Báo Mỹ: Trung Quốc công khai phản đối Việt Nam mua tên lửa Club Nga

04/06/2015 14:37
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Trung Quốc đã giận dữ với cả Liên hợp quốc, Việt Nam và Nga về việc Nga bán 50 quả tên lửa Club cho Việt Nam, trước đó cũng rất giận dữ vì Nga bán 6 tàu ngầm..
Tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị tên lửa hành trình Club do Nga chế tạo
Tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị tên lửa hành trình Club do Nga chế tạo

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 2 tháng 6 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 31 tháng 5 đăng bài viết "Trung Quốc phản đối Việt Nam mua tên lửa Club cho tàu ngầm".

Theo bài viết, Trung Quốc lên tiếng giận dữ đối với Liên hợp quốc, Việt Nam và Nga về việc Nga bán tên lửa hành trình Club (bắn từ tàu ngầm) cho Việt Nam hiện chưa được công khai.

Năm 2009, Trung Quốc từng cảm thấy vô cùng tức giận đối với việc Nga bán 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo cho Việt Nam.

Nga và Việt Nam giữ im lặng đối với việc bán 50 quả tên lửa Club cho Việt Nam, nhưng cuối cùng thông tin vẫn được tiết lộ, một phần nguyên nhân là 28 quả tên lửa Club trong số đó và 3 tàu ngầm lớp Kilo đã cùng được bàn giao.

2 chiếc tàu ngầm lớp Kilo khác sắp bàn giao trong năm nay, chiếc tàu ngầm cuối cùng sẽ bàn giao cùng với số tên lửa Club còn lại.

Tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị tên lửa hành trình Club do Nga chế tạo
Tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị tên lửa hành trình Club do Nga chế tạo

Theo bài báo, giữa Trung-Việt có ân oán trong thời gian rất dài (Trung Quốc thời phong kiến hay khi đã là quốc gia xã hội chủ nghĩa đã nhiều lần dùng vũ lực xâm lược Việt Nam, luôn theo tà đạo bành trướng đại Hán), "có người" lo ngại Việt Nam sẽ sử dụng tên lửa Club để phát động tấn công cuối cùng đối với Trung Quốc - cho dù kết cục là thất bại. Sự lo ngại này có thể lý giải.

Tên lửa hành trình chống hạm 3M54 Club Nga cũng có thể dùng để tấn công mục tiêu trên đất liền, điểm này thực sự gây bất an cho Trung Quốc. Tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện nay đều sử dụng tên lửa Club. Được biết, loại tên lửa này rất có hiệu quả.

Trước đây, do tên lửa Club nhiều lần xảy ra sự cố trong quá trình 6 lần bắn thử vào năm 2007, dẫn đến Ấn Độ xảy ra tranh chấp với Nga. Mấy lần thử nghiệm tên lửa này đều được tiến hành ở bờ biển Nga, sử dụng tàu ngầm Sindhuvijay lớp Kilo của Ấn Độ.

Chiếc tàu ngầm này năm 2006 đến Nga tiến hành nâng cấp. Ấn Độ từ chối thanh toán chi phí nâng cấp, trừ phi Nga giải quyết vấn đề tồn tại của tên lửa Club (Nga cuối cùng đã giải quyết vấn đề). Ấn Độ là một khách hàng lớn của tên lửa Club.

Tàu chiến Hải quân Việt Nam tham gia diễu binh trên biển kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân
Tàu chiến Hải quân Việt Nam tham gia diễu binh trên biển kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân

Tên lửa chống hạm 3M54 nặng 2 tấn, bắn từ ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn phiên bản chống hạm của loại tên lửa này là 300 km, nhưng tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt 3.000 km/giờ.

Tên lửa 3M54 còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Tên lửa 3M54 phiên bản tấn công đối đất thực sự không có đặc điểm tốc độ cuối cùng rất cao, điều này làm cho lắp một đầu đạn 400 kg lớn hơn trở nên khả thi.

Khi tên lửa 3M54 tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm. Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.

Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây. Điều này làm cho vũ khí chống tên lửa hiện có rất khó bắn rơi nó.

Tàu ngầm, tàu nổi Hải quân Việt Nam tham gia diễu binh kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân
Tàu ngầm, tàu nổi Hải quân Việt Nam tham gia diễu binh kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân

Tên lửa 3M54 tương tự một số tên lửa chống hạm Nga thời đại Chiến tranh Lạnh, chẳng hạn 3M80 (tên lửa Sunburn) và P700 (tên lửa Shipwreck), những tên lửa này được cho là "sát thủ tàu sân bay".

Nhưng, việc phải bắn bao nhiêu tên lửa như vậy mới bắn trúng một tàu sân bay làm cho nó mất đi sức chiến đấu, cho đến bắn chìm tàu sân bay thì vẫn chưa rõ. Ngoài ra, chưa rõ tên lửa do Nga chế tạo có bao nhiêu kinh nghiệm chiến đấu, hơn nữa nó cũng nổi tiếng với những biểu hiện không ổn định.

Nghe nói, tàu chiến Trung Quốc không thể phòng ngự hiệu quả các cuộc tấn công của các tên lửa như Club. Đây chính là nguyên nhân Trung Quốc công khai phản đối Nga bán tên lửa Club cho Việt Nam.

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, trang bị 6 ống phóng ngư lôi, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm lớp Kilo có thể lặn sâu, tốc độ khi giảm tiếng ồn khoảng 5 km/giờ. Tốc độ khi lặn cao nhất có thể đạt 32 km/giờ.

Loại tàu ngầm này có thể mang theo 18 quả ngư lôi hoặc tên lửa hành trình chống hạm Club. Tàu ngầm lớp Kilo có đặc điểm tiếng ồn thấp, cộng với trang bị tên lửa hành trình, điều này làm cho tàu ngầm lớp Kilo vô cùng nguy hiểm đối với tàu sân bay Mỹ.

Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Hồ Chí Minh - được báo chí Trung Quốc cho là lực lượng trụ cột của Hải quân Việt Nam
Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Hồ Chí Minh - được báo chí Trung Quốc cho là lực lượng trụ cột của Hải quân Việt Nam

Như vậy, Trung Quốc tìm mọi cách để kiềm chế sự phát triển của Quân đội Việt Nam nhằm loại bỏ trở ngại cho mưu đồ và hành động độc chiếm Biển Đông của họ. Đây là điều đáng cảnh giác - PV.

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)