Báo Mỹ: "ASEAN nên sử dụng ngoại giao pháo hạm"

09/08/2013 09:06
Đông Bình
(GDVN) - Các nước ASEAN cần tăng cường hợp tác hải quân hay "ngoại giao hải quân", tổ chức tập trận chung, đối phó các thách thức và mối đe dọa trên biển.
Tàu hộ vệ Gepard Việt Nam mua của Nga, lượng giãn nước là 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ
Tàu hộ vệ Gepard Việt Nam mua của Nga, lượng giãn nước là 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết tuyên truyền cho rằng, tình hình căng thẳng Biển Đông diễn ra liên tục. Philippines và một số quốc gia ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc muốn dựa vào ASEAN để "chống lại" Trung Quốc.

Trong khi đó, trang mạng "Valuewalk" Mỹ ngày 6 tháng 8 cho rằng, biện pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp biển ở Đông Nam Á chính là thúc đẩy thực hiện "ngoại giao hải quân", các nước có tranh chấp biển với Trung Quốc có thể dựa vào sự giúp đỡ của Indonesia để đánh bại thế “hung hăng dọa nạt” về mặt quân sự của Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, "ngoại giao hải quân" còn được gọi là "ngoại giao pháo hạm", nhiều nước lớn như Anh đều đã từng thúc đẩy thực hiện chính sách ngoại giao này để nâng cao vai trò ảnh hưởng quốc tế. Hiện nay, ở Biển Đông, lập trường của Trung Quốc làm cho một số nước ASEAN cảm thấy không thoải mái khi đơn độc đối mặt với Trung Quốc, đồng thời khả năng hai nước Trung-Mỹ đối đầu ở châu Á-Thái Bình Dương ngày càng lớn.

Hiện nay, tình hình này ở Đông Nam Á thúc đẩy thực hiện chính sách "ngoại giao hải quân" là thích hợp nhất. Hải quân các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ, hơn nữa thông qua tổ chức hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN, mối liên hệ giữa hải quân các nước sẽ được tăng cường.

Bài viết phân tích cho rằng, hiện nay, môi trường chiến lược phức tạp này ở Đông Nam Á đòi hỏi các nước ASEAN từ đối thoại, hợp tác đơn thuần chuyển sang hợp tác "kinh doanh". Trước đây, tại hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN, Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Indonesia, Thượng tướng Agus Suhartono đề xuất Indonesia sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN vào năm 2013.

Ngày 6 tháng 8 năm 2013, tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai mua của Mỹ đã về tới vịnh Subic của Philippines.
Ngày 6 tháng 8 năm 2013, tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai mua của Mỹ đã về tới vịnh Subic của Philippines.

Cuộc diễn tập quân sự lần này nhằm tăng cường hợp tác hải quân giữa các nước, để ứng phó tốt hơn với mối đe dọa và thách thức từ bên ngoài. Cuộc diễn tập chắc chắn mang màu sắc chính trị.

Điều này hầu như ám chỉ với bên ngoài rằng, ASEAN sẽ nâng cao mức độ hợp tác hải quân, bất cứ lúc nào cũng có thể ứng phó với các thách thức và mối đe dọa. Diễn tập liên hợp hải quân cũng là để làm cho các nước phối hợp tốt hơn, bảo vệ tốt hơn an ninh ở các vùng biển của Đông Nam Á.

Bài viết cho rằng, nếu cuộc diễn tập thực sự được tổ chức, trước tiên, Hải quân Indonesia chắc chắn cần phải bàn thảo các vấn đề cụ thể với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Indonesia. Như vậy, toàn bộ sự việc không chỉ liên quan đến quân sự, mà còn liên quan đến chính trị và ngoại giao.

Thứ hai, diễn tập liên hợp còn liên quan đến các vấn đề chi tiết như địa điểm diễn tập, phương án thao tác cụ thể của diễn tập. Là nước khởi xướng và tổ chức diễn tập liên hợp, Indonesia cần cân nhắc lợi ích quốc gia của mình. Còn phương án diễn tập tốt nhất chính là áp dụng "hành động quân sự phi chiến tranh". Điều này có thể tránh bị nhầm cho là cuộc diễn tập nhằm vào một nước nào đó.

Tàu hộ vệ Karet Satsuitubun của Hải quân Indonesia
Tàu hộ vệ Karet Satsuitubun của Hải quân Indonesia

Theo bài viết, đối với ASEAN, một cuộc diễn tập liên hợp mang tính khu vực sẽ đặt nền tảng cho hợp tác an ninh của các nước, tuyên bố với bên ngoài rằng ASEAN không chỉ có thể cho phép các nước bàn thảo “quốc sự” trong phòng hội nghị, mà còn có thể đoàn kết cùng đối phó với kẻ thù trên biển.

Đối với Indonesia, điều này vừa có thể nâng cao vị thế của Indonesia trong ASEAN, vừa có thể đạt được lợi ích kinh tế nhất định. Đề nghị diễn tập quân sự liên hợp là bước đi đầu tiên thúc đẩy thực hiện "ngoại giao hải quân" của Indonesia.

Còn hiện nay, điều cần phải làm trước tiên của Indonesia chính là hải quân làm tốt công tác chuẩn bị cho diễn tập quân sự, đồng thời phối hợp tốt với các bên liên quan lợi ích khác, tiếp theo là thuyết phục các nước thành viên tham gia cuộc diễn tập này.

Tàu khu trục lớp Leiku của Hải quân Malaysia
Tàu khu trục lớp Leiku của Hải quân Malaysia
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình