Hình ảnh máy bay chiến đấu J-11 được cho là đã đánh chặn máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của Hải quân Mỹ gần đây |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 12 dẫn tờ "Kanwa Defense Review" Canada đưa tin, tháng 8 năm 2014 máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Quân đội Mỹ khi đang bay trên biển cách đảo Hải Nam 220 km (135 hải lý) về phía đông, đã bị máy bay chiến đấu J-11BH thuộc căn cứ Gia Lai của sư đoàn 8 hàng không hải quân đảo Hải Nam đánh chặn ở cự ly gần, khoảng cách gần nhất chỉ 7 m (tuyên bố của Lầu Năm Góc), quan hệ quân sự Mỹ-Trung tiếp tục đặc biệt căng thẳng sau sự kiện va chạm máy bay trước đó.
Phân tích toàn bộ quá trình sự kiện, Kanwa cho rằng, Trung Quốc thực sự đã lập ra (cái gọi là) Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, chỉ là vẫn chưa công khai tuyên bố mà thôi.
Theo tình hình thực tế mà Kanwa nắm được, việc đưa ra Vùng nhận dạng phòng không có nguồn gốc từ sự kiện va chạm máy bay của Vương Vĩ, ban đầu có kế hoạch đồng thời thiết lập ở biển Hoa Đông, Biển Đông, sau đó thử nghiệm ở biển Hoa Đông trước. Do bị quốc tế phản đối, Trung Quốc mới đẩy lùi kế hoạch thiết lập Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không có (cái gọi là) Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông.
Kanwa cho rằng, do địa điểm đánh chặn nằm ở ranh giới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, sự tính toán cơ bản ban đầu trong thiết lập Vùng nhận dạng phòng không chính là yêu cầu ở vùng biển không có tranh chấp, lấy vùng đặc quyền kinh tế làm chuẩn, ở vùng biển có tranh chấp, lấy đường trung tuyến làm tiêu chuẩn.
Vì vậy, Trung Quốc rất có khả năng cũng đã lập ra "Vùng nhận dạng phòng không" ở Biển Đông. Chỉ để tránh bị quốc tế phản đối, đặc biệt là sự phản đối của các nước Đông Nam Á, Trung Quốc tạm thời tránh công khai tuyên bố. Năm 2014 là năm quan trọng Trung Quốc tổ chức APEC, Trung Quốc hy vọng tránh đối đầu.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông |
Trong khi đó, việc đánh chặn lần này cho thấy: Trung Quốc hy vọng máy bay trinh sát Quân đội Mỹ không được xâm nhập vùng trời của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Ở khu vực này, các loại hệ thống nghe lén của máy bay P-8 có thể sử dụng hiệu quả hơn. P-8 xuất hiện ở vùng biển 220 km đông nam Biển Đông có nghĩa là Hải quân Mỹ rất quan tâm đến tình hình triển khai, huấn luyện của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc. Kanwa suy đoán, trong tương lai, P-8 sẽ còn liên tiếp xuất hiện ở khu vực này.
Theo Kanwa, đảo Hải Nam đã trở thành khu vực quan trọng của Hải quân Trung Quốc, đã triển khai tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất và các máy bay chiến đấu như J-11BH, JH-7 ở đây. Đồng thời cũng là căn cứ tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc, tàu chiến mặt nước chủ lực của Hạm đội Nam Hải - hầu như toàn bộ tàu khu trục tên lửa Type 052C, tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 đều triển khai ở đây.
Từ hình ảnh vệ tinh tháng 11 năm 2013 cho thấy, ở căn cứ tàu ngầm hạt nhân đã triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 và 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094, chỉ riêng việc triển khai này đã trực tiếp liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, vì vậy máy bay P-8 sẽ xuất hiện ở khu vực này tiến hành trinh sát.
Theo Kanwa, điều tương đối quan tâm của hoạt động đánh chặn lần này là lực lượng điều động, nơi cách vùng biển này gần nhất đương nhiên là sân bay Lăng Thủy của sư đoàn 9, nhưng trang bị được điều động đánh chặn lại là máy bay J-11BH ở căn cứ Gialai, máy bay này thông qua phương thức mang theo 4 quả bom, 2 quả tên lửa PL-12 và 2 quả tên lửa PL-8, tiến hành đánh chặn đối với P-8.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông |
Kanwa phân tích, mãi đến tháng 12 năm 2012, Lăng Thủy vẫn triển khai 15 máy bay chiến đấu J-8II, đây có thể là nguyên nhân lần này điều động J-11BH tiên tiến hơn. Bởi vì, J-11BH có thể theo dõi P-8 trong thời gian dài, có thời gian ở trên không dài hơn rất nhiều so với J-8II.
