Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. |
Trong buổi họp báo chiều 29/11 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương, người phát ngôn cơ quan này một lần nữa cho thấy Bắc Kinh đã tìm cách "lách luật" khi đưa ra cái gọi là "quy chế" của khu nhận diện phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố ở Hoa Đông hôm 23/11. Trả lời câu hỏi Trung Quốc trông đợi các máy bay thương mại sẽ làm gì khi đi qua ADIZ ở Hoa Đông, phải chăng Bắc Kinh muốn các máy bay này phải báo cáo họ khi nó đang di chuyển, Tần Cương nhắc lại các phóng viên phải phân biệt giữa ADIZ với không phận lãnh thổ. Ông Cương cho hay, ADIZ không phải là không phận lãnh thổ cũng không phải việc mở rộng không phận lãnh thổ của một quốc gia. Nó chỉ là một khu vực vùng trời được thành lập bởi quốc gia ven biển liền kề với không phận lãnh thổ của mình và tình trạng pháp lý của vùng trời liên quan không bị thay đổi. Theo đó các chuyến bay bình thường phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm các chuyến bay hàng không dân dụng sẽ không bị ảnh hưởng. Một số biện pháp định hướng trong không phận lãnh thổ chủ quyền sẽ không được, không thể áp dụng trong khu vực ADIZ.
Hai hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản đã từ chối "xin phép, báo cáo" Trung Quốc khi đi qua Hoa Đông. |
Câu hỏi khác lập tức được đặt ra, nhiều lần Trung Quốc nói rằng ADIZ được không dưới 20 quốc gia thành lập nhưng nó có sự khác biệt với tuyên bố thành lập ADIZ của Trung Quốc. Người đặt câu hỏi nêu ví dụ, một máy bay đi qua ADIZ của Mỹ nhưng không có ý định xâm nhập không phận lãnh thổ Mỹ thì không phải thông báo cho các nhà chức trách Mỹ, nhưng Trung Quốc đã không làm rõ việc một máy bay đi từ Tokyo đến Manila khi đi qua ADIZ ở Hoa Đông phải thông báo cho chính phủ Trung Quốc, tại sao Bắc Kinh không giải thích điều này? Tần Cương trả lời rằng, về ADIZ không có quy định rõ ràng nào của luật pháp quốc tế về những thông tin nào, những máy bay nào, những chuyến bay nào phải báo cáo với cơ quan chủ quản ADIZ nước sở tại. Vì vậy, tuyên bố về "quy chế ADZI" của Trung Quốc ở Hoa Đông không vi phạm luật pháp quốc tế. Như vậy có thể thấy giới chức Bắc Kinh đã nghiên cứu rất kỹ, tìm ra những kẽ hở của luật pháp quốc tế khi công bố cái gọi là "quy chế" ADIZ ở Hoa Đông, ngang nhiên xâm hại quyền và lợi ích cũng như an ninh của khu vực và quốc tế trong hoạt động hàng không tại không phận quốc tế Hoa Đông.
- Bộ QP Trung Quốc: Bắc Kinh không có quyền bắn hạ máy bay nước khác!
- "Máy bay Mỹ quay lại lần nữa, TQ chỉ phản đối miệng thì thật nhục nhã"
- Hoàn Cầu: Nhật Bản tập kết tàu đón lõng TSB Liêu Ninh ở Hoa Đông
- Giáo sư Trung Quốc nói tại sao chưa "nhận diện phòng không" Biển Đông
- Hoàn Cầu: TSB Liêu Ninh kéo ra Biển Đông chuẩn bị áp đặt nhận diện PK
- Tàu Liêu Ninh có thể phải giáp mặt hàng không mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông
- Máy bay quân sự P3C Hàn Quốc thách thức "khu nhận diện PK" Trung Quốc
- Viện trưởng đại học Hạ Môn lộ ảnh ngoại tình, viết giấy cam kết bỏ vợ
- Bộ QP Trung Quốc: Đã nắm được B-52 đi vào Hoa Đông và không phản ứng
- Rộ tin đồn trăn ăn thịt người
Hồng Thủy