Tàu sân bay trực thăng 22DDH (trên) và tàu khu trục trực thăng Hyuga (dưới) |
Nhật Bản đã từng chế tạo tàu sân bay Hosho có ý nghĩa thực sự đầu tiên trên thế giới, cũng đã tự mình xây dựng được "lực lượng cơ động hàng không mẫu hạm" gào thét một thời trên chiến trường Thái Bình Dương.
Từ Kongo, Kirishima đến Ise, Hyuga, cùng với sự phục hồi từng bước của những chiếc tàu nổi tiếng thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày càng đến gần với giấc mơ hạm đội liên hợp khổng lồ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tàu khu trục trang bị trực thăng mang tên Hyuga được biên chế tháng 3 năm 2009 và tàu khu trục trực thăng mang tên Ise đưa vào hoạt động tháng 3 năm 2011 đều được cho là "bán tàu sân bay" của Nhật Bản, còn tàu sân bay trực thăng 22DDH được chế tạo từ tháng 1 còn lớn hơn chúng nhiều, dài tới 248 m, rộng tới 38 m, lượng giãn nước đầy là 27.000 tấn, kích cỡ gần như lớn hơn 50% so với tàu lớp Hyuga.
Về tên gọi chính thức, tàu 22DDH vẫn gọi là tàu khu hộ vệ trực thăng. Chiếc "tàu hộ vệ" có lượng giãn nước đầy trên 20.000 tấn này sẽ là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, thậm chí vượt cả một số tàu sân bay hạng nhẹ hiện có, như tàu sân bay lớp Invincible của Anh.
Còn so với các quốc gia sở hữu tàu sân bay ở châu Á đã chính thức đưa vào sử dụng như Ấn Độ, Thái Lan, tàu 22DDH của Nhật Bản là tiên tiên nhất, bất kể là về động cơ, hệ thống điện tử và vũ khí trang bị hay là các chức năng như tác chiến đối không, đối hải và vận tải cứu nạn.
"Bán tàu sân bay" mới nhất của Nhật Bản |
Tư tưởng chiến tranh biển cốt lõi của đảo quốc
Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã mất đi hầu như toàn bộ lực lượng hải quân, vị thế hải quân của họ từng một thời xưng bá Thái Bình Dương đã nhanh chóng tụt hậu, trở thành lực lượng canh phòng bờ biển.
Mặc dù do nhu cầu chính trị của Chiến tranh Lạnh, sau thập niên 50 của thế kỷ trước, Mỹ tiếp tục giúp đỡ Nhật Bản, Nhật Bản cũng tận dụng cơ hội này để khôi phục sức mạnh quân sự của mình. Nhưng, Mỹ căn bản đã vô tình xây dựng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trở thành một lực lượng trên biển mạnh có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến độc lập.
Trái lại, Mỹ luôn đối xử Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản như một "tiểu đệ" ở Tây Thái Bình Dương của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhiệm vụ được Hải quân Mỹ phân công cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là săn ngầm, hộ tống, yêu cầu Lực lượng Phòng vệ Biển bảo đảm an toàn các tuyến đường hàng hải ở Tây Bắc Thái Bình Dương, phong tỏa căn cứ hải quân của Liên Xô ở Viễn Đông, đề phòng tàu ngầm Hải quân Liên Xô tiến ra Tây Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh chiến thuật như vậy, việc xây dựng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã thiên về săn ngầm, quét mìn trong thời gian dài, phần lớn tàu chiến và máy bay của họ đều lấy tác chiến săn ngầm làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, tình hình chính trị thế giới đã có sự thay đổi to lớn: sự tan rã của Liên Xô làm cho phương hướng phòng thủ của Mỹ-Nhật đã có sự thay đổi tương đối lớn, từ đề phòng sự bành trướng từ phía bắc chuyển tới hướng tây nam, tức là phòng bị cường quốc mới nổi ngày càng trỗi dậy - Trung Quốc.
So sánh tàu sân bay trực thăng 22DDH, Hyuga Nhật Bản với tàu chiến chủ lực của các nước, các thời kỳ |
Vì vậy, tư duy xây dựng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã có một số thay đổi, từ đơn thuần theo đuổi chống tàu ngầm trở thành theo đuổi năng lực ứng phó với các loại khủng hoảng, điểm này có thể nhìn thấy vào việc họ trang bị tàu khu trục Aegis.
Mặc dù năng lực tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã được tăng cường tương đối lớn, nhiệm vụ ứng phó cũng ngày càng đa dạng hóa, nhưng tác chiến săn ngầm truyền thống vẫn là quan trọng nhất, làm tốt vai trò chống tàu ngầm cho Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vẫn là sứ mệnh chủ yếu của họ.
Vì vậy, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đặc biệt coi trọng chế tạo phương tiện mang theo máy bay trực thăng săn ngầm, đã từng trang bị tàu khu trục trực thăng lớp Haruna và Shirane có khả năng mang theo máy bay trực thăng tương đối mạnh. Tàu 16DDH và 22DDH đến nay vẫn là sự tiếp tục của tư duy này.
