J-20 Trung Quốc hoàn toàn không thể là đối thủ xứng tầm của F-22 Mỹ

03/05/2014 08:37
Việt Dũng
(GDVN) - Trong tương lai, cục diện đối đầu giữa F-35A/B/C và F-22 với J-20 sẽ diễn ra trên bầu trời Đông Á, J-20 còn rất nhiều hạn chế so với F-22.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc

Tờ "Kanwa Defense Review" Canada ngày 25 tháng 4 đưa tin, trong 20 năm tới, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc đều sẽ triển khai máy bay chiến đấu F-35A/B/C, trong đó F-35B trang bị cho Thủy quân lục chiến Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Biển cũng sẽ là khách hàng tiềm năng; F-35C chủ yếu triển khai cho tàu sân bay.

Nhìn vào tàu sân bay trực thăng 22DDH do Nhật Bản chế tạo và Nhật Bản chuẩn bị nhập khẩu tàu đổ bộ lớp 45.000 tấn của quân Mỹ để phán đoán, một khi 2 chiếc 22DDH và 2 chiếc tàu đổ bộ này đưa vào hoạt động đầy đủ trong giai đoạn 2020 - 2025, Lực lượng Phòng vệ Biển có năng lực triển khai 8 x 4 hoặc 12 x 4 máy bay chiến đấu F-35B, ít nhất 48 chiếc F-35B, quyết đấu với 48, 72 máy bay J-15 trang bị cho 2 - 3 tàu sân bay lớp Liêu Ninh.

Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không đã quyết định nhập khẩu 42 máy bay chiến đấu F-35A, năm 2016 hy vọng có được ít nhất 4 máy bay F-35A dùng để đánh giá tác chiến, vì vậy, thời gian F-35 gia nhập Lực lượng Phòng vệ Trên không có khả năng sớm hơn so với việc đưa J-20 vào hoạt động.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ

Bầu trời Đông Á chắc chắn sẽ bước vào thời đại F-22, F-35 đấu với J-20, trong đó J-20 có khả năng đến đâu? Mỗi nước nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu, tàu chiến mặt nước chắc chắn nhằm vào môi trường tác chiến cụ thể và đối tượng giả định quan trọng hàng đầu, cho dù là lựa chọn loại máy bay, loại tàu chiến nào, các nước khác nhau, môi trường tác chiến khác nhau, ý nghĩa đều khác nhau.

Chẳng hạn, cũng là tàu sân bay kiểu nhảy cầu cũ, Ấn Độ và Trung Quốc đều sử dụng, nhưng ý nghĩa khác nhau, đối tượng tác chiến hàng đầu của Ấn Độ là Pakistan, trong thời chiến phong tỏa căn cứ hải quân chủ yếu của Pakistan, tiến hành tập kích đường không đối với tàu chiến mặt nước Pakistan ra vào Ấn Độ Dương, dựa vào tư tưởng tác chiến như vậy, cho dù là tàu sân bay kiểu nhảy cầu lỗi thời thì vẫn "đủ dùng".

Đối tượng tác chiến chủ yếu của Trung Quốc là quân đội Mỹ, quân đội Nhật Bản, điều này đã dẫn đến vấn đề thiết kế vũ khí khác nhau, có giá trị sử dụng đối với Ấn Độ nhưng có thể không có ích đối với Trung Quốc.

Đây là nguyên nhân tại sao trong thập niên Chiến tranh Lạnh, mỗi loại vũ khí do Liên Xô thiết kế đều tập trung để vượt quân đội Mỹ, có thể quyết đấu với vũ khí cùng loại của quân đội Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ

Chương trình phát triển T10 (Su-27) chính là ví dụ điển hình, hoàn toàn nhằm vào F-15, vì vậy đã tiến hành cải tiến to lớn, T10 ban đầu không thể vượt F-15 về tính cơ động, quân đội Liên Xô cho rằng, đầu tư như vậy là lãng phí, vì vậy, tiến hành thiết kế lại, nếu chỉ nhằm vào Trung Quốc, phương án thiết kế ban đầu đã "đủ dùng".

Dựa vào bố cục thiết kế như vậy, hiện nay J-20 đều không phải là đối thủ của F-22 trên các phương diện như tính cơ động, tính tàng hình, tính năng radar, vũ khí trang bị - đây là điều không thể nghi ngờ.  Hiện nay, điều cần phải thảo luận là, sự đụng độ tiềm tàng trong tình huống J-20 gặp F-35A/B/C.

