Chuyên gia TQ tự tin: Tên lửa Đông Phong-31 TQ vượt Minuteman-3 Mỹ

11/01/2015 10:36
Việt Dũng
(GDVN) - Năm 2014, vũ khí mũi nhọn của TQ ào ào xuất hiện, công nghệ nhiều đầu đạn độc lập lắp cho tên lửa chiến lược không phải quá khó, quan trọng là sử dụng.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc (nguồn Tân Hoa xã)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc (nguồn Tân Hoa xã)

Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 9 tháng 1 có bài viết cho rằng, tình hình quân sự ở các khu vực trên thế giới năm 2014 diễn ra không ngừng, chạy đua vũ trang cũng ngày càng quyết liệt, các loại vũ khí tiên tiến của các nước trăm hoa đua nở, ào ào xuất hiện, đã “chiếu một bộ phim” lớn về vũ khí làm chấn động dư luận, hơn nữa những vũ khí mũi nhọn mới của Trung Quốc cũng dồn dập xuất hiện, được dư luận quan tâm, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc nằm trong danh sách đó.

Tân Hoa xã cho rằng, dư luận nước ngoài đánh giá, việc bắn thử 2 loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A và Đông Phong-31B của Trung Quốc đã làm nổi bật hoạt động xây dựng lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của nước này.

Bài báo dẫn “truyền thông Nga” cho rằng, Trung Quốc kế tiếp sau Nga trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới có thể sản xuất tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu thể rắn kiểu cơ động lắp nhiều đầu đạn độc lập.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cũng tự tin khen nước mình cho rằng, nhìn vào tên lửa mặt đất, trên phạm vi thế giới, tên lửa Đông Phong-31 hoàn toàn là "thê đội 1".

Theo Đỗ Văn Long, Mỹ chỉ có tên lửa Minuteman-3 loại giếng phóng, do nó không thể trang bị trên xe lửa và ô tô, nên việc cơ động trên mặt đất của nó không có bất cứ ưu thế nào. Tên lửa Topol của Nga có thể tiến hành cơ động trên mặt đất, hơn nữa có thể nhanh chóng rời các trận địa khác nhau từ rừng cây và nhanh chóng khai hỏa.

Tân Hoa xã cho rằng: Phiên bản cơ bản của tên lửa chiến lược Đông Phong-31 Trung Quốc có tầm bắn 9.000 km, có thể tấn công khu vực tây bắc nước Mỹ
Tân Hoa xã cho rằng: Phiên bản cơ bản của tên lửa chiến lược Đông Phong-31 Trung Quốc có tầm bắn 9.000 km, có thể tấn công khu vực tây bắc nước Mỹ

Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 và Topol có những đặc điểm riêng, chúng đều dùng nhiên liệu thể rắn, có thể lập tức bắn mà không phải chuẩn bị hoặc chuẩn bị trong thời gian ngắn. Để nâng cao năng lực đột phá phòng không, về số lượng đầu đạn, có khả năng áp dụng triển khai nhiều đầu đạn, đồng thời lắp thiết bị đánh lừa hoặc thiết bị cơ động.

Về khả năng sống sót, hiện nay, tên lửa đã dài "bánh xe", có thể cơ động với tốc độ cao, thay đổi vị trí bắn ở các khu vực khác nhau. Trong tương lai, trong các hành động tác chiến có thể thực hiện, khả năng sống sót sẽ rất mạnh, thường sẽ trở thành chủ lực tấn công hạt nhân lần thứ hai hoặc đảm nhiệm vai trò quan trọng.

Độ khó công nghệ của tên lửa lắp nhiều đầu đạn độc lập tương đối cao, như vậy, điểm khó trong nghiên cứu chế tạo ở đâu? Đỗ Văn Long cho rằng, nhiều đầu đạn độc lập cũng không thể được coi là khó khăn công nghệ, chủ yếu phải xem có sẵn sàng sử dụng hay không.

Đỗ Văn Long phân tích: Công nghệ nhiều đầu đạn độc lập ngay từ khoảng năm 1975 đã được Mỹ đột phá, hiện nay hoàn toàn không "cao" đối với Trung Quốc. Sau thập niên 1980 đã xuất hiện công nghệ "1 tên lửa đẩy phóng 3 vệ tinh", "1 tên lửa đẩy phóng nhiều vệ tinh", đó là một loại đầu đạn cơ số, đối thủ rất khó đối phó.

Tầm bắn các loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc do bên ngoài phỏng đoán (nguồn Tân Hoa xã, TQ)
Tầm bắn các loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc do bên ngoài phỏng đoán (nguồn Tân Hoa xã, TQ)

Thông qua sao chép mô hình dẫn đường đầu đạn đơn, lắp ráp hoặc đầu đạn khác nhau để thực hiện dẫn đường từng đầu đạn, công nghệ này không phải quá khó.

"Một tên lửa đẩy phóng nhiều vệ tinh" của Trung Quốc cũng yêu cầu đi vào các quỹ đạo khác nhau, thông qua kiểm soát để tiến hành thay đổi quỹ đạo, càng khó bắt được và đánh chặn.

Cho nên, đối với Trung Quốc, "một tên lửa đẩy phóng nhiều vệ tinh" tuyệt đối không phải là một khó khăn công nghệ, mà vấn đề chủ yếu là xem xét lúc nào thì sử dụng, nhiều đầu đạn độc lập cũng không thể coi là khó khăn công nghệ, chủ yếu là xem xét có sẵn sàng sử dụng hay không.

Tân Hoa xã tự tin cho rằng, tên lửa chiến lược Đông Phong-31 Trung Quốc đã ứng dụng rất nhiều "công nghệ mới", một số tính năng đạt trình độ "đẫn trước" thế giới.
Tân Hoa xã tự tin cho rằng, tên lửa chiến lược Đông Phong-31 Trung Quốc đã ứng dụng rất nhiều "công nghệ mới", một số tính năng đạt trình độ "đẫn trước" thế giới.
Việt Dũng