Cạnh tranh, răn đe vũ khí hạt nhân trên thế giới ngày càng nguy hiểm

21/12/2013 10:04
Việt Dũng
(GDVN) - 6 nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng của Nhật Bản có thể chiết xuất 9 tấn plutonium cấp vũ khí/năm, đủ chế tạo 2.000 đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa chiến lược mặt đất Minuteman-3 của Mỹ
Tên lửa chiến lược mặt đất Minuteman-3 của Mỹ

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 20 tháng 12 có bài viết cho rằng, ngay sau khi dư luận bên ngoài đồn Trung Quốc đã thử lần 2 tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41, ngày 18 tháng 12, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Karakayev cũng tuyên bố, Nga sẽ nghiên cứu chế tạo tên lửa xuyên lục địa cơ động đường sắt thế hệ mới, để ứng phó chương trình tấn công toàn cầu của Mỹ.

Nhìn lại tình hình hạt nhân thế giới năm 2013, mặc dù cộng đồng quốc tế trông đợi rất lớn đối với việc thực hiện một "thế giới không có vũ khí hạt nhân", mặc dù các cường quốc hạt nhân giương cao ngọn cờ "cắt giảm hạt nhân", nhưng điều được mọi người nhìn thấy lại là tình hình hạt nhân phức tạp hơn và đầy biến số.

Niên giám năm 2013 do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển công bố vào tháng 6 năm 2013 cho biết, tổng số đầu đạn hạt nhân toàn cầu đã giảm đi, trong đó Mỹ đã giảm từ 8.000 xuống còn 7.700 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1.722 đầu đạn hạt nhân được triển khai chiến đấu thực tế; Nga từ 10.000 giảm xuống còn 8.500 đầu đạn hạt nhân, triển khai chiến đấu 1.499 đầu đạn hạt nhân; Pháp có 300 đầu đạn hạt nhân, Anh có 225 đầu đạn hạt nhân, còn Trung Quốc có 250 đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn hạt nhân, trang bị cho tàu ngầm Mỹ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn hạt nhân, trang bị cho tàu ngầm Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 13 tháng 2 đọc Thông điệp Liên bang, nhấn mạnh cần cùng với Nga tiếp tục tìm kiếm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, cho biết, có thể sẽ cắt giảm đầu đạt hạt nhân đang triển khai xuống 1.000-1.100 đầu đạn.

Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ tháng 5 năm 2013 trình lên Quốc hội nước này báo cáo "Lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ", đã liệt kê chi tiết thực trạng lực lượng hạt nhân của Mỹ:

Lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mặt đất hiện có 450 quả tên lửa xuyên lục địa Minuteman-3, mỗi quả lắp 103 đầu đạn; có kế hoạch giảm xuống 420 quả, mỗi quả lắp 1 đầu đạn; tiếp tục thực hiện kế hoạch kéo dài thời hạn hoạt động, làm cho loại tên lửa này phục vụ đến năm 2030.

Hải quân Mỹ có 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trong đó 4 chiếc trang bị trang bị tên lửa hành trình phi hạt nhân, 14 chiếc lần lượt trang bị 24 quả tên lửa xuyên lục địa Trident-2, trong đó 5 chiếc triển khai ở khu vực Thái Bình Dương; tàu sân bay kiểu mới Ford có năng lực tác chiến hạt nhân đã bắt đầu đi vào hoạt động tháng 11.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ

Lực lượng máy bay ném bom chiến lược Không quân Mỹ có 19 máy bay ném bom B-2 và 94 máy bay ném bom B-52; máy bay ném bom B-1 không còn thực hiện nhiệm vụ tấn công hạt nhân, có kế hoạch giảm xuống còn 64 chiếc.

Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Gerasimov tháng 4 cho biết, lực lượng hạt nhân chiến lược vẫn là phương hướng ưu tiên trong phát triển của Các lực lượng vũ trang Nga, trong tương lai sẽ lấy hệ thống tên lửa chiến lược Topol-M và Yars, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược Su-95MC làm trọng điểm, xây dựng hệ thống răn đe hạt nhân chiến lược "tam vị nhất thể" hoàn thiện.

