Chùm ảnh: Leng keng tàu điện Hà Nội thời Pháp thuộc

28/08/2012 07:00
Long Hy (Tổng hợp)
(GDVN) - Mỗi khi lẩm nhẩm câu hát “Nhớ tiếng leng keng tàu sớm trưa” thì bất cứ người Hà Nội nào cũng đều chạnh lòng nhớ về những chuyến tàu điện đã trở thành kỷ niệm khó quên. Dưới đây là phần một của loạt ảnh về tàu điện thời thuộc địa.
Cách đây hơn 1 thế kỷ, tàu điện được xây dựng ở Hà Nội. Tháng 5/1890, Công ty Điện địa Đông Dương xin phép chính quyền thực dân thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” thuộc vào Công ty này (tên Pháp là Usine de la Société des tramways électriques de L’ Indochine). Ảnh: Tàu điện chạy qua tháp Hòa Phong trước cửa Bưu điện Hà Nội ngày nay.

Cách đây hơn 1 thế kỷ, tàu điện được xây dựng ở Hà Nội. Tháng 5/1890, Công ty Điện địa Đông Dương xin phép chính quyền thực dân thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” thuộc vào Công ty này (tên Pháp là Usine de la Société des tramways électriques de L’ Indochine). Ảnh: Tàu điện chạy qua tháp Hòa Phong trước cửa Bưu điện Hà Nội ngày nay.

Đoạn đường ray tàu điện chạy qua tháp Hòa Phong trước Bưu điện Hà Nội.
Đoạn đường ray tàu điện chạy qua tháp  Hòa Phong trước Bưu điện Hà Nội.
Đường xe điện trên đường Đồng Khánh (phố Hàng Bài ngày nay), tòa nhà phía trước nay là Tràng Tiền Plaza.
Đường xe điện trên đường Đồng Khánh (phố Hàng Bài ngày nay), tòa nhà phía trước nay là Tràng Tiền Plaza.
Nhà máy xe điện đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê”. Ngày 13 tháng 9 năm 1900, tàu chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê. Chợ Đồng Xuân đông hẳn lên và suốt ngày nhộn nhịp. “Nhà tàu” hái ra tiền, thu bộn lợi. Ảnh. Xưởng tàu điện Thụy Khuê, đầu thế kỷ XX.

Nhà máy xe điện đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê”. Ngày 13 tháng 9 năm 1900, tàu chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê. Chợ Đồng Xuân đông hẳn lên và suốt ngày nhộn nhịp. “Nhà tàu” hái ra tiền, thu bộn lợi. Ảnh. Xưởng tàu điện Thụy Khuê, đầu thế kỷ XX.

Đường tàu điện trên đường Đồng Khánh (phố Hàng Bài ngày nay).
Đường tàu điện trên đường Đồng Khánh (phố Hàng Bài ngày nay).
Bến tàu điện tại Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội) năm 1960.
Bến tàu điện tại Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội) năm 1960.
Hệ thống chằng chịt đường ray xe điện tại Hà Nội khi đó
Hệ thống chằng chịt đường ray xe điện tại Hà Nội khi đó
Tàu điện bên cạnh Hồ Gươm.
Tàu điện bên cạnh Hồ Gươm.
Đường tàu điện chạy ngang qua Rạp Pathé, rạp chiếu bóng cổ nhất Hà Nội, cũng là cổ nhất Việt Nam và Đông Dương (1920) do một người Pháp là Aste bỏ tiền xây dựng rạp Pathé nằm bên trái đền Bà Kiệu, nhìn chếch sang đền Ngọc Sơn.
Đường tàu điện chạy ngang qua  Rạp Pathé, rạp chiếu bóng cổ nhất Hà Nội, cũng là cổ nhất Việt Nam và Đông Dương (1920) do một người Pháp là Aste bỏ tiền xây dựng rạp Pathé nằm bên trái đền Bà Kiệu, nhìn chếch sang đền Ngọc Sơn.
Xe điện và xe kéo là phương tiện giao thông phổ biến vào thời điểm đó
Xe điện và xe kéo là phương tiện giao thông phổ biến vào thời điểm đó
Trên phố Hàng Đường.
Trên phố Hàng Đường.
Đoàn tàu điện trên phố Hàng Dầu ngày nay, tòa nhà màu trắng chính là Rạp Pathé.
Đoàn tàu điện trên phố Hàng Dầu ngày nay, tòa nhà màu trắng chính là Rạp Pathé.
Xe điện chạy qua đê Yên Phụ
Xe điện chạy qua đê Yên Phụ
Trên phố Hàng Đường,
Trên phố Hàng Đường,
Tàu điện trên tuyến phố Hàng Đào - Đồng Xuân thời Pháp thuộc.
Tàu điện trên tuyến phố Hàng Đào - Đồng Xuân thời  Pháp thuộc.
Long Hy (Tổng hợp)