Ấn Độ sẽ có các thủy phi cơ của Nhật Bản

19/11/2011 10:01
Trịnh Xuân Tuân (Theo Lenta)
(GDVN) - Chính phủ Nhật Bản vừa ban hành quyết định cho phép công ty quốc gia ShinMaywa tham gia đấu thầu cung cấp các thủy phi cơ cho Ấn Độ.

Tờ Indian Express ngày 18/11 cho hay Chính phủ Nhật Bản vừa ban hành quyết định cho phép công ty quốc gia ShinMaywa tham gia đấu thầu cung cấp các thủy phi cơ cho Ấn Độ. Đồng thời, Nhật Bản cũng đang xem xét thành lập một công ty liên doanh sản xuất với Ấn Độ. Trong lần đấu thầu này,  các công ty Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh với các công ty Bombardier của Canada và Beriev của Nga.

Thủy phi cơ SS-3I
Thủy phi cơ SS-3I

Nhật Bản đã công bố kế hoạch tham gia đấu thầu các thủy phi cơ của Ấn Độ vào tháng 10 năm 2011 trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Arakaparambila Kurian Antony tới quốc gia Đông Á này.

Theo các nguồn tin, ShinMaywa dự định cung cấp cho Ấn Độ các thủy phi cơ SS-3I. Chi tiết kỹ thuật của máy bay chưa được công bố rõ ràng. Theo  ShinMaywa, các thủy phi cơ này được chế tạo dựa trên biến thể động cơ thủy phi cơ US-1A và US-2 của Nhật.

Giấy phép tham gia đấu thầu của Ấn Độ đồng nghĩa với việc Nhật Bản quyết định thay đổi lệnh cấm cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho nước ngoài từ năm 1967. Tuy nhiên, sau đó chính phủ quyết định không sửa đổi các quy tắc trong lệnh cấm để ngăn chặn việc Quốc hội thông qua ngân sách nhà nước dự thảo cho năm 2011.

Hiện nay ở Nhật Bản có ba lệnh cấm xuất khẩu quân sự cơ bản. Các công ty trong nước đều bị cấm bán công nghệ quân sự cho các quốc ra ngoài chế độ, các nước tham gia vào các cuộc xung đột quân sự quốc tế, và các nước bị Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt.

Sau đó, trên thực tế, các quy tắc này đã phát triển thành một lệnh cấm với tất cả các hàng xuất khẩu quân sự. Ngoại lệ duy nhất là việc Nhật Bản bán công nghệ tên lửa cho Hoa Kỳ.

Trịnh Xuân Tuân (Theo Lenta)