Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi

22/08/2014 13:48
Hồng Thủy
(GDVN) - Thời gian xảy ra vụ giàn khoan 981, truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình đã đến thăm 1 đơn vị quân đội, thúc giục binh lính phải "sẵn sàng chiến đấu".
Đặng Tiểu Bình cho rằng Trung Quốc chưa đủ sức làm lãnh đạo thế giới, nhưng phải bảo vệ cái gọi là "lợi ích quốc gia". Chính Đặng Tiểu Bình là người đã quyết định xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
Đặng Tiểu Bình cho rằng Trung Quốc chưa đủ sức làm lãnh đạo thế giới, nhưng phải bảo vệ cái gọi là "lợi ích quốc gia". Chính Đặng Tiểu Bình là người đã quyết định xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.

Bưu điện Hoa Nam ngày 22/8 bình luận, các nguyên tắc do Đặng Tiểu Bình đặt ra vẫn phát huy ảnh hưởng trên sân khấu chính trị Trung Quốc hôm nay. Nỗ lực của Tập Cận Bình để gây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc trên vũ đài chính trị quốc tế là học theo Đặng Tiểu Bình, người được Bắc Kinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh vào hôm nay.

Khi lên nắm quyền cách đây 2 năm, Tập Cận Bình đã bắt đầu phô diễn sức mạnh quân sự và khẳng định sự tham gia của Trung Quốc vào các vấn đề khu vực. Nhiều nhà phân tích tự hỏi liệu có phải ông đã phá vỡ lời khuyên của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc cần "giấu mình chờ thời", tránh đối đầu trong các vấn đề quốc tế để tập trung vào các vấn đề trong nước?

Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi ảnh 2

Tác giả kế hoạch bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là ai?

(GDVN) - Chính Lưu Hoa Thanh là kẻ chủ mưu kế hoạch xâm lược 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 với vai trò Tư lệnh Hải quân.

Tuy nhiên các nhà phân tích và quan sát Trung Quốc cho biết, các triết lý của Đặng Tiểu Bình vẫn còn đang định hướng các hoạt động đối ngoại của Bắc Kinh ngày hôm nay, ngay cả khi các nước láng giềng xem hoạt động "thúc đẩy lợi ích" của Trung Quốc là những hành vi bắt nạt. Thật vậy, phong cách của Tập Cận Bình theo lưu ý của một số nhà quan sát là bản sao của Đặng Tiểu Bình.

Mặc dù Trung Quốc đang tìm mọi cách kiểm soát (bành trướng, độc chiếm) toàn bộ Biển Đông, các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh chưa sẵn sàng để trở thành 1 nhà lãnh đạo toàn cầu trong vấn đề an ninh bởi chi phí cho điều này quá cao.

Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ bình luận: "Trung Quốc đã sẵn sàng chủ động hơn trong việc đạt được một cái gì đó họ muốn, chẳng hạn như bảo vệ yêu sách (vô lý, phi pháp) trong tranh chấp lãnh thổ như những gì chúng ta đang thấy hôm nay".

Đặng Tiểu Bình quay sang bắt tay với Mỹ trong những năm 1970.
Đặng Tiểu Bình quay sang bắt tay với Mỹ trong những năm 1970.

Tuy nhiên mong muốn để thống trị của Bắc Kinh cũng có giới hạn, Taylor bình luận: "Lãnh đạo quốc tế rất tốn kém. Và bạn chỉ có thể dẫn dắt quốc tế nếu bạn muốn trả chi phí cho điều đó. Trung Quốc không sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các vấn đề quốc tế. Họ có ý kiến của riêng mình, nhưng họ không sẵn sàng để đóng vai trò như một nhà lãnh đạo toàn cầu trong giải quyết vấn đề quốc tế".

Chiến lược ngoại giao của Đặng Tiểu Bình xuất hiện vào đầu những năm 1990 sau sự sụp đổ của Liên Xô, trong lúc Trung Quốc cố gắng để ổn định tình hình trong nước sau cuộc đàn áp đẫm máu người biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989. Đối mặt với áp lực quốc tế, Đặng Tiểu Bình tập trung vào phát triển kinh tế quốc gia. 2 quan chức đi sau là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều tái khẳng định các chủ trương của Đặng Tiểu Bình.

Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi ảnh 4

"Trung Quốc sẽ ép Việt Nam, Philippines tới chỗ Mỹ không thể giúp"

(GDVN) - Áp lực hiện nay với Trung Quốc dường như không có tác dụng răn đe khi những hành vi bắt nạt của Trung Quốc cho đến hiện nay vẫn không bị trả giá.

