Tờ Telegraph ngày 5/11 đăng phân tích của tiến sĩ Walter C. Ladwig III là giảng viên Quan hệ Quốc tế tại Đại học Hoàng gia London bình luận về thất bại của đảng Dân chủ và ông Obama trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Trong số tất cả các Tổng thống Mỹ 2 nhiệm kỳ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II đến nay, chỉ có George W. Bush bị thất sủng khi còn chưa kết thúc nhiệm kỳ, nhưng điều này đã lặp lại với Barack Obama và một câu hỏi lớn đặt ra, tại sao uy tín của ông Obama lại xuống dốc nhanh đến vậy.
Năm 2012 Barack Obama trở thành Tổng thống đầu tiên của đảng Dân chủ kể từ thời Roosevelt giành được đa số phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 liên tiếp. Tuy nhiên chỉ chưa đầy 2 năm sau, ngay cả một số ứng cử viên Thượng viện của đảng Dân chủ cũng tìm cách tách khỏi ông Obama. Thậm chí một số từ chối bỏ phiếu cho ông.
Ngoài nguyên nhân chủ yếu do chính sách điều hành nền kinh tế không mấy hiệu quả và các vấn đề đối nội, thì phong cách cầm quyền và đối ngoại của ông chủ Nhà Trắng cũng đã góp phần lớn làm giảm sự ủng hộ từ cử tri đối với Tổng thống.
Tổng thống thâu tóm quyền lực quản lý vĩ mô
Obama đã khăng khăng đòi giữ tất cả các quyền quyết định lớn và nhỏ, quyền lực tập trung hết vào Nhà Trắng. Điều này đã dẫn đến quá trình hoạch định chính sách hướng nội và còi cọc.
Các thành viên Nội các của Barack Obama và các cơ quan điều hành của họ thường bị loại khỏi việc ra quyết định. Ngay cả đảng Dân chủ và Quốc hội Mỹ cũng phải phàn nàn vì họ ít được Nhà Trắng tham vấn.
Nếu một Tổng thống có đủ quyền lực, năng lực phản biện và trí thông minh để tự mình ra mọi quyết định chủ yếu thì cũng chỉ có thể làm việc trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nối ám ảnh của ông Obama về việc phải kiểm soát các tắc nghẽn trong quá trình hoạch định chính sách đã khiến ông phụ thuộc vào đội ngũ cố vấn trung thành với cá nhân mình chứ không phải các chuyên gia độc lập.
Thâu tóm quyền lực, tự quyết định nhiều thứ cũng là nguyên nhân khiến Obama thất bại. |
Điều này khiến Obama rõ ràng khó có thể được tham mưu và phục vụ bởi một bộ máy cố vấn tốt nhất, thông minh nhất. Nguy cơ của phong cách cá nhân hóa cao độ này là Obama sẽ không có ai để đổ lỗi một khi mọi thứ đi sai đường.
Thất bại liên tiếp trong chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại là lĩnh vực Tổng thống Obama có quyền tự do nhất và là nơi ông thường có xu hướng tập trung nhiều hơn khi chương trình nghị sự đối nội bị đình trệ. Nhưng nó lại để lại nhiều hệ lụy đau đầu cho công chủ Nhà Trắng.
Chính việc kiểm soát chặt chẽ mọi quá trình ra quyết định của Nhà Trắng đã khiến Washington phản ứng chậm chạp hơn với một loạt các cuộc khủng hoảng quốc tế như "Putin phiêu lưu quân sự ở Ukraine, Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, nhập cư trái phép tràn lan từ Trung Mỹ, khủng bố IS trỗi dậy, sự bùng nổ của Ebola".
Hơn nữa một số trong những sự kiện này bắt nguồn từ sự thất bại trong chính sách của Nhà Trắng.
Ngay cả đội ngũ cựu quan chức cấp cao của Mỹ như Hillary Clinton, Leon Paneta hay Robert Gates cũng đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Obama thiếu chiến lược hay chậm chễ ra quyết định trong chính sách đối ngoại.
Nhiều người Mỹ đã mong đơi Tổng thống của họ thể hiện vai trò lãnh đạo của Washington trong vấn đề đối ngoại, nhưng thay vào đó họ chỉ thấy Nhà Trắng vẫn loay hoay với việc quản lý khủng hoảng.