Đại diện cho giáo dục Đại học Nga sang Việt Nam lần này có Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Bách Khoa (Công nghệ) Povolzhskyi, Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Bách Khoa Nam Nga, Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Giao thông Vận tải Viễn Đông.
Trong thời gian này 3 Trường ĐH hàng đầu của Nga đã liên tục làm việc với Bộ GD & ĐH. Đến giới thiệu và quảng bá chính sách ưu tiên, học bổng với học sinh các trường: THTP chuyên “ Hà Nội – Amsterdam”, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Việt – Nga.
Các trường Đại học Nga cũng cho biết, hiện có 2 loại hình du học Nga dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Loại thứ nhất là du học tự túc. Với loại hình này, học sinh và gia đình sự tự túc mọi nguồn kinh phí (học phí, chi phí sinh hoạt, ăn ở đi lại). Những ứng viên chọn loại hình du học này có quyền chọn lựa bất cứ ngành học nào theo nhu cầu và năng lực cá nhân.
Đại diện một trong các trường đại học Nga thông báo các hình thức du học năm 2015. Ảnh Phương Thảo. |
Loại hình du học Nga thứ 2 là có học bổng toàn phần. Theo đó, năm nay phía Nga cấp cho Việt Bam 600 suất học bổng (năm 2013 là 420 suất), dự kiến sẽ tăng lên 650 suất vào năm 2015 và đến 1000 suất vào 2020. Loại học bổng này có 2 nguồn kinh phí, 1 từ nguồn của bạn (bao gồm học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt và 50 USD tiền mặt/tháng), cùng với 1 nguồn từ phía Bộ GD&ĐT (gồm vé máy bay và 420 USD/tháng). Nguồn học bổng toàn phần này chủ yếu dành cho cán bộ, viên chức trong các cơ quan quản lý. Các ứng viên cũng không có nhiều sự lựa chọn về ngành học (chỉ dành cho ngành quản lý nhà nước và quản lý kinh tế vĩ mô).
Ngoài ra còn có 1 nguồn học bổng dành cho các em học sinh có kết quả học tập tốt (điểm trung bình môn học 3 năm THPT từ 7,0 trở lên.
Riêng Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Việt Nam cũng có 2 dự án học bổng dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam đó là 50 suất học bổng dành cho các em có thành tích tốt nhất trong kỳ thi Olympic tiếng Nga và 25 suất học bổng dành cho những thí sinh có thành tích tốt nhất trong kỳ thi Olympic toán quốc tế (không bắt buộc biết tiếng Nga).
Cùng với các chương trình hợp tác nói trên, Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT Việt Nam đã bắt đầu thực hiện tại Việt Nam một dự án giáo dục lâu dài có tên “Các trường đại học Nga”.
Dự án nhằm tổ chức các hoạt động khác nhau hướng tới việc thiết lập và phát triển mối quan hệ trực tiếp giữa các trường đại học, thu hút những công dân trẻ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhằm đi du học Nga, giữ gìn quan hệ với những người tốt nghiệp các trường đại học và phổ thông ở Nga.