Báo Nga: Thế giới phải học cách sống chung với VK hạt nhân Triều Tiên

21/02/2013 14:42
Theo VOR
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên coi sự hiện diện của vũ khí hạt nhân như là một thứ đảm bảo rằng họ sẽ không phải chịu chung số phận đáng buồn của giới lãnh đạo Iraq và Libya.
Hình ảnh thủ đô Bình Nhưỡng - Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
Hình ảnh thủ đô Bình Nhưỡng - Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
Phản ứng của cộng đồng quốc tế trước vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên là hoàn toàn có thể dự đoán được. Các nhà ngoại giao tuyên bố những lời phản đối gay gắt, đe dọa đưa ra lệnh trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, trong tình huống thực tế, những điều này từ lâu đã quá quen thuộc và các phản ứng ngoại giao ấy hầu như không gây được ảnh hưởng gì với Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên bị trừng phạt quốc tế kể từ năm 2006. Trong thời gian này Bình Nhưỡng đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân và ba lần phóng tên lửa. Ngay cả "quyền lực mềm" cũng tỏ ra không hiệu quả, dù những người ủng hộ nói rằng nếu đối xử tốt với Bắc Triều Tiên, cung cấp viện trợ quốc tế một cách hào phóng và không bắt lãnh đạo Bắc Triều phải trả lời các câu hỏi như số tiền đó được sử dụng như thế nào và ai là người được nhận viện trợ, thì Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, chính sách này đã được thực hiện, lần đầu tiên trong các năm 1994-2002, và sau đó trong những năm 2007-2008, nhưng không thu được kết quả mong đợi, không có ảnh hưởng gì đối với tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và cuối cùng cũng thất bại
Bắc Triều Tiên đã tiến hành chương trình hạt nhân trong hơn nửa thế kỷ. Hầu như ngay từ khi mới bắt đầu, chương trình trước hết đã theo đuổi mục tiêu nhiệm vụ quân sự.

Có những căn cứ để nghĩ rằng người sáng lập nhà nước Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đã bắt đầu mơ ước về một quả bom hạt nhân vào cuối những năm 50.

Ít nhất là trong những năm 1980, các chuyên gia Liên Xô từng nghi ngờ định hướng quân sự của chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên và nhiều người đã lo ngại về nó.

Bình Nhưỡng chi cho chương trình hạt nhân hàng tỷ USD và hy sinh nhiều điều, nên sẽ là ngây thơ nếu mong muốn rằng giờ đây nước này sẽ từ bỏ chương trình đó dưới tác động từ phía bên ngoài hoặc chờ đợi để nhận viện trợ quốc tế.

Thực tế là nguyện vọng Bình Nhưỡng muốn sở hữu cơ chế quốc gia hạt nhân có lý do chính đáng. Ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên coi sự hiện diện của vũ khí hạt nhân như là một thứ đảm bảo rằng họ sẽ không phải chịu chung số phận đáng buồn của giới lãnh đạo Iraq và Libya.

Thứ hai, Bình Nhưỡng cũng nhận thức được rằng nếu không có vũ khí hạt nhân, khả năng tiến hành kiểu ngoại giao dựa trên sự đe dọa của Bắc Triều Tiên sẽ bị hạn chế.

Tranh luận với lập luận này là rất khó khăn, cũng như thuyết phục các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên rằng logic của họ sai lầm là chuyện không thể thực hiện được.


Điều này có nghĩa rằng thế giới bên ngoài có thể sẽ phải chấp nhận một điều không thể tránh khỏi và phải thừa nhận rằng, trước hết, Bắc Triều Tiên sẽ sớm trở thành một quốc gia tên lửa hạt nhân, và thứ hai, Bắc Triều Tiên sẽ vẫn là một quốc gia như vậy trong tương lai gần.

Thực tế như vậy không có gì tốt đẹp cho các quốc gia láng giềng của Bắc Triều Tiên, trong đó có Nga. Tuy nhiên, cần ôn lại câu danh ngôn cũ rằng chúng ta cần học cách chấp nhận những điều mà mình không thể thay đổi.

Điều này không có nghĩa là cộng đồng quốc tế nên từ bỏ tất cả mọi nỗ lực đối thoại với Bình Nhưỡng về vấn đề tên lửa và hạt nhân. Không thể ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân, nhưng vẫn có thể làm cho quá trình đó chậm lại và đặt nó dưới sự kiểm soát là việc hoàn toàn có thể.

Bắc Triều Tiên đã nhiều lần nói rằng sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân trong bất kỳ trường hợp nào, nhưng sẵn sàng đàm phán về hạn chế tiềm năng hạt nhân và tên lửa.

Nói cách khác, chúng ta có thể thỏa thuận để đóng băng chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, và việc thành lập kiểm soát quốc tế đối với các cơ sở hạt nhân ở Bắc Triều Tiên đổi lấy sự trợ giúp đáng kể về kinh tế và nhượng bộ chính trị từ các cầu thủ địa chính trị lớn.

Tất nhiên, thoả thuận này sẽ tốn kém tiền bạc – đáng tiếc là Bắc Triều Tiên không làm bất cứ điều gì miễn phí. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thương lượng là chuyện đáng làm và có thể tìm kiếm sự thỏa hiệp mà hai bên có thể chấp nhận được. Thỏa hiệp này có thể gây ra rất nhiều ý kiến phản đối có lý, nhưng hiện giờ dường như không có phương án lựa chọn nào khác. Đã đến lúc phải chấp nhận điều không thể tránh khỏi: cho dù muốn hay không muốn, thế giới vẫn phải học cách sống chung với hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Theo VOR