"Một số nước trong thế giới thứ 3 muốn Trung Quốc làm nhà lãnh đạo, nhưng chúng ta không nên. Và đây là chính ách cơ bản của đất nước chúng ta", Đặng Tiểu Bình phát biểu trong cuộc nói chuyện với các quan chức tháng 12/1990. "Chúng ta không thể là người lãnh đạo. Chúng ta không đủ sức mạnh".

Trung Quốc đã đưa ra một loạt cải cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Năm 2001, 4 năm sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, họ đã trở thành thành viên của WTO và bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài. Trung Quốc đã cho Hungary vay 1 tỉ euro vào năm 2011. 

Tháng này Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết viện trợ tín dụng cho châu Phi hơn 12 tỉ USD để phát triển đường sắt cao tốc. Số tiền trên nằm trong khoản vay 20 tỷ cho châu Phi giai đoạn 2013 - 2015 mà Tập Cận Bình đã hứa.

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng, Trung Quốc nên tránh đi đầu trong chính trị quốc tế, nhưng phải bảo vệ cái Đặng gọi là "lợi ích cốt lõi" của mình đang bị đe dọa, Francois Godement, một quan chức phụ trách chính sách cấp cao tại Ủy ban Đối ngoại châu Âu bình luận.

Đặng Tiểu Bình đang cố gắng đội chiếc mũ cao bồi trong chuyến thăm Mỹ năm 1979, ngay sau đó là tuyên bố xấc xược "dạy cho Việt Nam một bài học" rồi xua quân xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình đang cố gắng đội chiếc mũ cao bồi trong chuyến thăm Mỹ năm 1979, ngay sau đó là tuyên bố xấc xược "dạy cho Việt Nam một bài học" rồi xua quân xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.

Ví dụ điển hình cho điều này là việc Đặng Tiểu Bình quyết định xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 chỉ vì Việt Nam đưa quân sang Campuchia (giúp nhân dân nước này xóa bỏ bọn diệt chủng tàn bạo) tiêu diệt Khmer Đỏ giết người do chính quyền Bắc Kinh dựng lên.

Cũng chính Đặng Tiểu Bình đã chủ trương chống Liên Xô, ngăn chặn Moscow viện trợ quốc phòng cho Việt Nam. Trung Quốc đã tập trung đông đảo lực lượng quân sự của mình trên biên giới với Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi ảnh 6

Vụ giàn khoan 981 và bài học Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Gạc Ma

(GDVN) - Nhưng khi Trung Quốc đã nhe nanh, các nước có yêu sách chủ quyền phải đối mặt với một sự thay đổi thực tế trên mặt biển. Trung Quốc ở quá gần và quá mạnh

Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các hành động khiêu khích láng giềng, điển hình như việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp đặt (cái gọi là) vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông buộc các máy bay bay qua không phận quốc tế khu vực này phải xin phép, báo cáo chính phủ Trung Quốc.

Đáng lo ngại hơn đối với các nước láng giềng là việc Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động khẳng định yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ trên Biển Đông bất chấp (luật pháp quốc tế và) yêu sách của các nước khác. Philippines gần đây đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành 1 chương trình "nghị sự bành trướng" và bỏ qua các nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế.

Tập Cận Bình được cho là "bản sao" của Đặng Tiểu Bình trong quan hệ với láng giềng.
Tập Cận Bình được cho là "bản sao" của Đặng Tiểu Bình trong quan hệ với láng giềng.

Trong tháng 5 Bắc Kinh ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã dẫn đến hàng loạt các cuộc biểu tình, tuần hành phản đối và các cuộc đụng độ, đối đầu trên biển giữa tàu cá Việt Nam và tàu cá Trung Quốc. Đáng lưu ý, thời gian xảy ra vụ giàn khoan 981, truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình đã đến thăm 1 đơn vị quân đội, thúc giục binh lính phải "sẵn sàng chiến đấu".

Kim Lạn Vinh, một giáo sư quan hệ quốc tế từ đại học Nhân Dân cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã làm tăng sự tự tin do đó Bắc Kinh trở nên quyết đoán (hung hăng) hơn trong "nhu cầu lãnh thổ" của mình và đảm bảo tiếng nói của họ phải được cộng đồng quốc tế "nghe theo".

Hồng Thủy