Kế hoạch cắt giảm 80.000 quân, còn 490.000 quân của Lục quân Mỹ

23/07/2013 15:00
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết chỉ ra, Lục quân Mỹ thúc đẩy cải cách biên chế tổng thể của Lục quân, giảm quân số nhưng không giảm sức chiến đấu.
Binh sĩ Lục quân Mỹ tiến hành huấn luyện bắn
Binh sĩ Lục quân Mỹ tiến hành huấn luyện bắn

Gần đây, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond T. Odierno tuyên bố, trước khi kết thúc năm tài khóa 2017, Lục quân Mỹ sẽ cắt giảm biên chế lực lượng chiến đấu 10 lữ đoàn đóng ở trong nước, để hoàn thành mục tiêu cắt giảm 80.000 quân.

Cộng với trước đây đã cắt giảm 2 lữ đoàn chiến đấu đóng tại Đức, đơn vị chiến đấu lữ đoàn Lục quân Mỹ từ 45 giảm xuống còn 33, tổng binh lực cũng từ đỉnh cao 570.000 quân thời kỳ chiến tranh Iraq giảm xuống còn 490.000 quân.

Nhưng, cắt giảm đơn thuần về số lượng đơn vị chiến đấu lữ đoàn và binh lực rồi đưa ra kết luận sức chiến đấu của Lục quân Mỹ sẽ giảm xuống thì đó là một suy đoán tùy tiện và thiển cận.

Thực ra, cắt giảm đơn vị chiến đấu lữ đoàn chính là đã tiến lên một bước lớn trong chuyển đổi Lục quân của Quân đội Mỹ, cải cách biên chế lần này đã thích ứng với nhu cầu cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ, càng làm cho "tỷ lệ giữa hiệu quả phục vụ và chi phí" của Lục quân không ngừng tăng lên.

Tính linh hoạt là đặc điểm lớn nhất của cải cách biên chế Lục quân Mỹ

Đặc điểm lớn nhất của cải cách biên chế Quân Mỹ là tính linh hoạt. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Mỹ bắt đầu nhấn mạnh cắt giảm cơ cấu thượng tầng sư đoàn, cho nên trung đoàn pháo binh, trung đoàn pháo cao xạ, trung đoàn công binh đều bị giải tán và hạ thành các điểu đoàn độc lập biên chế cho các tập đoàn quân.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, toàn bộ mấy chục tiểu đoàn gồm tiểu đoàn xe tăng độc lập, tiểu đoàn pháo binh độc lập, tiểu đoàn pháo cao xạ độc lập và tiểu đoàn công binh độc lập trong Lục quân Mỹ đều trực thuộc các quân đoàn và tập đoàn quân.

Đồng thời, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Mỹ đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm cải tổ linh hoạt đơn vị cấp sư đoàn, trong 16 sư đoàn thiết giáp tham chiến, có 14 sư đoàn áp dụng biên chế "hạng nhẹ" mới - 1 sư đoàn có 2 bộ chỉ huy cụm chiến đấu và 1 bộ chỉ huy cụm chiến đấu dự bị, đồng thời bên dưới có 3 tiểu đoàn xe tăng và 3 tiểu đoàn bộ binh thiết giáp, trong thời chiến căn cứ vào nhu cầu tiến hành tổ chức lại biên chế linh hoạt mang tính lâm thời.

Xe vận chuyển bọc thép M113 Mỹ
Xe vận chuyển bọc thép M113 Mỹ

Sau chiến tranh, biên chế của Lục quân Mỹ đã trải qua vài lần cải cách như "1 sư đoàn 5 cụm", "1 sư đoàn 3 lữ", nhưng tư tưởng chỉ đạo "tính linh hoạt" luôn không thay đổi.

Sau khi kết thúc chiến tranh vùng Vịnh, quân Mỹ tuyên bố "dựa vào kinh nghiệm chiến tranh vùng Vịnh", cần tiến hành cải cách biên chế Lục quân, phải cắt giảm lực lượng 2 cấp quân đoàn và sư đoàn, duy trì lực lượng theo phương thức biên chế là tập đoàn quân - lữ đoàn - tiểu đoàn. Nhưng, kế hoạch này còn chưa thực hiện được, quân Mỹ lại nghiên cứu ra biên chế mới thích hợp cho tác chiến trong tương lai.

