Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua

18/08/2012 22:26
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Nhân dân nhật báo Trung Quốc “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974; Trung Quốc thắt chặt quan hệ quân sự với Indonesia trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng; Đại sứ Campuchia tại Manila phải "lặng lẽ" rời Philippines khi mới được 2/3 nhiệm kỳ vì những phát biểu bốc đồng, chụp mũ cho Philippines và Việt Nam về vấn đề Biển Đông,...
1. Sau khi Tân Hoa Xã 6/8 đăng bài “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức, ngày 9/8 Nhân dân nhật báo Trung Quốc tiếp tục đăng bài thuật lại cuộc chiến đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam do Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai chỉ đạo, đồng thời "điểm mặt" 6 nhân vật chỉ huy trực tiếp trận chiến này. (Xem chi tiết thông tin này trên Giáo dục Việt Nam)
Đặng Tiểu Bình (phải) và nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974
Đặng Tiểu Bình (phải) và nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

2. Đá Ga Ven là một rặng san hô thuộc cụm Nam Yết, quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988. Sau khi chiếm đoạt Đá Ga Ven từ Việt Nam, quân Trung Quốc đã xây dựng công sự nhà nổi rất kiên cố và phái quân chốt giữ nhằm thực hiện âm mưu thâm độc, lâu dài - biến Biển Đông thành ao nhà. (Xem chùm ảnh hoạt động của quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép Đá Ga Ven trên Giáo dục Việt Nam)

Nhà nổi công sự kiên cố quân Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Ga Ven, Trường Sa của Việt Nam sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988
Nhà nổi công sự kiên cố quân Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Ga Ven, Trường Sa của Việt Nam sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988

3. Đại sứ Campuchia tại Philippines hôm qua 17/8 đã phải lặng lẽ rời Philippines về nước, kết thúc sớm nhiệm kỳ trước thời hạn 1 năm sau những căng thẳng ngoại giao chỉ vì ông Hos lên tiếng chụp mũ cho Philippines và Việt Nam chơi trò "chính trị bẩn" về vấn đề Biển Đông trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng trước tại Phnom Penh mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc của mình. Bộ Ngoại giao Philippines đã nhiều lần triệu vị Đại sứ này đến để giải thích về cáo buộc của mình nhưng ông liên tục cáo ốm để tránh diện kiến các nhà chức trách sở tại. (Xem bản tin đầy đủ trên Giáo dục Việt Nam)

Ông Hos cùng gia đình lặng lẽ rời Philippines hôm qua 17/8 và tỏ ra khá lưu luyến với đất nước, con người nơi ông mới nhận xét họ "chơi trò chính trị bẩn" hôm 30/7
Ông Hos cùng gia đình lặng lẽ rời Philippines hôm qua 17/8 và tỏ ra khá lưu luyến với đất nước, con người nơi ông mới nhận xét họ "chơi trò chính trị bẩn" hôm 30/7

4. Kế hoạch hợp tác sản xuất tên lửa giữa Bắc Kinh với Jakarta được triển khai đúng lúc căng thẳng bùng phát trên Biển Đông và xuất hiện sự rạn nứt trong khối ASEAN. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng trước đã không ra được tuyên bố chung vì bất đồng đối với vấn đề Biển Đông. (Xem chi tiết thông tin này trên Giáo dục Việt Nam)
Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp Đại sứ Indonesia Imron Cotan tại Bắc Kinh tháng 1/2012
Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp Đại sứ Indonesia Imron Cotan tại Bắc Kinh tháng 1/2012

5. Có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, sở hữu tàu sân bay có khả năng tác chiến ở biển xa là một chủ đề không thể bỏ qua của Hải quân Trung Quốc. (Xem chi tiết tin này trên Giáo dục Việt Nam)


Tàu sân bay Varyag Trung Quốc chạy thử lần đầu tiên.
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc chạy thử lần đầu tiên.
6. Trong ấn bản Winter 2010 của chuyên san Orbis thuộc Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, James Kraska - nguyên cố vấn chính sách của Giám đốc Cục Hoạch định chính sách chiến lược thuộc Bộ Tổng tham mưu Lục quân Hoa Kỳ - đã khiến nước Mỹ sởn gai ốc khi hình dung rằng, vào năm 2015, chiếc Hàng không mẫu hạm (HKMH) trị giá 9 tỉ USD USS George Washington có thể bị Trung Quốc (TQ) đánh một phát chìm nghỉm!

Mô hình một vụ tấn công bằng ASBM (Theo PetroTimes)
Mô hình một vụ tấn công bằng ASBM (Theo PetroTimes)


Và loại vũ khí kinh khủng đủ khả năng diệt được HKMH Mỹ đang được đề cập là thứ mà đã được nhắc với mật độ dày đặc nhiều năm qua: phản hạm đạo đạn (antiship ballistic missile-ASBM, tên lửa đạn đạo diệt HKMH).
7. Tờ Washington Post, vốn thân đảng Cộng hòa, đã có bài xã luận hiếm hoi bênh vực thái độ mà chính quyền Tổng thống Obama mới đây đã đăng tải một bài xã luận bảo vệ lập trường của Chính phủ Mỹ trong việc phản đối tham vọng của Trung Quốc và nhắc lại việc Trung Quốc mới đây đã thành lập chính quyền của nơi được gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này bị dư luận thế giới cho là vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng các điều ước quốc tế liên quan. (Theo Sài Gòn Online)
Chiến hạm tên lửa USS Cowpens (CG-63), tàu khu trục USS Sampson trong nỗ lực khẳng định vị thế ở biển Đông của hải quân Mỹ.
Chiến hạm tên lửa USS Cowpens (CG-63), tàu khu trục USS Sampson trong nỗ lực khẳng định vị thế ở biển Đông của hải quân Mỹ.

8. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Mỹ (CSIS) công bố ngày 15-8, quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật và tăng cường vai trò của Nhật ở châu Á có tầm quan trọng trong việc duy trì ổn định trong khu vực, cả ở Biển Đông. (Theo Pháp Luật TP.HCM)
Nguyễn Hường (tổng hợp)