Đường bê tông nổi lại “chìm”: Không phải do động đất

01/03/2012 07:51
Theo Dân Trí
Hiện tượng đoạn đường bê tông đột ngột, nổi lên khỏi mặt đất vào ban ngày không liên quan đến khả năng xảy ra động đất.
Chuyên gia Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu khẳng định, hiện tượng đoạn đường bê tông đột ngột, nổi lên khỏi mặt đất vào ban ngày, gây xôn xao ở Sóc Trăng không liên quan đến khả năng xảy ra động đất.

Mấy ngày qua người dân huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng  liên tục kéo về xem xét, bàn tán về hiện tượng đoạn đường bê tông tại ấp Lương Văn Hoàng bỗng nổi lên khỏi mặt đất vào ban ngày rồi đến  chiều tối lại  “chìm” xuống. Đã có ý kiến lo ngại sự việc có thể liên quan đến động đất, lở đất…
 
Chuyên gia nhận định, hiện tượng đường bê tông nổi lại "chìm" do tác động của nhiệt độ và địa chất bên dưới có thể khắc phục.
Chuyên gia nhận định, hiện tượng đường bê tông nổi lại "chìm" do tác động của nhiệt độ và địa chất bên dưới có thể khắc phục.
Trao đổi với PV về hiện tượng này, PGS, TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu khẳng định: Hiện tượng này không liên quan đến động đất.
 
Chuyên gia nhận định, hiện tượng đường bê tông nổi lại "chìm" do tác động của nhiệt độ và địa chất bên dưới có thể khắc phục.

Nhiều khả năng đây chỉ là hiện tượng giãn nở của vật chất (bê tông), “Ở phía trên, bê tông gặp chênh lệch nhiệt độ lớn vào từng thời điểm (ban ngày và ban đêm) đã gây ra giãn nở, công vênh, ở dưới lại có thêm hoạt động co bóp, giãn nở của bề mặt trái đất, cộng thêm hình thái hoạt động khác nhau của nhiều hệ thống địa tầng với cường độ mạnh hơn ở khu vực khác…có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đoạn đoạn đường bên tông ở khu vực này trồi lên vao ban ngày, tối lại “chìm” xuống như người dân đã chứng kiến” – ông Phương nhận định.

Chuyên gia cầu đường cũng lý giải, hiện tượng này không hiếm gặp. Trên thực tế, đoạn đường bê tông nổi lên cao chỉ diễn ra vào lúc nắng nóng cao điểm (từ 10h sáng đến 16h chiều), trong khi đó, bê tông là vật liệu hấp thụ nhiệt độ, nên khi trời nắng to thì hấp thụ nhiệt vào và giãn ra, giữa 2 tấm bê tông tuy có khe giãn nhiệt nhưng khe này bị đá dăm chèn vào nên mất tác dụng. Hơn nữa, đường bê tông nông thôn sử dụng bê tông không cốt thép nên hệ số giãn nở lớn hơn, nhanh giãn nở hơn.
Do đó, để khắc phục tình trạng này chỉ cần dùng máy cắt bê tông cắt cho khe nhiệt giữa hai tấm bê tông rộng hơn là sẽ giải quyết vấn đề.

Theo Dân Trí