Tham vọng của ông Tập Cận Bình muốn độc chiếm Biển Đông mới thực sự là thách thức chính. |
Ngày 16/12 học giả Bonnie S. Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á và nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) bình luận trên trang The National Interest, kiểm soát (bành trướng, độc chiếm) Biển Đông là một phần của cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc", một khái niệm được Tập Cận Bình đưa ra và thường xuyên cổ súy - PV.
Trước đó học giả Linda Jakobson lập luận trong báo cáo của bà tại Viện Lowy rằng, sự cạnh tranh và quan liêu của rất nhiều lực lượng liên quan đến hàng hải ở Trung Quốc là yếu tố góp phần tạo ra căng thẳng và bất ổn ở Biển Đông, khiến hành vi của Bắc Kinh không thể đoán trước. Tuy nhiên theo bà Bonnie S. Glaser, đây không phải nguyên nhân lớn nhất gây ra bất ổn, mà thực tế chính tham vọng của Bắc Kinh thúc đẩy chủ quyền cùng các hành động mở rộng quyền kiểm soát (vô lý, phi pháp) đối với Biển Đông mới thực sự là thách thức chính.
Bonnie S. Glaser nhấn mạnh, rõ ràng Tập Cận Bình đã khẳng định rằng bảo vệ (cái gọi là) quyền và lợi ích hàng hải hay "kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ" là ưu tiên cao, cần được theo đuổi ngay cả khi Bắc Kinh tìm cách giữ ổn định và duy trì quan hệ tốt với các nước láng giềng.
Khi kết luận hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh không nên "từ bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc hy sinh lợi ích cốt lõi của Trung Quốc". Theo lập luận của Jakobson, sự thiếu phối hợp hành động của các ngành và địa phương Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đôi khi đã tạo ra sự nhầm lẫn về chính sách, ví như vụ phát hành bản đồ đường lưỡi bò (bất hợp pháp).
Nhà nổi công sự Trung Quốc xây bất hợp pháp trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam sau khi xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988. Hiện tại Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo và đặt căn cứ quân sự trái phép tại bãi đá này. |
Tuy nhiên, hành động hung hăng và gây mất ổn định khu vực đã được Trung Quốc tung ra phối hợp nhau một cách nhuần nhuyễn, bao gồm việc Bắc Kinh công khai hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (hoàn toàn không có tranh chấp) cũng như hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) biến đá thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Trong việc cải tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, Jakobson cho rằng động thái này có thể là một công cụ của chiến tranh pháp lý mà Bắc Kinh nhắm đến. Mục đích là củng cố tuyên bố của Trung Quốc về quyền hàng hải dựa trên các tính năng họ coi là đảo ở Biển Đông, chứ không phải một nỗ lực quân sự hóa ở Biển Đông. Tuy nhiên học giả Bonnie S. Glaser cho rằng, Trung Quốc đang theo đuổi cả 2 mục tiêu này cùng một lúc, cả pháp lý lẫn quân sự.
Bắc Kinh không thỏa mãn với tình trạng Biển Đông hiện tại và đang tích lũy dần khả năng để thay đổi tình hình có lợi cho họ. Vì vậy Bắc Kinh cẩn thận tránh dùng vũ lực và hy vọng sẽ cầm chân Mỹ ở Biển Đông. Một số chuyên gia mô tả chiến lược của Trung Quốc là "cắt lát xúc xích".
Tăng cường kiểm soát (bành trướng, độc chiếm bất hợp pháp) Biển Đông là một phần của (cái gọi là) giác mơ Trung Quốc hay phục hưng dân tộc Trung Hoa (mà Tập Cận Bình khởi xướng - PV), Bonnie S. Glaser bình luận.