Trước tiên là F-35A, sau năm 2016, trước tiên là Lực lượng Phòng vệ Trên không, thứ hai là căn cứ quân Mỹ đóng ở Nhật Bản đều có khả năng lần lượt đổi sang trang bị máy bay F-35A phiên bản ưu thế trên không.

Nhìn vào ngoại hình khí động học, F-35A đã quát triệt tính năng tàng hình rất tốt, nhưng phải nói rõ, F-35A hoàn toàn không phải là máy bay chiến đấu ưu thế trên không chuyên nghiệp thế hệ thứ năm (thế hệ thứ tư của phương Tây), tên thực sự là máy bay chiến đấu tấn công liên hợp (JSF), tính năng tấn công (strike) xếp phía trước chiến đấu (fighter), nó đồng thời cũng sẽ thay thế cho máy bay tấn công A10, đây là nguyên nhân F-35 không theo đuổi tuần tra siêu âm.

Máy bay chiến đấu F-35 BF-05 bay thử
Máy bay chiến đấu F-35 BF-05 bay thử

Cho dù như vậy, do đã sử dụng vật liệu composite sợi carbon trên 35% (đây là một loại máy bay có tỷ lệ sử dụng vật liệu composite nhiều nhất trong tất cả các máy bay chiến đấu cho đến nay, cánh máy bay, thân máy bay, cánh đuôi, cửa nạp đều sử dụng vật liệu composite sợi carbon), động cơ F135 lực đẩy lớn, vượt tải của F-35A vẫn thiết kế là 9G, đã đạt tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, trọng lượng vũ khí mang theo đạt 8 tấn, trọng lượng rỗng chỉ 13 tấn, trọng lượng cất cánh bình thường đạt 22,4 tấn, hầu như tương đồng với Su-27.

Vì vậy, trong tình hình mang theo đầy đủ đạn dược, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng của F-35 không cao, F-35A/B/C lần lượt là 0,81, 0,85 và 0,71. Trong tình hình chỉ mang theo tên lửa không đối không, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng của F-35A vẫn có thể đạt gần tới 1, phối hợp với động cơ véc-tơ hóa, tính cơ động của không chiến vẫn không thể đánh giá thấp.

Mấu chốt là thiết kế tàng hình hóa, sử dụng rất nhiều vật liệu composite, có lý do để tin là tính năng tàng hình của F-35A phải tốt hơn J-20, J-31. F-35A đã sử dụng cánh máy bay hình thoi, tất cả mặt cánh hầu như không nhìn thấy góc nhọn, hai đuôi buông nghiêng cũng được thiết kế tàng hình.

Nhìn vào ngoại hình thiết kế cánh chính hình thoi của máy bay thử nghiệm J-31 Thẩm Dương, J-31 đã tham khảo rất nhiều thiết kế của F-35. Hai loại máy bay chiến đấu đều đã sử dụng cửa nạp DSI, đã giảm mạnh trọng lượng. Đầu máy bay cũng đã áp dụng thiết kế hình thoi, kích thước nhỏ hơn J-20, một mặt có lợi cho tàng hình, mặt khác giảm thấp trọng lượng.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C bay thử
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C bay thử

Chú ý kỹ việc xử lý bề mặt máy bay của F-35, J-20 và F-22 có thể phát hiện, việc xử lý của máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ tương đối chi tiết, không nhìn thấy quá nhiều dây anten, đa số anten đều đã được bố trí theo kiểu nửa nổi nửa chìm, tiếp tục nhìn vào J-20, vẫn có thể nhìn thấy một số anten.

Động cơ của F-35A là mạnh nhất trong các máy bay chiến đấu, lực đẩy lớn nhất của F135-PW-100 lên tới 18.000 kg (191,35kN), lực đẩy quân dụng cũng đạt 125kN, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng lên tới 11,46, tỷ lệ nén là 28.

F-35B nhấn mạnh hơn đến tấn công đối đất, tính cơ động thấp hơn F-35A, tốc độ tối đa của F-35A/C là M1,7, F-35B chỉ là M1,6, do đã sử dụng máy nâng có khả năng cất/hạ cánh cự ly ngắn, trọng lượng của bản thân máy bay tăng lên, nhưng đã có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng. Trọng lượng rỗng tăng lên 14,5 tấn, phải giảm dự trữ nhiên liệu trong máy bay, từ 8,39 tấn nhiên liệu ở máy bay F-35A giảm xuống còn 6,03 tấn ở F-35B, từ 1.090 km ở máy bay F-35A giảm xuống còn 833 km ở F-35B.

Khoang đạn máy bay chiến đấu F-35B-BF-03
Khoang đạn máy bay chiến đấu F-35B-BF-03
Việt Dũng