Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Việt Nam. |
Tân Hoa xã trích dẫn một phần của bài viết đăng trên tờ tuần báo "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 31 tháng 7 mang tên "Khách hàng vũ khí đáng tin cậy nhất của Nga" của tác giả Nicola Novichkov.
Bài viết cho rằng, Việt Nam sử dụng vũ khí Nga đổi mới trang bị của quân đội vừa có thể tạo sự bảo đảm cho bảo vệ an ninh quốc gia, vừa có thể bảo vệ các khu vực sản xuất dầu mỏ và khí đốt trên Biển Đông.
Theo dự đoán của chuyên gia, từ năm 2013-2017, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng mỗi năm là 6,5%, có năng lực tài chính để chi tiêu cho vũ khí trang bị cần thiết.
Dự đoán, trong giai đoạn 2013-2017, ngân sách quốc phòng của Việt Nam sẽ tăng 30%, từ 3,8 tỷ USD tăng lên 4,9 tỷ USD. Để thực hiện chiến lược đổi mới trang bị của Quân đội, Việt Nam hy vọng tiếp tục tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Chính vì vậy, Việt Nam trở thành một trong 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn của Nga.
Cần phải chỉ ra, tháng 8 tới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh sẽ thăm Nga tạo động lực mới cho hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.
Mặc dù sơ bộ phân tích các thỏa thuận hiện có giữa Việt-Nga cũng có thể chỉ rõ ra rằng, Việt Nam đứng vào hàng 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn hàng đầu của hàng hóa quốc phòng Nga hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.
Máy bay chiến đấu Su-30MK Không quân Việt Nam |
Theo Tân Hoa xã, trong 10 năm qua, Việt Nam tăng mạnh số lượng máy bay tiêm kích dòng Su, gồm 11 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK và 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2B. Hiện nay, Việt Nam được coi là khách hàng tiềm năng của máy bay tiêm kích kiểu mới Su-35.
Khách hàng đầu tiên của máy bay chiến đấu Su-35 có thể là Trung Quốc. Đàm phán về việc Nga bán 24 máy bay Su-35 cho Trung Quốc còn đang được tiến hành. Nếu Nga-Trung thuận lợi ký kết hợp đồng này, Việt Nam có thể cũng sẽ hy vọng nhanh chóng tăng số lượng máy bay chiến đấu của mình, tăng cường chất lượng của họ. Để bảo vệ chủ quyền biển Đông, Hà Nội có thể cũng muốn mua sắm ít nhất 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35.
Tân Hoa xã cho rằng, Hải quân Việt Nam đang thực sự "hăng hái" trên phương diện mở rộng thực lực. Trước năm 2016, Nga cung cấp cho Việt Nam 6 tràu ngầm động cơ thông thường lớp Kilo, hợp đồng này đang được thực hiện, dự kiến sẽ bàn giao cho Việt Nam lô 2 tàu ngầm đầu tiên trong năm 2013.
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đang chế tạo lô tàu hộ vệ Gepard 3.9 Type 11661 (2 chiếc) thứ hai cho Việt Nam. Hai tàu hộ vệ này sẽ bàn giao cho Việt Nam vào các năm 2016, 2017. Hợp đồng mua sắm được ký kết vào tháng 12 năm 2011.
Việt Nam có thể mua 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga |
Cuối năm nay, chiếc tàu tên lửa lớp "Tia chớp" (Molniya) Type 12418 đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam theo giấy phép của Nga sẽ bàn giao cho Hải quân Việt Nam. Dưới sự giám sát kỹ thuật của Cục thiết kế hải dương trung ương Rubin, nhà máy đóng tàu Vympel hỗ trợ Việt Nam sản xuất loại tàu tên lửa này.
Nhà máy này sản xuất bộ kiện và linh kiện tại Nga, sau đó vận chuyển đến Việt Nam lắp ráp cho lô 6 tàu tên lửa Type 12418 đầu tiên (6 chiếc).
Việt Nam muốn mua tổng cộng 10 tàu tên lửa Type 12418 trong đó 6 chiếc được lắp ráp, chế tạo tại Việt Nam. Nhà máy đóng tàu Vympel từ năm 2010 bắt đầu vận chuyển bộ kiện và linh kiện 6 tàu tên lửa này cho Hà Nội, quá trình này sẽ kéo dài đến năm 2016.
Căn cứ vào hợp đồng do Việt-Nga ký kết, sau khi hoàn tất lắp ráp 6 tàu tên lửa này, Việt Nam còn có thể thực hiện quyền lựa chọn ưu tiên, tiếp tục lắp ráp 4 tàu tên lửa loại này.
Ngoài tàu chiến, Nga còn cung cấp trang bị huấn luyện cho Việt Nam. Chẳng hạn, tổ hợp nghiên cứu khoa học - sản xuất Avrora đang xây dựng Trung tâm huấn luyện mô phỏng tàu ngầm số hóa mới nhất cho Việt Nam, đào tạo thủy thủ cho tàu ngầm diesel lớp Kilo của Hà Nội.
Trung tâm huấn luyện mô phỏng có kế hoạch đưa vào sử dụng vào mùa Thu năm 2013, tháng 11 sẽ đón tốp học viên đầu tiên.
Tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, Việt Nam đặt mua 6 chiếc, sắp được bàn giao 2 chiếc |
Giám đốc Tổ hợp nghiên cứu khóa học - sản xuất Avrora là Konstantin Shilov cho biết, trung tâm này nằm ở căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh của Việt Nam, có 2 tòa nhà, diện tích xây dựng trên 10.000 m2. Công tác chuẩn bị tại Nga đã hoàn thành, toàn bộ trang bị và phương tiện đang tiến hành lắp ráp.
Tân Hoa xã cho rằng, Việt Nam cũng đã đề nghị xây dựng Trung tâm huấn luyện mô phỏng cho tàu tên lửa lớp Tia chớp và tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9.
Nga chuyển nhượng công nghệ quân sự cho Việt Nam hoàn toàn không chỉ giới hạn ở tàu tên lửa lớp Tia chớp. Chẳng hạn, Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật Nga và Việt Nam hợp tác sản xuất tên lửa chống hạm X-35; Công ty Irkut chuyển nhượng công nghệ sản xuất máy bay không người lái Irkut 200 cho Hiệp hội hàng không-vũ trụ Việt Nam.
Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn của Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo |
Tàu tên lửa lớp Tia chớp do Nga chế tạo |
Tên lửa phòng không S-300PMU2 của Việt Nam, do Nga chế tạo |
Việt Nam phát triển máy bay không người lái |