Ở Gialai đã triển khai 24 máy bay chiến đấu dòng J-11, cách vùng biển xảy ra sự kiện lần này là 380 km. Sử dụng J-11BH có cự ly xa hơn P-8 để tiến hành theo dõi, cần tốc độ phản ứng tốt hơn, nếu không P-8 có thể rời khỏi.
Vì vậy, Kanwa phân tích, trước khi P-8 đi vào khu vực này đã bị radar mặt đất, thậm chí máy bay cảnh báo sớm chỉ huy trên không KJ-200 hải quân giám sát, thông qua liên kết dữ liệu chiến thuật, J-11BH tiếp nhận chỉ huy và bay lên tiến hành đánh chặn. Còn chiếc máy bay P-8A này cất cánh từ đâu, Lầu Năm Góc hoàn toàn không nói rõ.
Nhưng, từ năm 2013, P-8A đã được triển khai trước tiên ở căn cứ Okinawa, lần này cũng có thể cất cánh từ Okinawa. Điều này cho thấy trọng điểm giám sát của Quân đội Mỹ, Quân đội Nhật Bản không chỉ giới hạn ở biển Hoa Đông, ngay cả Biển Đông, thậm chí đảo Hải Nam cũng là khu vực trinh sát chính.
P-8A rất có thể ngay từ sau khi cất cánh không lâu đã bị radar bờ biển của Trung Quốc theo dõi, điều này có nghĩa là hệ thống quản lý kiểm soát chỉ huy của Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp (biển hoa Đông) đã thông báo động thái của P-8A cho Hạm đội Nam Hải.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc mang theo tên lửa đánh chặn máy bay săn ngầm P-8 của Quân đội Mỹ ở Biển Đông |
Máy bay J-11BH số 24 thực hiện theo dõi chính là phiên bản hải quân của J-11B, phiên bản này gây tranh cãi ở Nga. Nga cho rằng, sự xuất hiện của nó hoàn toàn không nằm trong phạm vi cho phép của thỏa thuận.
J-11BH đổi sang trang bị động cơ WS-10A có lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội là 12.800 kg. Các hình ảnh động công khai của Lầu Năm Góc cho thấy tốc độ tương đối nhanh của J-11BH, đã tiến hành chuyển hướng quẹo trái 90 độ trong khoảng 10 m trước mặt P-8, đồng thời đã lấy động tác lật nghiêng để phô trương vũ khí, người phát ngôn Lầu Năm Góc nói đây là hành vi "rất nguy hiểm". Do tốc độ của J-11BH nhanh hơn nhiều so với P-8A, vì vậy nó chiếm chủ động.
Nguồn tin tình báo Mỹ nói với Kanwa rằng: Họ cho rằng đây là "động tác lưu manh" của cá nhân phi công. Nhưng, Kanwa phân tích, đối với người Trung Quốc, đuổi theo máy bay Mỹ là nhiệm vụ chính trị rất phức tạp, cá nhân phi công của Không quân Trung Quốc có tính tự chủ nhỏ, dùng phương thức gì đánh chặn, đánh chặn như thế nào? Những vấn đề này, chỉ huy mặt đất, chỉ huy máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc rõ ràng đã tiến hành thiết kế và chuẩn bị chu đáo.
Người phát ngôn Quân đội Mỹ dùng mô hình để nói về sự kiện Trung Quốc dùng J-11 đánh chặn P-8A |
Kanwa còn giả thiết tiếp tục xảy ra sự kiện đuổi theo tương tự và xảy ra va chạm máy bay như năm 2001 và xuất hiện tình hình máy bay của Quân đội Mỹ rơi vỡ - còn phi công bị thiệt mạng, thì phía Mỹ sẽ phản ứng như thế nào? Kanwa cho rằng, nếu thực sự như vậy thì bất kể lý do gì, Quân đội Mỹ sẽ báo thù. Đặc biệt là nếu va chạm máy bay xảy ra ở vùng biển quốc tế, Quân đội Mỹ chiếm ưu thế có lợi trong luật pháp quốc tế.
Làm thế nào để báo thù? Sau sự kiện đánh chặn lần này, Mỹ đã lập tức điều cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70 đến châu Á, trong khi đó ở Nhật Bản đã có cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington.
Trong tương lai, không loại trừ khả năng máy bay chiến đấu Hải quân Mỹ hộ tống cho P-8A tiến hành theo dõi đối với Trung Quốc. Từ từng trường hợp của thời kỳ Chiến tranh Lạnh của thế kỷ trước có thể nhìn ra, hễ là sự kiện bị tấn công gây thương vong cho Quân đội Mỹ, Quân đội Mỹ đều đã tiến hành chiến đấu báo thù, không có ngoại lệ.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ mang theo tên lửa |
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Hải quân Mỹ |