Có lẽ không nỗi đau nào lớn như nỗi đau của những ông bố bà mẹ mất đi đứa con của mình. Và nỗi đau mất con dường như đang được nhân lên gấp bội tại Hàn Quốc, trong bối cảnh số phận của hàng trăm học sinh mất tích trên chiếc phà chìm từ hôm 16/4 đang ở trong bàn tay của tử thần.
Theo CNN, nhiều người Hàn Quốc đang phản ứng một cách tiêu cực trước nỗi đau khổ bất hạnh đột ngột rớt xuống gia đình họ.
Nhiều bậc phụ huynh đang kiệt sức vì khóc thương và tuyệt vọng chờ đợi con họ trở về khi 4 ngày đã trôi qua mà không có một tin tức nào khả quan về khả năng còn có người sống sót. Một số khác nói họ không muốn sống nữa.
Một phụ nữ đã hét lên trong một cuộc họp của các quan chức hàng hải gần đây rằng: "Chúng tôi biết sống thế nào bây giờ?". |
"Nếu con trai tôi không trở về, tôi chỉ muốn nhảy xuống biển. Mỗi khi nghĩ tới cảnh con tôi đang nằm dưới biển, thì làm sao mà người mẹ như tôi có thể ăn hay uống được chứ. Tôi thấy căm ghét bản thân mình vì điều đó", CNN dẫn lời một bà mẹ cho biết.
Ở Hàn Quốc, tự tử là một mối đe dọa thực sự. Quốc gia này có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số 34 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Theo các chuyên gia, tâm lý cạnh tranh rất cao trong xã hội hoặc không sẵn sàng chấp nhận thất bại là những yếu tố góp phần làm gia tăng tỷ lệ này. Đó là một nền văn hóa mà xấu hổ giống như một gánh nặng và xã hội chấp nhận tự tử là vấn đề bình thường.
Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành kiểm tra sức khỏe tâm lý cho các gia đình có người thân mất tích cũng như các nạn nhân may mắn còn sống sót. Nhiều chương trình tư vấn tâm lý đã được triển khai.
Nhưng không ai tìm đến chúng tôi để được tư vấn. Các gia đình không quan tâm tới sự an toàn và hạnh phúc của họ", Han Kee Rae, một tình nguyện viên tâm lý học cho biết.
Các nhân viên tư vấn rất hy vọng nhiều người sẽ đến với họ để được giúp đỡ, đặc biệt là trong bối cảnh Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao.
Người ta cũng lo ngại rằng một số người có thể làm theo tấm gương của Phó hiệu trưởng trường Danwon, Kang Min-kyu, người đã nhận trách nhiệm về cái chết của các học sinh và tự sát ngay gần trung tâm cứu hộ sau khi được cứu sống khỏi chiếc phà chìm.
Vụ tự tử của ông không phải là đầu tiên và cũng không phải là người có chức vụ cao cấp nhất trong thời gian gần đây tại Hàn Quốc.
Cựu Tổng thống Roh Moo Hyun đã tự sát năm 2009 trong sự trỗi dậy của một vụ bê bối tài chính. Chủ tịch tập đoàn Hyundai Chung Mong Hun nhảy lầu tự tử trong cuộc điều tra tham nhũng năm 2003.
Sự tuyệt vọng đang hiện diện trong gần như tất cả các gia đình Hàn Quốc có người thân vẫn còn mất tích và đã qua đời. Đối với một số người, nỗi buồn là sự hỗn hợp của tức giận và tuyệt vọng.
Một phụ nữ đã hét lên trong một cuộc họp của các quan chức hàng hải gần đây rằng: "Chúng tôi biết sống thế nào bây giờ?"./.
Nguyễn Hường