Cấp chỉ huy của tàu sân bay TQ tương đương 1 hạm đội tàu khu trục?

13/10/2012 07:00
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - "Chỉ huy và chính ủy của tàu sân bay Liêu Ninh đều mang quân hàm Đại tá, nên tàu chiến do họ chỉ huy sẽ là đơn vị cấp sư đoàn".
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Ngày 5/10, chuyên mục “Tin vắn Trung Quốc” trên trang mạng của Quỹ Jamestown Mỹ có bài viết cho rằng, cùng với việc Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động, cơ cấu tổ chức của cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai của Trung Quốc đã rõ ràng hơn.

Theo bài báo, những chi tiết lộ ra của tàu sân bay Liêu Ninh đã giúp giải thích một trong những yếu tố quan trọng nhất của “cách mạng quân sự” mấy chục năm tới của Quân đội Trung Quốc là cuộc “cách mạng tổ chức và cơ cấu”.

Sau khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đi vào hoạt động, phương Tây đánh giá về cơ cấu tổ chức của Quân đội Trung Quốc sẽ đặt trong bối cảnh cơ cấu lực lượng liên hợp hải-không quân.

Bài báo cho rằng, chỉ huy và chính ủy của tàu sân bay Liêu Ninh đều mang quân hàm Đại tá, điều này có nghĩa là, họ đều là sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn, tàu chiến do họ chỉ huy cũng là đơn vị cấp sư đoàn, điều này làm cho thứ hạng chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh trong Quân đội Trung Quốc tương đương với một hạm đội tàu khu trục, cao hơn một cấp so với tàu ngầm hạt nhân (cấp lữ đoàn/phó sư đoàn).

Tháng 10/2011, có nhà quan sát quân sự Mỹ đánh giá, tàu sân bay Trung Quốc là đơn vị cấp phó sư đoàn, việc đánh giá này là do họ cho rằng tàu sân bay có thể hoạt động trong một biên đội chiến thuật hải quân chỉnh thể, như vậy thuyền trưởng tàu sân bay sẽ báo cáo với Tư lệnh một hạm đội chỉnh thể.

Chỉ huy Trương Tranh và chính ủy Mai Văn của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đều mang quân hàm Đại tá.
Chỉ huy Trương Tranh và chính ủy Mai Văn của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đều mang quân hàm Đại tá.

Bài báo cho rằng, nếu như biên đội chiến thuật tàu sân bay Trung Quốc không bắt chước được cơ cấu tổ chức của Hải quân Mỹ, mà lấy cơ cấu tổ chức của Quân đội Trung Quốc làm nền tảng.

Là đơn vị cấp sư đoàn, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ có biên đội chiến thuật hải quân của nó, biên đội chiến đấu hải quân cấp thứ hai của nó sẽ được hợp thành bởi tàu hộ vệ.

Xét theo vai trò của tàu sân bay trong bất cứ lực lượng đặc phái nào, chỉ huy tàu sân bay Liêu Ninh trong phần lớn hoặc tất cả các hành động sẽ có thể đảm đương Tư lệnh biên đội chiến thuật liên hợp.

Cho nên, mặc dù cấp bậc của chỉ huy tàu sân bay tương đồng với sĩ quan chỉ huy của đội tàu hộ tống, nhưng họ sẽ có thể chỉ huy sĩ quan chỉ huy hạm đội cỡ nhỏ phối hợp theo.

Bài báo cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh là tàu chiến cấp sư đoàn có thể bố trí một liên đội máy bay chiến đấu, liên đội này có thể thấp hơn 2 cấp tàu sân bay, tức là cấp trung đoàn.

Sĩ quan chỉ huy lực lượng máy bay chiến đấu sẽ báo cáo trực tiếp với chỉ huy tàu sân bay, chứ không phải báo cáo với sĩ quan chỉ huy cụm chiến đấu tàu sân bay.

Đối với chỉ huy và chính ủy tàu sân bay, chỉ huy liên đội máy bay chiến đấu sẽ là một sĩ quan cấp dưới, điều này trên thực tế có nghĩa là, tàu sân bay cấp sư đoàn sẽ là một biên đội chiến thuật trên không-trên biển liên hợp.

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)