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đang từng bước đổi sang trang bị tên lửa xuyên lục địa thế hế thứ năm như Topol-M, RS-24 Yars và RS-26 Rubezh, có kế hoạch đến năm 2016 tăng tỷ lệ trang bị hệ thống tên lửa mới lên 60%, trước năm 2021 đổi sang trang bị toàn diện tên lửa mới. Hiện  nay, chủ lực vũ khí hạt nhân mặt đất vẫn là SS-18, SS-19 và SS-25.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Nga
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Nga

Anh sẽ kéo dài tuổi thọ hoạt động của tàu ngầm hạt nhân, đẩy nhanh chế tạo tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mới, tích cực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho tàu ngầm hạt nhân, nâng cao độ chính xác và khả năng điều khiển uy lực cho đầu đạn hạt nhân.

Pháp sẽ đẩy nhanh cải tạo tàu ngầm hạt nhân hiện có, phát triển tên lửa đạn đạo mới cho tàu ngầm, đổi mới chủng loại máy bay ném bom chiến lược, gia tăng nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình mới cho máy bay và đầu đạn hạt nhân có sức công phá nhỏ.

Có thể thấy, kho vũ khí hạt nhân ở trạng thái cảnh giới cao của các nước hạt nhân phương Tây xem ra số lượng có giảm đi, nhưng chỉ là đã chuyển vào trạng thái cảnh giới thấp, ưu thế hạt nhân của họ hoàn toàn không lung lay cùng với "cắt giảm vũ khí hạt nhân".

Theo thống kê của "Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược" mới, đến cuối tháng 10 năm 2013, trong các nước ở ngưỡng cửa hạt nhân, Ấn Độ có khoảng 80-110 đầu đạt hạt nhân, Pakistan có khoảng 90-110 đầu đạn hạt nhân nhân, Israel khoảng 80 đầu đạn hạt nhân, CHDCND Triều Tiên khoảng 10 đầu đạn hạt nhân (cũng có tài liệu nói là 6-8 đầu đạn). Các nước như Ấn Độ, Pakistan tích cực mở rộng quy mô kho vũ khí hạt nhân, nỗ lực xây dựng lực lượng "tam vị nhất thể".

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 Ấn Độ
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 Ấn Độ

CHDCND Triều Tiên hiện nay đã nắm chắc nguyên liệu hạt nhân và công nghệ vũ khí hạt nhân, có thể dựa vào 2 cơ sở nhiên liệu hạt nhân cấp chế tạo vũ khí để sản xuất mấy chục đầu đạn hạt nhân, có thể lắp những đầu đạn hạt nhân đã có cho tên lửa có thể tấn công Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Iran và CHDCND Triều Tiên vẫn đang từng bước thúc đẩy chương trình hạt nhân nội địa.

Ấn Độ cũng căn cứ vào kế hoạch phát triển nhanh chóng hệ thống vũ khí hạt nhân "tam vị nhất thể", trong 1 năm qua, các bước nhập khẩu nguyên liệu hạt nhân từ Mỹ, nhập công nghệ hạt nhân từ Nga của Ấn Độ không hề chậm lại tí nào. Pakistan tiếp tục đầu tư vốn lớn, ra sức tiến hành vũ khí hóa đầu đạn hạt nhân.

Truyền thông Nhật Bản ngày 11 tháng 3 tiết lộ, cùng tháng, Chính phủ Nhật Bản đã đưa vấn đề "khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân" vào báo cáo nội bộ. Có chuyên gia cho rằng, "nhìn vào cơ sở hạt nhân, công nghệ hạt nhân và nguyên liệu hạt nhân, Nhật Bản nghiên cứu chế tạo thành công vũ khí hạt nhân không có bất cứ trở ngại nào".

Tên lửa đạn đạo tầm xa Shaheen-2 Pakistan
Tên lửa đạn đạo tầm xa Shaheen-2 Pakistan

Theo tính toán, sản lượng plutonium hàng năm của 6 nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng có thể chiết xuất 9 tấn plutonium cấp vũ khí, đủ để chế tạo 2.000 đầu đạn hạt nhân, năng lực sản xuất này không thấp hơn Mỹ.

Có chuyên gia cho rằng, hiện nay, Nhật Bản có thể đã bí mật sản xuất hoặc đang sản xuất 2-5 thiết bị nổ hạt nhân có sức công phá 500.000-1.000.000 tấn, hơn hẳn CHDCND Triều Tiên và Iran không những về số lượng, mà còn về uy lực.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc được cho là lắp 10 đầu đạn
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 Trung Quốc được cho là lắp 10 đầu đạn
Việt Dũng