Từ Osumi đến Hyuga: Cụm tàu sân bay hạng nhẹ liên tục mở rộng
Vào năm 1992, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã đưa ra phương án tàu chiến đổ bộ lớp mới, đây chính là tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi. Chính quyền Nhật Bản gọi lớp Osumi là tàu vận tải kiểu mới, ý là nói nó thuộc loại tàu vận tải đổ bộ.
Nhưng, do nó áp dụng kiến trúc tầng trên kiểu "đảo", có đường băng nối thẳng, làm cho ngoại hình của nó rất giống tàu tấn công đổ bộ hoặc tàu sân bay hạng nhẹ, vì vậy từ khi phương án được đưa ra đã gây ra không ít tranh luận. Truyền thông trong nước Nhật Bản từng không giấu giếm nói thẳng rằng, tàu Osumi có khả năng cải tạo thành tàu sân bay hạng nhẹ.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi, Nhật Bản |
Khi nhìn lại gần 20 năm qua Nhật Bản ra sức tăng cường sức mạnh Lực lượng Phòng vệ Biển, một số tạp chí quốc phòng uy tín quốc tế cho rằng, tàu lớp Osumi trong tương lai có thể sẽ cải tạo hoặc đổi dùng làm tàu sân bay hạng nhẹ.
Đối với cách nói "tàu tấn công đổ bộ" hoặc "tàu sân bay hạng nhẹ", chính quyền Nhật Bản lấy nhiều lý do để phủ nhận, lý do thứ nhất là trên tàu chỉ có thể lâm thời mang theo 2 máy bay trực thăng cỡ lớn, không có kho chứa máy bay và năng lực sửa chữa máy bay, có sự khác biệt khá xa so với năng lực đổ bộ thẳng đứng và chi viện hỏa lực đường không mạnh cần có thường thấy ở tàu tấn công đổ bộ.
Thứ hai là tàu này có năng lực thông tin chỉ huy trình độ như tàu khu trục và tàu hộ vệ, không trang bị hệ thống chỉ huy để lực lượng đối đất, đối hải, đối không tiến hành chỉ huy và điều khiển như tàu tấn công đổ bộ.
Nhưng, ngoài lượng giãn nước tương đối nhỏ (lượng giãn nước đầy là 14.700 tấn, lớp Wasp của Mỹ là 40.000 tấn, của Italia và Anh là 20.000 tấn), nó đã có tất cả các đặc trưng của tàu tấn công đổ bộ, như đường băng nối thẳng, khoang hàng hóa, thiết bị sinh hoạt của lực lượng đổ bộ, sử dụng máy bay trực thăng và tàu đổ bộ đệm khí để tiến hành tác chiến đổ bộ...
Lượng trang bị lớp Osumi hoàn toàn không nhiều, tàu 16DDH kịp ra đời
Trong hàng ngũ tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, nhiệm vụ thực tế nhất của tàu Hyuga là thay thế cho tàu khu trục trực thăng lớp Haruna và lớp Shirane, trở thành tàu mang theo trực thăng săn ngầm mới.
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, Nhật Bản |
Ban đầu thiết kế tàu này, Nhật Bản cho biết, trong tình hình thường ngày, tàu Hyuga có thể mang theo 2 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60K và 1 máy bay trực thăng vận tải/quét mìn cỡ lớn MCH101 (phiên bản sản xuất theo giấy phép của Nhật Bản đối với máy bay trực thăng EH101 của châu Âu).
Nhưng, từ thân tàu rộng lớn và đường bằng nối thẳng hoàn toàn của tàu Hyuga có thể thấy, năng lực chở thực tế của tàu này còn lớn hơn thế nhiều. Cùng với việc hạ thủy tàu này, Nhật Bản từng bước không còn che giấu mình nữa, thẳng thắn tuyên bố tàu Hyuga có thể mang theo 11 máy bay trực thăng các loại. Như vậy, khi tác chiến săn ngầm, phạm vi bao quát của nó sẽ vượt xa tàu Haruna và Shirane.
Ngoài ra, năng lực vận chuyển máy bay trực thăng mạnh giúp cho tàu Hyuga không chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ như săn ngầm, quét mìn, mà còn có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tấn công đối đất và điều động lực lượng thẳng đứng nhằm vào bờ biển "mục tiêu". Điều quan trọng nhất là, nó không cần tiến hành cải tạo như tàu lớp Osumi mà trực tiếp đóng vai trò tàu sân bay hạng nhẹ.
22DDH: "tàu hộ vệ" có thể mang theo máy bay F-35
Nhìn vào kế hoạch được định hình của Nhật Bản, trước hết tàu 22DDH lớn hơn nhiều tàu Hyuga, có độ dài là 248 m (so với 197 m), rộng 38 m (so với 33,4 m), thân tàu tăng lớn đã nâng cao tương ứng diện tích đường băng và kho chứa máy bay, như vậy đã làm gia tăng số lượng máy bay trang bị cho tàu, điểm này rất quan trọng.
Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của Mỹ |
Bởi vì, bao nhiêu máy bay là chỉ tiêu trực tiếp nhất đánh giá năng lực tác chiến của một chiếc tàu sân bay, ngoài ra đường băng tăng lớn không chỉ là diện tích, mà còn tăng về cường độ, tàu 22DDH yêu cầu có thể cất/hạ cánh máy bay trực thăng hạng nặng như MH-53E Sea Dragon, máy bay này có trọng lượng cất cánh tối đa trên 30 tấn, trong khi đó máy bay chiến đấu F-35B có trọng lượng cất cánh tối đa chỉ khoảng 27 tấn, vì vậy về cường độ đường băng, F-35B cất/hạ cánh trên tàu 22DDH không thành vấn đề.
Đồng thời, tàu 22DDH di chuyển hệ thống Phalanx ở đầu tàu về trước kiến trúc đảo tàu, như vậy đã tăng lớn hiệu suất sử dụng đường băng, đồng thời đã hủy bỏ thiết kế cắt trái của tàu Hyuga, đã hình thành thiết kế đường băng phẳng.
Ngoài ra, tàu 22DDH đã áp dụng máy lên xuống bên mạn tàu, ưu điểm của nó chính là không chiếm không gian đường băng, đồng thời không mở sàn tàu, đã nâng cao cường độ sử dụng của nó, quan trọng nhất chính là không ảnh hưởng đến cất cánh của máy bay, phù hợp hơn với với sử dụng máy bay cánh cố định.
Vì vậy, chỉ cần cải tạo đơn giản, tàu 22DDH sẽ có năng lực mang theo máy bay tác chiến cất/hạ cánh thẳng đứng F-35B. Mặc dù điều này hoàn toàn không thể so sánh với tàu sân bay cỡ lớn và vừa, nhưng đã là một đột phá lớn về năng lực tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, nhân cơ hội đó, tiến hành nghiên cứu chế tạo hệ thống chỉ huy, dẫn đường tự động hóa và hệ thống chỉ huy biên đội tàu sân bay, điều này rất có ý nghĩa đối với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản còn thiếu kinh nghiệm.
Máy bay trực thăng quét mìn hạng nặng MH-53E Sea Dragon của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Coi trọng săn ngầm cũng có thể đánh chiếm đảo
Có phân tích cho rằng, trong chiến lược "ngăn chặn khu vực" của Nhật Bản, tàu hộ vệ trực thăng trong đó có tàu 22DDH sẽ dùng để theo dõi, giám sát tuyến đường hàng hải hoặc vùng biển quan trọng, thậm chí dùng để săn ngầm và tác chiến đảo.
Máy bay trực thăng của tàu hộ vệ trực thăng Nhật Bản có thể tìm kiếm tàu ngầm, đồng thời có thể trinh sát tàu chiến địch ở ngoài tầm phóng của tên lửa chống hạm. Chính dựa trên nguyên nhân này, Nhật Bản mới không ngừng tìm cách sở hữu tàu chiến cỡ lớn có thể mang theo rất nhiều máy bay trực thăng.
Trước khi tiếp nhận máy bay F-35, tàu 22DDH có thể tuần tra lâu dài ở các vùng biển quan trọng khu vực "chuỗi đảo", sử dụng rất nhiều máy bay trực thăng săn ngầm làm "lính gác tầm xa", tiếp tục dồn nén không gian hoạt động của tàu ngầm và tàu chiến nước khác.
Theo truyền thông các nước, 2 tàu hộ vệ 22DDH theo kế hoạch chế tạo của Nhật Bản đều có thể mang theo 9 máy bay trực thăng, trong khi đó máy bay trực thăng săn ngầm SH-60K là mối đe dọa to lớn đối với tàu ngầm.
Trong chiến tranh đảo, tàu hộ vệ trực thăng tuy không có năng lực đổ bộ, nhưng có thể dựa vào máy bay trực thăng mà nó mang theo nhanh chóng điều động lực lượng tới các đảo nhỏ của Nhật Bản. Xét thấy các đảo tranh chấp giữa Nhật Bản với các nước láng giềng phần lớn có diện tích nhỏ bé, lực lượng đổ bộ quy mô lớn khó triển khai được, mô hình đổ bộ thẳng đứng lấy máy bay trực thăng làm phương tiện lại thực dụng hơn.
Đây sẽ là mối đe dọa rất lớn đối với Hải quân Trung Quốc, lực lượng quân sự đang tích cực bành trướng trên biển để đòi hỏi chủ quyền biển đảo theo chủ trương (có chỗ bất hợp pháp như “đường lưỡi bò”) của Trung Quốc.
Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60K Nhật Bản |