Tháng 10 năm 1999, Lục quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch chuyển đổi, bắt đầu cải cách biên chế "mô đun hóa", đưa đơn vị tác chiến cơ bản của Lục quân Mỹ từ sư đoàn truyền thống chuyển thành lữ đoàn. Do đó, việc quân Mỹ đưa ra "cắt giảm" như lúc đầu thực chất là để giảm cấp độ chỉ huy trong thời chiến.

Từ năm 2000 trở đi, quân Mỹ bắt đầu bắt tay tổ chức lại lực lượng chiến đấu lữ đoàn "Stryker". Trong quá trình chuyển đổi Lục quân hướng tới lực lượng thông tin hóa trong tương lai, đơn vị chiến đấu lữ đoàn "Stryker" gánh nhiệm vụ nặng nề.

Nó đã giải quyết vấn đề “đơn vị hạng nặng quá ‘nặng’, đơn vị hạng nhẹ quá ‘nhẹ’” của Lục quân Mỹ. Bởi vì biên chế của chúng có các phân đội cố định như pháo binh, công binh, hậu cần, thông tin, trinh sát, vì vậy gọi là "đơn vị chiến đấu lữ đoàn", để phân biệt với "lữ đoàn".

Chính như tạp chí "Lục quân" Mỹ đã viết: "Chúng ta đã rõ ràng, áp dụng phương pháp 'thừa nhận, thích ứng, thừa nhận, thích ứng' lặp lại để tiến hành cải tiến hiện đại hóa đối với quân đội là con đường tốt nhất để xây dựng Lục quân Mỹ năm 2020.

Từ bỏ trói buộc xiềng xích phát triển từng bước lâu dài, năng lực thích ứng của quân đội chúng ta sẽ càng mạnh hơn và linh hoạt hơn. Tính chất không xác định của chiến tranh yêu cầu chúng ta duy trì sự linh hoạt trong quá trình phát triển và tìm tòi, như vậy có thể kịp thời điều chỉnh những dự đoán trước khi chúng ta phát hiện ra sai lầm, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh. Hiệu suất và tính linh hoạt được tìm tòi, tích lũy phải trở thành một phần thường trực trong phát triển quân đội".

Xe chiến đấu bộ binh bánh xích M2A3 Mỹ
Xe chiến đấu bộ binh bánh xích M2A3 Mỹ

Cải cách biên chế môđun hóa của Lục quân Mỹ có hiệu quả rõ rệt

Trước khi tiến hành cải cách biên chế mô-đun hóa, lữ đoàn thuộc sư đoàn Lục quân Mỹ ngoài ban chỉ huy lữ đoàn, đại đội thuộc ban chỉ huy lữ đoàn và 3 tiểu đoàn chiến đấu, không có lực lượng chi viện bảo đảm khác.

Thời chiến phải được tăng cường bộ tư lệnh pháo binh, bộ tư lệnh chi viện, lữ đoàn hàng không lục quân, lữ đoàn công binh và tiểu đoàn trực thuộc (thuộc sư đoàn), như vậy có thể căn cứ vào tình hình chiến trường và nhu cầu tác chiến, dành cho mỗi lữ đoàn các đơn vị pháo binh, công binh và hậu cần có số lượng khác nhau.

Phương thức biên chế này thích hợp với tác chiến mặt đất cường độ cao, chẳng hạn chiến tranh toàn diện quy mô lớn giữa quốc gia với quốc gia, nhưng còn có điểm hạn chế trong những môi trường đặc biệt. Chẳng hạn trong chiến tranh Iraq, do không phải là tiến hành chiến tranh quy mô lớn, mỗi tiểu đoàn (thuộc lữ đoàn) của quân Mỹ đều phụ trách một khu vực tác chiến, điểm yếu “thiếu pháo binh trực thuộc trong các đơn vị cấp lữ đoàn” đã bộc lộ, khi đơn vị gặp phải các cuộc phản kháng ngoan cường và tấn công hỏa lực, chỉ có thể kêu gọi bộ tư lệnh pháo binh sư đoàn chi viện pháo binh, nhưng kẻ thù đã nhanh chóng chạy xa. Vì vậy, đơn vị cấp lữ đoàn cần có lực lượng pháo binh, công binh, chi viện hậu cần được biên chế cố định - điều này bắt đầu được quân Mỹ đưa vào chương trình làm việc.

