Một vấn đề mà dự luận hết sức quan tâm đó là việc chất vấn và trả lời chất vấn trên nghị trường Quốc hội.
Trước đây, nhiều đại biểu và cử tri cho rằng, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn ngắn ảnh hưởng đến nội dung của hoạt động này.
Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn.
Theo Tổng thư ký Quốc hội - ông Nguyễn Hạnh Phúc trình bày điểm mới trong kỳ họp tới đây đó là việc tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội trong kỳ họp lần thứ 2 là tăng thời lượng thảo luận các dự án luật và thời lượng chất vấn và trả lời chất vấn.
Riêng nội dung chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được bố trí 3 ngày, tăng một ngày so với trước đây.
Theo kế hoạch, tổng thời gian dự kiến của kỳ họp Quốc hội tới đây là 21 ngày, trong đó không bố trí Đại biểu Quốc hội làm việc vào ngày thứ 7.
Quốc hội họp trù bị và khai mạc vào ngày 22/5, dự kiến khai bế mạc 20/6.
Kỳ họp tới dự kiến sẽ thông qua 13 Luật và cho ý kiến 4 dự án luật.
Chủ tịch Quốc hội đồng ý tăng thời lượng chất vấn và trả lời chất vấn của các Bộ trưởng trong kỳ hợp lần thứ 3 của Quốc hội khóa 14 ( Ảnh: Cổng Thông tin Quốc hội). |
Cho ý kiến chương trình kỳ họp lần thừ 3 của Quốc hội khóa 14, Chủ tịch Quốc hội - Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị: "Đồng ý chất vấn nâng lên 3 ngày nhưng không mở rộng thêm nội dung mà chỉ tập trung nâng thời gian tranh luận mà không tranh ngược.
Tiếp tục gắn trách nhiệm của Bộ trưởng cho tới khi hoàn tất trách nhiệm đến khi Quốc hội thông qua.
Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần thiết xem xét xử lý Nghị quyết nợ xấu và vấn đề này rất quan trọng".
Cũng đóng góp về nội dung kỳ họp Quốc hôi tới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội - Phùng Quốc Hiển cho rằng: "Đề nghị Chính phủ trình xem các chương trình nêu tại kỳ họp đã chuẩn bị đến đâu. Cụ thể, như Nghị quyết về xử lý nợ xấu, Nghị quyết bảo hiểm thất nghiệp.
Quốc hội phải cho ý kiến vào công trình trọng điểm quốc gia như chống ngập, đầu tư đường sắt Bắc Nam nhưng đến giờ chưa thấy Chính phủ trình.
Nếu chưa kịp trình phải dừng lại chưa thông qua, tức là phải thêm 6 tháng sẽ chưa giải ngân được, lại tốn thời gian, lãng phí nguồn lực".
Tham gia góp ý cho kỳ họp Quốc hội sắp tới, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng:
“Phải trình sớm các luật để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ lưỡng trước khi trình Quôc hội.
Trong kỳ họp thứ 3, khối lượng luật phải cho ý kiến rất lớn, chưa kể dự án hết sức lớn là Bộ Lật Hình sự nên đề nghị các Ủy ban cùng bắt tay vào cuộc ngay, vì thời gian còn rất ngắn;
Thời gian họp thông qua luật đề nghị dài hơn vì riêng công tác rà soát kỹ thuật cũng đã mất khá lâu".
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng thực hiện lời hứa và "không bắn chỉ thiên" |
Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp có ý kiến: “Khi xin ý kiến các bộ ngành, nhưng thời gian chờ rất lâu, khi có kết quả trả lời thì mỗi Bộ trả lời một khác”.
Do đó, bà Nga cho rằng: “Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp không thể đứng ra giải trình trước Quốc hội vì đây là ý kiến tập thể thường vụ Quốc hội hoặc của tập thể ban soạn thảo dự án luật thuộc nhiều bộ ngành.
Đề nghị thêm thời gian thảo luận Bộ Luật Hình sự (khoảng 3 ngày) để Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban Tư pháp có thời gian thảo luận thêm.
Trưởng Ban Dân nguyện - ông Nguyễn Thanh Hải thì đề nghị: “Việc báo cáo tình hình giải quyết kiến nghị cử tri và đơn thư tố cáo, theo luật thì sẽ được báo cáo vào kỳ họp cuối của năm.
Hiện đơn thư gửi đến rất lớn, có khoảng 20.000 đơn, 70% liên quan đến đền bù đất đai.
Qua giám sát, hiện việc thực hiện ở các địa phương còn chưa tốt, gây nên tình trạng mất an ninh trật tự như thời gian qua, nếu việc trình bày đơn thư được trình bày trước Quốc hội sẽ rất quan trọng. Kiến nghị tại kỳ họp tháng 10/2017 sẽ trình bày tại hội trường.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng: "Đề nghị tăng số ngày chất vấn kéo dài thời gian tranh luận. Mấy ngày nay, tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phức tạp, đề nghị đưa vào chương trình".