4 loại phương thức hình thành chiến tranh Đông Á trong tương lai

25/12/2014 08:47
Việt Dũng
(GDVN) - Bài viết nhấn mạnh đến lực lượng mới, phát triển không cân bằng, khủng hoảng, phân phối thu nhập, luật pháp và đạo đức, nhân tố Mỹ... liên quan chiến tranh.

Mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản đăng bài viết "4 loại phương thức làm cho xung đột có thể xuất hiện ở Đông Á" của tác giả Robert Farley.

Bài viết cho rằng, Viện nghiên cứu Pandia Calogeras - Bộ Quốc phòng Brazil đã tiến hành nghiên cứu đối với các phương thức hình thành chiến tranh tiềm tàng trước năm 2045, cho rằng, có vài loại xu thế có thể sẽ gây ảnh hưởng tới suy nghĩ về cách thức hình thành xung đột ở Đông Á.

Lực lượng mới ảnh hưởng tới an ninh

Hiện nay, đóng vai trò chính trong địa-chính trị trên đất liền và trên biển ở Đông Á là các quốc gia. Nhưng, giống như điều mà mọi người sớm biết được ở Trung Đông, Mỹ Latinh và các khu vực khác, các tập đoàn đa quốc gia và công ty địa phương có thể bất ngờ phủ bóng trên ma trận đe dọa.

Các phong trào ý thức hệ, tổ chức dân tộc, các nhóm tôn giáo và mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh sự tồn tại của họ ở châu Á-Thái Bình Dương, từ đó làm cho các vấn đề lo ngại của quốc gia không còn chỉ dừng ở những hòn đảo nhỏ không người ở. Sự phát triển của loại tình hình này có thể sẽ thúc đẩy triển khai hợp tác giữa các nước, đồng thời vì vậy làm thay đổi phương thức đưa ra kế hoạch chiến tranh của quân đội ở khu vực này.

Chiến tranh và phát triển không cân bằng

Xung đột tương lai của Đông Á sẽ xảy ra giữa các nước hay xuyên biên giới quốc gia? Sự phát triển kinh tế không cân bằng trầm trọng hơn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề này. Mặc dù giữa không cân bằng về kinh tế và xung đột rất khó vạch ra được một đường thẳng, nhưng tác phẩm gây tranh cãi của nhà kinh tế học Pháp Thomas Piketty đã đưa ra một số quan điểm đầy hiệu quả, tiềm ẩn.

Thomas Piketty cho rằng, mức độ phân phối của cải không cân bằng của rất nhiều quốc gia tiếp cận đến điểm cao nhất của lịch sử, điều này có thể sẽ dẫn đến vài nước xuất hiện “khủng hoảng chính quyền” mang tính hợp pháp, trong khi đó, những cuộc khủng hoảng này có thể sẽ gây ra rủi ro to lớn, thậm chí làm tan rã nội bộ chính quyền.

Đồng thời, Thomas Piketty nói rõ rằng, từ góc độ không cân bằng về của cải, chiến tranh giữa các nước lớn của thế kỷ 20 chứng minh là "xe lu vĩ đại" (xe lăn đường). Những cuộc chiến tranh này từng tàn phá vô số tài sản, đã làm suy yếu sức mạnh của vài đế quốc châu Âu, đồng thời gây ra lạm phát và thuế suất cao, nhưng tất cả những điều này lại đem đến phân phối của cải cân bằng hơn ngày nay.

Tiến bộ của pháp luật và đạo đức

Luật xung đột vũ trang vốn được xây dựng để quản lý xung đột giữa các nước, nhưng đối mặt với sự thay đổi của hình thức xung đột, phản ứng của nó rất chậm chạp. Trong 10 năm qua, điều giới luật pháp suy nghĩ chính về chiến tranh là làm thế nào xây dựng và vận dụng quy tắc để quản lý xung đột giữa các lực lượng nhà nước và phi nhà nước.

Những tranh cãi này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng quan trọng tới cách thức ứng phó chiến tranh của các nước Đông Á, nhưng một vấn đề lớn hơn đang xuất hiện lờ mờ: sự ra đời của hệ thống vũ khí tự động và bán tự động, sẽ tạo ra thách thức đối với cơ chế chỉ đạo sử dụng lực lượng vũ trang hiện có, thậm chí là trong xung đột giữa các nước.

Sau khi các nước tiếp nhận "sát thủ người máy", các quy tắc liên quan có theo kịp không? Những quy tắc này sẽ ảnh hưởng thế nào tới quyết sách của chính phủ? Nhưng, đặc điểm của luật pháp quốc tế chính là có thể không ngừng phát triển và điều chỉnh theo môi trường mới, có thể mọi người sẽ nhìn thấy sự điều chỉnh như vậy sau khi có nhận thức nhiều hơn về cuộc chiến chống khủng bố.

Năng lực phối hợp hành động của Quân đội Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ở mức độ rất lớn quyết định triển vọng xảy ra xung đột với Trung Quốc trong tương lai. Tương tự, tiến hành “hy sinh” để chia sẻ vũ lực, nguyện vọng tiếp nhận điều này của các nước đối tác sẽ có thể biểu hiện rõ nhất ở quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc của họ.

Tính tương thích về công nghệ chỉ là một phần của vấn đề, các nước đối tác cần hợp tác để đảm bảo tính ăn khớp về chiến thuật và hành động. Cuối cùng, họ còn cần xem xét trước những yêu cầu và cảnh báo của nhà cầm quyền chính trị.

Muốn xác định xu thế quân sự và an ninh sau khoảng hơn 30 năm xưa nay là rất nguy hiểm. Nhìn lại quá khứ, rất khó tưởng tượng các nhà phân tích vào năm 1985 có thể dự đoán thế nào về tình hình của năm 2015.

Việt Dũng