Bắt đầu từ năm 2003, dựa vào kinh nghiệm thành công của biên chế đơn vị chiến đấu lữ đoàn "Stryker", quân Mỹ tiến hành cải cách biên chế mô-đun hóa đối với 10 lữ đoàn thuộc sư đoàn hiện có. Đưa các đơn vị tác chiến quy mô cấp lữ đoàn vốn được tiêu chuẩn hóa (mô-đun hóa), sát nhập thành 3 loại đơn vị chiến đấu lữ đoàn cơ bản hiện nay (đó là đơn vị chiến đấu lữ đoàn hạng nặng, đơn vị chiến đấu lữ đoàn bộ binh, đơn vị chiến đấu lữ đoàn Stryker).

Trong biên chế mới, 1 sư đoàn có 4 đơn vị chiến đấu lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có 1 tiểu đoàn trực thuộc, 2 tiểu đoàn tác chiến, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn chi viện hậu cần, đơn vị chiến đấu lữ đoàn hạng nặng còn có 1 tiểu đoàn công binh.

Đơn vị chiến đấu lữ đoàn trong biên chế mới có sức chiến đấu tăng cường rất nhiều so với lữ đoàn trước đây, còn biên chế 4 lữ đoàn cũng làm cho đơn vị cấp sư đoàn có năng lực tấn công-phòng thủ lớn hơn, có nhiều lực lượng dự bị hơn có thể sử dụng.

Sau khi cải cách biên chế mô-đun hóa lữ đoàn thuộc sư đoàn Lục quân Mỹ, năng lực tác chiến liên hợp, năng lực tác chiến độc lập và năng lực triển khai tốc độ nhanh của lực lượng tác chiến Lục quân đều được tăng cường rất lớn, cũng thích hợp hơn với chỉ huy của sĩ quan chỉ huy tác chiến trên chiến trường.

Trong cơ cấu mô-đun hóa, lữ đoàn có thể triển khai sử dụng như một chỉnh thể, sĩ quan chỉ huy cấp cao có thể căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ điều khiển lực lượng có năng lực tương ứng. Các đơn vị chiến đấu lữ đoàn mô-đun hóa đều có các phân đội tấn công cơ động, trinh sát, chi viện hậu cần chiến đấu trong biên chế, năng lực tác chiến tổng hợp được tăng cường rất lớn.

Điều chỉnh biên chế lần này của Lục quân Mỹ sẽ không giảm sức chiến đấu

Đến nay, Lục quân Mỹ tổng cộng đã thành lập 45 đơn vị chiến đấu lữ đoàn hiện có, 13 lữ đoàn hàng không, 23 lữ đoàn chi viện tác chiến, 50 lữ đoàn chức năng, 25 lữ đoàn chi viện và 10 lữ đoàn tác chiến đặc biệt. Đầu năm 2012, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond T. Odierno cho biết, hiệu quả mô-đun hóa rất tốt, Lục quân sẽ tiếp tục tiến hành biên chế đơn vị như vậy.

Nhưng, cải cách mô-đun hóa các đơn vị của Lục quân Mỹ cũng đã gây một số tranh cãi. Đó là một vài điểm sau đây: Một là đơn vị chiến đấu lữ đoàn hạng nặng và đơn vị chiến đấu lữ đoàn bộ binh đều chỉ có 2 tiểu đoàn tác chiến hợp thành, sức mạnh tấn công tương đối yếu.

Đơn vị chiến đấu lữ đoàn hạng nặng có 2 tiểu đoàn binh chủng hợp thành cân đối trong cơ cấu, mