấp bằng học vị Cử Nhân (thấp hơn) và bằng Thạc Sĩ (cao hơn), cũng như các chứng chỉ sau đạI học và bằng tiến sĩ. Các trường polytechnics dạy những môn xuất phát từ nhu cầu đào tạo nghề và chuyên môn. Trường này cấp bằng liên quan nhiều đến thực tế làm việc trong đời.
Phần Lan cung cấp những cơ hội giáo dục đại học tuyệt vời trong mọi ngành học. Nói chung, sinh viên tham gia các khóa học lấy bằng chính quy của các trường đại học hay polytechnics không phải trả tiền học. Phần Lan cũng được xem là nước dễ hòa nhập nếu bạn sử dụng tiếng Anh. Các trường đại học và polytechnics ở Phần Lan có tới gần 400 chương trình học quốc tế trong nhiều ngành bằng tiếng Anh. Sinh viên cũng được hưởng nhiều hoạt động giải trí phong phú do các hội sinh viên Phần Lan và các tổ chức sinh viên khác đứng ra tổ chức, chăm lo việc hướng dẫn và mở khóa học đặc biệt cho sinh viên nước ngoài. Có rất nhiều lý do giải thích vì sao nhiều sinh viên nước ngoài lại lựa chọn Phần Lan để học tập.
Những lợi ích khi học tập và sinh sống tại Phần Lan
- Giáo dục Phần Lan miễn phí 100% học phí cho cả Đại học và thạc sỹ.
- Bằng cấp Quốc tế và công nhận trên toàn thế giới
- Phần Lan đã nhiều năm liên tục được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới bình chọn là một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.
- Phần Lan, nhiều năm liền đứng đầu trong bảng xếp hạng giáo dục của OECD
- Phần Lan hiện nay là nước “xanh” nhất và nơi sống thích hợp nhất trên thế giới, theo nghiên cứu của các trường đại học Yale và Columbia và Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới.
- Phần Lan được tổ chức Economist Intelligence Unit (tạm dịch là Trí Tuệ Nhà Kinh Tế) bình chọn là nước đứng thứ sáu trên thế giới về chỉ số thanh bình
- Cơ sở hạ tầng tốt, xã hội công nghệ tiên tiến
- Môi trường học tập an toàn, chính trị, xã hội ổn định
- Cơ hội làm thêm ngoài giờ học 25h/ tuần, công việc như: phục vụ nhà hàng, bán hàng, giao hàng, giao báo, hái nho, hái dâu...Mức lương: Từ 10 - 15 Euro/giờ (tùy theo tính chất công việc)
- Điều kiện ăn ở tốt, chi phí sinh hoạt ăn ở thấp so với các nước khác: 350 - 500 Euro/ tháng
- Không cần chứng minh tài chính, tỉ lệ Visa đạt 100%
- Sau khi tốt nghiệp học sinh được phép ở lại 1 năm để có thể kiếm việc làm hoặc học cao hơn.
Chuyên ngành đào tạo: Thương mại Quốc tế, Marketing, Công nghệ Thông tin, Du lịch & khách sạn, Cơ khí, tài chính, Quản trị hệ thống thông tin, Tự động hóa, Quản lý thiết bị, môi trường, Quản lý Công nghiệp, Kỹ thuật sản xuất và kỹ sư cơ khí, Quản lý cung cấp dây chuyền, tài chính, y tá..v..v…
Theo TTVN