Hiện nay, nghề công tác xã hội có vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng yếu thế (người ốm, người khuyết tật, người nghiện ma túy, người hành nghề mại dâm, người mắc HIV/AIDS…), đặc biệt trong quá trình phục hồi chức năng, chăm sóc tâm lý xã hội …
Do đó, người làm công tác xã hội ở bệnh viện có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt hơn cả. Trước hết, họ phải là người có tấm lòng nhân hậu, chín chắn, nhạy cảm với cảm xúc và suy nghĩ của người bệnh, không thiên vị, không phân biệt đối xử. Họ phải có kỹ năng tham vấn tâm lý, biết tôn trọng, chân thành và kiên nhẫn nhưng giữ tinh thần khoa học, khách quan. Đồng thời, họ là một nhân vật trung gian, đại diện cho cả hai phía, bệnh viện và bệnh nhân, thiết lập mối quan hệ bình đẳng có hiệu quả giữa hai phía, nâng cao hiệu quả điều trị.
Theo nhiều chuyên gia công tác xã hội, nghề công tác xã hội trong ngành y cần phát triển ở 3 cấp độ: cộng đồng, bệnh viện và ở cấp hoạch định chính sách. Trong đó, cấp độ bệnh viện cần người làm công tác xã hội nhiều nhất, bởi theo thống kê, cả nước ta hiện có hơn 1.000 bệnh viện với hơn 300.000 giường bệnh, gồm khoảng 40 bệnh viện trung ương, gần 350 bệnh viện cấp tỉnh với khoảng 200.000 giường bệnh.
TS. Hoàng Bích Hường - Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số - y tế (Bộ Y tế) cho biết: "Tình trạng thiếu nhân viên am hiểu các liệu pháp trị liệu về xã hội khá phổ biến ở các bệnh viện. Để triển khai tốt hoạt động công tác xã hội tại gần 1.000 bệnh viện trên, số nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp phải cần tới hàng chục nghìn người.
Trong khi đó, mô hình phòng công tác xã hội mới chỉ áp dụng ở một vài bệnh viện trong cả nước, người làm công tác xã hội trong bệnh viện thiếu. Nhiều bệnh viện chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội và các biện pháp trị liệu xã hội. Tại Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), bệnh nhân nhiễm HIV/AISD cũng có tới 200 người nhập viện hằng năm, gia đình phải thuê người chăm sóc. Những người làm dịch vụ này đều không có kỹ năng tư vấn, kiến thức chuyên môn và phòng hộ bản thân. Có thể nói, người làm công tác xã hội là rất cần thiết, đặc biệt là người phục vụ trong bệnh viện".
Để giải quyết tình trạng nêu trên, năm 2011, Bộ Y tế phê duyệt “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” với mục tiêu mang lại môi trường khám chữa bệnh thân thiện và hiệu quả. Phấn đấu đến hết năm 2015, 70% cán bộ lãnh đạo của các cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe và cam kết triển khai thực hiện tại đơn vị; 50% nhân viên tại các cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh có nhận thức đúng về vấn đền này.
Xây dựng thí điểm 4 mô hình tổ chức hoạt động công tác xã hội trong các bệnh viện tuyến trung ương, bao gồm 1 bệnh viện hạng đặc biệt, 1 bệnh viện đa khoa, 1 bệnh viện chuyên khoa có lợi thế (Ngoại, Phụ sản, Nhi…), 1 chuyên khoa đặc thù ít lợi thế (Tâm thần, U bướu, Lao...). Đồng thời, xây dựng thí điểm 6 mô hình tổ chức hoạt động công tác xã hội trong các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm 3 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh viện chuyên khoa.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã đề ra những kế hoạch cụ thể như: khảo sát thực trạng về nhu cầu triển khai nghề công tác xã hội trong ngành; đẩy mạnh truyền thông về vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế - dân số ở các cấp; đề xuất và ban hành các văn bản quy định liên quan đến tổ chức, cơ chế hoạt động, thang bảng lương, chế độ phụ cấp cho người làm công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy, bồi dưỡng chuyên đề về công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ y tế đang làm việc trong cơ sở y tế các cấp. Đặc biệt, sẽ liên kết đào tạo công tác xã hội về y tế cho cán bộ, học sinh theo các hệ của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Sau 2 năm triển khai, công tác xã hội trong ngành y tế đã xuất hiện tại một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Bước đầu hoạt động này đã góp phần cung cấp các thông tin theo yêu cầu của bệnh nhân và thân nhân người bệnh; kết nối bệnh nhân với các dịch vụ trong và ngoài bệnh viện; hỗ trợ sinh hoạt vận động đối với những bệnh nhân khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; kêu gọi cộng đồng giúp đỡ cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Có thể nói, công tác xã hội trong bệnh viện là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực công tác xã hội, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Đồng thời, việc thực hiện thành công “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” sẽ góp phần đáng kể cải thiện năng lực của hệ thống Y tế Việt Nam./.
