Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc (nguồn: xinjunshi.com) |
Tân Hoa xã vừa "dẫn" bài viết “Tàu sân bay đi vào hoạt động: Tín hiệu tranh bá hải dương của Trung Quốc” của Tanaka Saburo – nhà nghiên cứu vấn đề quân sự Trung Quốc, đăng trên nguyệt san “Nghiên cứu Quân sự” tháng 10 Nhật Bản. Sau đây là nội dung chính của bài viết này:
Che đậy kế hoạch lớn của Trung Quốc
Trong 3 tàu sân bay đã mua của Liên Xô, tại sao Trung Quốc lại lựa chọn tàu sân bay Varyag làm chiếc đầu tiên của họ? Điều này che giấu kế hoạch rộng lớn xây dựng lực lượng cơ động tàu sân bay của Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag tiền thân của tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc là phiên bản nâng cấp của tàu sân bay Kuznetsov hiện có của Nga, lượng giãn nước đầy đạt 67.000 tấn, trong khi đó tàu sân bay Kuznetsov có lượng giãn nước là 58.500 tấn, trên phạm vi thế giới, cấp độ (kích cỡ) của tàu sân bay Varyag chỉ sau tàu sân bay Mỹ.
Trung Quốc tại sao lựa chọn tàu sân bay lớn hơn tàu sân bay hiện có của Nga để tiến hành cải tạo? Trong khi đó, tàu sân bay Virrat hiện có của Ấn Độ có lượng giãn nước là 28.700 tấn, còn tàu sân bay “nguyên soái hải quân Gorshkov” đang nhờ Nga cải tạo có lượng giãn nước là 45.400 tấn, tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Ấn Độ - tàu Vikrant có lượng giãn nước là 37.500 tấn, máy bay chiến đấu do Ấn Độ sử dụng cho tàu sân bay là máy bay MiG-29K, nhỏ hơn so với Su-33.
Hạm đội tàu sân bay Liêu Ninh (tưởng tượng) |
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc nếu chỉ dùng cho huấn luyện và thử nghiệm, nói theo lý có thể lựa chọn tàu sân bay Kiev và tàu sân bay Minsk đã mua trước đây. Sở dĩ phải lựa chọn tàu sân bay Varyag làm đối tượng cải tạo là do khi chế tạo tàu sân bay Varyag, Liên Xô đã xem xét đến nhu cầu chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân trong tương lai, tạo ra không gian nâng cấp cho sự phát triển tiếp theo của loại tàu sân bay này. Có thể suy đoán, Trung Quốc đã đưa việc chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân vào tầm nhìn.
Nếu trong giai đoạn quyết sách chế tạo tàu sân bay, Trung Quốc đã xác định phải chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân và theo đó lựa chọn quy cách tàu sân bay huấn luyện và thử nghiệm, thì tư tưởng, âm mưu chiến lược của Trung Quốc là đáng chú ý.
Việc phát triển tàu sân bay của Trung Quốc mặc dù chậm so với Ấn Độ, nhưng Trung Quốc lại dẫn trước trên phương diện tàu ngầm hạt nhân về động cơ hạt nhân, vì vậy có thể lựa chọn động cơ hạt nhân.
Khái niệm “tàu sân bay dùng cho huấn luyện và thử nghiệm” như Trung Quốc nói hoàn toàn không phải là tàu chiến cá thể đơn nhất, mà là đã phản ánh kế hoạch tàu sân bay tổng thể của Trung Quốc.
Nếu phương hướng nghiên cứu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc là để chống lại Hải quân Mỹ từ đó sử dụng động cơ hạt nhân và thiết bị phóng đạn, thì việc cải tạo tàu sân bay Varyag có vẻ như thích hợp và dễ áp dụng nhất với TQ.
Về máy bay trang bị cho tàu sân bay, đã có những hình ảnh máy bay chiến đấu J-15 và máy bay trực thăng Z-8 xuất hiện trên đường băng tàu sân bay này.
Mặc dù có người cho rằng đó là những mô hình, nhưng như một chuyên gia quân sự đã nói, huấn luyện trên đường băng có thể tiến hành ở các công trình mô phỏng trên mặt đất, vì vậy máy bay xuất hiện trên tàu phải là máy bay thật dùng để thử nghiệm cất cánh trên biển.
Một nhân sĩ Bắc Kinh từng là phi công của Không quân Trung Quốc cho biết, nếu thực sự là mô hình dùng để huấn luyện, thì hoàn toàn không có ý nghĩa khi đưa lên boong tàu.
Máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc |
Mô hình của máy bay chiến đấu J-15 là phiên bản sap chép máy bay chiến đấu Su-33 của Nga, nhưng đã cải tiến radar, thiết bị cảm biến và vũ khí.
Bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu J-15 đạt 430 dặm Anh (khoảng 692 km), nhưng do áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, vì vậy không thể chở đầy nhiên liệu và vũ khí.
Hơn nữa, phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu không thể dùng cho máy bay cảnh báo sớm hạng nặng E-2C. Vì vậy, Trung Quốc có thể sử dụng máy bay trực thăng Z-8 mang theo radar cảnh báo sớm và hệ thống kiểm soát hàng không để đảm đương nhiệm vụ cảnh báo sớm.
Về khả năng phòng không, báo chí TQ "tự tin" đến mức quá thể khi rằng "sau khi cải tạo, khả năng phòng không của tàu sân bay này có thể nói là đã vượt tàu sân bay lớp Nimitz (!?). Lý do được đưa ra là, tàu sân bay này trang bị 3 bộ tên lửa HHQ-10, tầm phóng của những tên lửa này được mở rộng, có thể đối phó với các loại tên lửa chống hạm của đối phương, đồng thời có khả năng đánh chặn mục tiêu siêu âm!".
Tân Hoa xã khoe khoang cho rằng, "tàu này trang bị 3 bộ hệ thống phòng thủ tầm gần kiểu 1130. Thông thường cho rằng, hệ thống phòng thủ tầm gần kiểu 730 của Hải quân Trung Quốc ưu việt hơn hệ thống Phalanx của Mỹ và Nhật Bản.
Hệ thống 1130 là phiên bản cải tiến của hệ thống 730, tốc độ phóng đạt mỗi phút một vạn phát, có thể tạo nên màn đạn dạy đặc với phạm vi lớn, có thể bảo đảm độ an toàn cho tàu sân bay có hiệu quả. Hệ thống phòng thủ tầm gần kiểu 1130 là pháo phòng không tầm gần mạnh nhất trên thế giới hiện nay".
Máy bay chiến đấu J-15 |
Về khả năng tấn công, khả năng tấn công của tàu sân bay tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của máy bay trang bị cho nó. Đường băng của tàu sân bay này có thể mang theo 16 máy bay chiến đấu J-15.
Nếu tên lửa P-700 Granite được trang bị vốn có trước đây bị dỡ bỏ và đổi thành kho chứa máy bay, thì diện tích kho chứa máy bay có thể đạt 5.500 m2, có thể chứa 22 máy bay chiến đấu J-15. Tàu sân bay này còn có thể mang theo 5 máy bay cảnh báo sớm, 16 máy bay trực thăng hoặc máy báy huấn luyện L-15. Con số này đã vượt tàu sân bay Kuznetsov của Nga và tàu sân bay De Gaulle của Pháp.
Mỗi hạm đội đều có tàu sân bay?
Về động lực, nghe nói khi bán trước đây, tàu sân bay Varyag không có thiết bị động lực (động cơ). Có tin cho biết, Trung Quốc từng mua của Ukraina động cơ và thiết bị động lực dùng cho tàu sân bay. Về điểm này, tàu sân bay kiểu mới do Trung Quốc tự sản xuất có thể sử dụng tua-bin khí cỡ lớn do Ukraina chế tạo, điều này có nghĩa là tàu sân bay Varyag hoàn toàn không trang bị động cơ kiểu này.
Nếu sử dụng 2 bộ tua-bin hơi nước như thiết kế ban đầu, tàu này có tốc độ cao nhất đạt 29 hải lý/giờ. Điều này sẽ tạo được đầy đủ gió trên đường băng khi máy bay cất cánh, có lợi cho máy bay có được lực nâng nhiều hơn.
Tàu sân bay Liêu Ninh trong ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 2012 |
Được biết, Trung Quốc hiện đang chế tạo chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên tại Thượng Hải, dự kiến đưa vào hoạt động cuối tháng 9/2014. Sau đó, Trung Quốc sẽ còn chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2021.
Trước đây, Liên Xô đã thiết kế tàu sân bay động cơ hạt nhân Ulyanovsk dựa trên nền tảng tàu sân bay Varyag, nhưng công trình tàu sân bay Ulyanovsk vừa mới hoàn thành đã bị chấm dứt bởi Liên Xô tan rã. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, Trung Quốc đã có được bản thiết kế tàu sân bay Ulyanovsk từ Ukraina.
Có nguồn tin từ Quân đội Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục chế tạo 3-4 tàu sân bay tiếp theo, lúc đó mỗi hạm đội đều sẽ có biên đội tàu sân bay hoạt động riêng rẽ để phục vụ các mưu đồ chiến lược trên các vùng biển và đại dương.
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA