Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 5 dẫn tờ "Le Figaro" Pháp ngày 11 tháng 5 đăng bài viết "Đọ sức hải quân Trung-Ấn" của tác giả Emmanuel Deville.
Theo bài báo, ngày 2 tháng 5, Hải quân Pháp và Hải quân Ấn Độ đã kết thúc một cuộc diễn tập quân sự triển khai ở lân cận Goa, bờ biển phía tây Ấn Độ. Bắt đầu từ năm 2001, cuộc diễn tập quân sự mang tên Varuna này hầu như hàng năm đều được tiến hành.
Đối với Hải quân Ấn Độ - lực lượng triển khai chạy đua vũ trang với Trung Quốc, diễn tập quân sự Varuna năm nay được tiến hành đúng lúc. Hải quân Trung Quốc đã tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương.
Căn cứ vào một nghiên cứu của trường sĩ quan Hải quân Mỹ, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã tham gia các hoạt động quốc tế tấn công cướp biển Somalia và trong 4 năm đầu đã sử dụng nhiều tàu chiến và khoảng 10.000 lượt người.
Đối với Hải quân Trung Quốc - lực lượng 20 năm trước được các nhà quan sát đánh giá là "hạm đội phòng ngự ven bờ", thì hoạt động tộ tống biển xa nêu trên là một cuộc cách mạng.
Hải quân Ấn Độ đã sở hữu 2 tàu sân bay |
Đồng thời, Trung Quốc tìm cách xây dựng các cảng biển ở khu vực Ấn Độ Dương để tiếp tế cho tàu thuyền của họ: Từ cảng Gwadar ở bờ biển Pakistan phía đông đến Djibouti ở phía tây.
Trung tá Emmanuel Miller của Hải quân Pháp đã tham gia cuộc diễn tập quân sự Varuna, cho rằng: "20 năm trước, đi lại ở vùng biển này chỉ có tàu thuyền phương Tây. Đến nay, các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc đều có tàu chiến qua lại ở nơi đây".
Đối với Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ Dương là một tuyến đường hàng hải không thể bỏ qua. Để bảo đảm an ninh của tuyến đường kinh tế quan trọng này, Trung Quốc đang thúc đẩy hiện đại hóa hải quân.
Một báo cáo do Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ công bố trong năm nay chỉ ra, Trung Quốc năm 2014 bắt đầu chế tạo, hạ thủy và biên chế ít nhất 60 tàu. Cơ quan tình báo Hải quân dự đoán, nhịp độ chế tạo nhằm thay thế tàu cũ này năm nay sẽ còn tiếp tục.
Sĩ quan Hải quân Pháp Eric Chapron dự đoán: "Trung Quốc có một ngày có thể sẽ dựa vào lực lượng hải quân của họ để xây dựng quy tắc của họ và làm thay đổi luật lệ trên biển".
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra-2 của Hải quân Ấn Độ, thuê của Nga trong 10 năm |
Trong cuộc chạy đua marathon về vũ khí hải quân này, Ấn Độ đã mất đi thời gian. Một sĩ quan Hải quân Ấn Độ than phiền: "Trung Quốc có nhiều tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm hơn chúng tôi. Sau khi nghiên cứu chi tiết công nghệ của Nga, Trung Quốc chế tạo (sao chép) tại nhà máy của họ".
Mạch máu của sức mạnh quân sự là tiền: Năm nay, ngân sách chi tiêu quân sự của Trung Quốc khoảng 130 tỷ Euro (1 Euro khoảng 6,8 nhân dân tệ). Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Ấn Độ chỉ khoảng 35 tỷ Euro. Hơn nữa, ở Ấn Độ, quy trình đấu thầu mua sắm phức tạp và cứng nhắc.
Đầu năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ thừa nhận bản thân ông cũng bị “choáng”. Vì vậy, năm 2014, chi tiêu dùng cho mua sắm của Hải quân Ấn Độ không đến 80% ngân sách. Cho dù như vậy, các tướng lĩnh Hải quân Ấn Độ vẫn có đầy tham vọng.
Ấn Độ khi nào sẽ thực hiện được giấc mơ sở hữu lực lượng hải quân mạnh vẫn rất khó nói rõ. Ấn Độ hiện nay có 1 tàu sân bay của Liên Xô cũ được cải tạo, đó là INS Vikramaditya. Tàu sân bay nội địa đầu tiên chế tạo ở Ấn Độ - tàu INS Vikrant sẽ hoàn thành vào năm 2018 hoặc năm 2019. New Delhi đang tiến hành nghiên cứu tàu sân bay nội địa thứ hai INS Vishal.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Trung Quốc |
Trong lĩnh vực tàu sân bay, so với Trung Quốc, Ấn Độ không hề lạc hậu. Trung Quốc hiện nay chỉ có một chiếc tàu sân bay hạ thủy. Căn cứ vào quan điểm của Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ, Bắc Kinh cũng đang chế tạo tàu sân bay thứ hai, nhưng sẽ không dùng cho chiến đấu thực tế trước năm 2020.
Một nguồn tin quân đội từ Pháp cho rằng: "Tàu ngầm là một loại vũ khí kín tiếng nhưng chính xác. Đây là vũ khí đáng sợ nhất của hải quân". Trung Quốc sở hữu hơn 60 tàu ngầm, trong đó nhiều tàu là tàu ngầm động cơ hạt nhân có tính bí mật cao. Ấn Độ chỉ có 14 tàu ngầm cũ, trong đó có 1 tàu ngầm hạt nhân.
Cuộc diễn tập quân sự Varuna năm 2015 đặt trọng điểm vào tác chiến săn ngầm hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Một sĩ quan Hải quân Ấn Độ chỉ ra: "Pháp đứng ở vị trí dẫn trước trên lĩnh vực này. Sĩ quan của chúng tôi vừa được đào tạo ở trường của Pháp". Tóm lại, không thể bị người Trung Quốc kéo rộng khoảng cách.
Diễn tập quân sự liên hợp trên biển Varuna-2015 giữa Hải quân Ấn Độ-Pháp |