Eurasian Geopolitics: Tình hình Ukraine vẫn rất nguy hiểm

18/03/2015 07:25
Nguyễn Hường
(GDVN) - Mỹ và các đồng minh NATO đã có những bước tiến đáng kể trong kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ phía đông của liên minh sau khi Nga bắt đầu sáp nhập Crimea.

Tờ Eurasian Geopolitics dẫn nhận định của tác giả Edward W. Walker hôm 17/3 cho rằng mặc dù gần đây những nỗ lực hòa bình đã có những tiến bộ, nhưng cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn còn cực kỳ rất nguy hiểm. Walker cũng chỉ ra 8 lý do khiến ông đưa ra kết luận trên.

Chiến sự ở khu vực Donbass.
Chiến sự ở khu vực Donbass.

Theo Walker, Mỹ và các đồng minh NATO đã có những bước tiến đáng kể trong kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ phía đông của liên minh sau khi Nga bắt đầu sáp nhập Crimea vào năm ngoái. Walker tin rằng các biện pháp này sẽ được tiếp tục.

Bên cạnh đó, viện trợ quân sự cho Ukraine cũng sẽ tăng lên. Nếu tình hình chiến sự ở miền Đông ác liệt hơn, rất có thể Mỹ và ít nhất một đồng minh NATO sẽ bắt đầu cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.

Động thái này chắc chắn sẽ mở ra một cuộc chiến tranh gián tiếp giữa phương Tây và Nga tại Ukraine và thúc đẩy khả năng Moscow sẽ can thiệp quân sự trực tiếp vào Ukraine.

Nguyên do thứ hai khiến tình hình Ukraine sẽ vẫn không hạ nhiệt trong thời gian tới là các chính phủ phương Tây đang tăng viện trợ quân sự cho Gruzia. Việc kết nạp Gruzia và Ukraine vào NATO vẫn để mở và tiếp tục báo hiệu rằng Gruzia đang hướng tới gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc hành lang biên giới của Nga bị lung lay và biên giới NATO đã mở đến sát biên giới của nước này.

Thứ ba, Walker cho rằng Nga sẽ không đứng yên nhìn NATO thực hiện các kế hoạch trên của mình. Không chỉ điện Kremlin mà cả giới tinh hoa chính trị và phần lớn người Nga đều xem những điều đó là cực kỳ khiêu khích như một sự đe dọa bất hợp pháp đến nhu cầu chính đáng của nước Nga về ảnh hưởng lẫn an ninh quốc gia.

Mặc dù phương Tây đã nhiều lần cố gắng giải thích sự không hợp lý và không có cơ sở của các hành vi của Nga đối với các nước láng giềng, nhưng Walker tin rằng mục tiêu thực sự của Moscow không phải là mối đe dọa của chiến tranh như các cáo buộc.

Lực lượng ly khai ở Đông Ukraine.
Lực lượng ly khai ở Đông Ukraine.

Thứ tư, mặc dù các quan chức Nga đã nói rất rõ ràng rằng Moscow xem phản ứng quân sự của NATO trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine là một mối đe dọa, nhưng Kremlin không vạch ra một giới hạn cụ thể nào để đưa ra các phản ứng của mình. Điều này khiến tình hình có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Thứ năm, nếu cảm thấy lợi ích của mình bị đe dọa, Moscow sẽ có các biện pháp đối phó theo cách riêng của mình và sẽ làm như vậy không chỉ ở Ukraine mà còn cả ở Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc Cực. Người Nga tin rằng họ đang có lợi thế trên các chiến trường này và sẽ đáp trả không chỉ bằng các biện pháp chính trị, kinh tế mà thậm chí là cả quân sự.

Lý do thứ sáu theo Walker, Nga sẵn sàng chấp nhận hy sinh nếu xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Trong khi đó, nước Mỹ và đồng minh châu Âu, đặc biệt là Tây Âu, lại rất nhạy cảm với vấn đề này. Do đó, Nga chắc chắn sẽ không nhượng bộ trước Mỹ và NATO trong vấn đề Ukraine, trừ phi đạt được mục tiêu của mình.

Cuộc đối đầu hiện nay giữa Nga và phương Tây rất có nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ quân sự giữa Nga và NATO. Theo Walker, nguy cơ này có thể xếp vào dạng "thiên nga đen", nghĩa là không thể đoán trước với những hậu quả rất lớn và khó lường.

Nguyên do thứ tám là những vấn đề gây tranh cãi trong nội bộ nước Nga khiến mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây càng trở nên không chắc chắn, nguy hiểm./.

Nguyễn Hường