Do đó, người làm công tác xã hội ở bệnh viện có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt hơn cả. Trước hết, họ phải là người có tấm lòng nhân hậu, chín chắn, nhạy cảm với cảm xúc và suy nghĩ của người bệnh, không thiên vị, không phân biệt đối xử. Họ phải có kỹ năng tham vấn tâm lý, biết tôn trọng, chân thành và kiên nhẫn nhưng giữ tinh thần khoa học, khách quan. Đồng thời, họ là một nhân vật trung gian, đại diện cho cả hai phía, bệnh viện và bệnh nhân, thiết lập mối quan hệ bình đẳng có hiệu quả giữa hai phía, nâng cao hiệu quả điều trị.
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: congtacxahoi.vn |
Theo nhiều chuyên gia công tác xã hội, nghề công tác xã hội trong ngành y cần phát triển ở 3 cấp độ: cộng đồng, bệnh viện và ở cấp hoạch định chính sách. Trong đó, cấp độ bệnh viện cần người làm công tác xã hội nhiều nhất, bởi theo thống kê, cả nước ta hiện có hơn 1.000 bệnh viện với hơn 300.000 giường bệnh, gồm khoảng 40 bệnh viện trung ương, gần 350 bệnh viện cấp tỉnh với khoảng 200.000 giường bệnh.
TS. Hoàng Bích Hường - Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân số - y tế (Bộ Y tế) cho biết: "Tình trạng thiếu nhân viên am hiểu các liệu pháp trị liệu về xã hội khá phổ biến ở các bệnh viện. Để triển khai tốt hoạt động công tác xã hội tại gần 1.000 bệnh viện trên, số nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp phải cần tới hàng chục nghìn người.
Trong khi đó, mô hình phòng công tác xã hội mới chỉ áp dụng ở một vài bệnh viện trong cả nước, người làm công tác xã hội trong bệnh viện thiếu. Nhiều bệnh viện chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội và các biện pháp trị liệu xã hội. Tại Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), bệnh nhân nhiễm HIV/AISD cũng có tới 200 người nhập viện hằng năm, gia đình phải thuê người chăm sóc. Những người làm dịch vụ này đều không có kỹ năng tư vấn, kiến thức chuyên môn và phòng hộ bản thân. Có thể nói, người làm công tác xã hội là rất cần thiết, đặc biệt là người phục vụ trong bệnh viện".
Để giải quyết tình trạng nêu trên, năm 2011, Bộ Y tế phê duyệt “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” với mục tiêu mang lại môi trường khám chữa bệnh thân thiện và hiệu quả. Phấn đấu đến hết năm 2015, 70% cán bộ lãnh đạo của các cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe và cam kết triển khai thực hiện tại đơn vị; 50% nhân viên tại các cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh có nhận thức đúng về vấn đền này.
Xây dựng thí điểm 4 mô hình tổ chức hoạt động công tác xã hội trong các bệnh viện tuyến trung ương, bao gồm 1 bệnh viện hạng đặc biệt, 1 bệnh viện đa khoa, 1 bệnh viện chuyên khoa có lợi thế (Ngoại, Phụ sản, Nhi…), 1 chuyên khoa đặc thù ít lợi thế (Tâm thần, U bướu, Lao...). Đồng thời, xây dựng thí điểm 6 mô hình tổ chức hoạt động công tác xã hội trong các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm 3 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh viện chuyên khoa.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã đề ra những kế hoạch cụ thể như: khảo sát thực trạng về nhu cầu triển khai nghề công tác xã hội trong ngành; đẩy mạnh truyền thông về vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế - dân số ở các cấp; đề xuất và ban hành các văn bản quy định liên quan đến tổ chức, cơ chế hoạt động, thang bảng lương, chế độ phụ cấp cho người làm công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy, bồi dưỡng chuyên đề về công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ y tế đang làm việc trong cơ sở y tế các cấp. Đặc biệt, sẽ liên kết đào tạo công tác xã hội về y tế cho cán bộ, học sinh theo các hệ của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Sau 2 năm triển khai, công tác xã hội trong ngành y tế đã xuất hiện tại một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Bước đầu hoạt động này đã góp phần cung cấp các thông tin theo yêu cầu của bệnh nhân và thân nhân người bệnh; kết nối bệnh nhân với các dịch vụ trong và ngoài bệnh viện; hỗ trợ sinh hoạt vận động đối với những bệnh nhân khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; kêu gọi cộng đồng giúp đỡ cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Có thể nói, công tác xã hội trong bệnh viện là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực công tác xã hội, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Đồng thời, việc thực hiện thành công “Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” sẽ góp phần đáng kể cải thiện năng lực của hệ thống Y tế Việt Nam./.
Theo Báo Đảng cộng sản việt nam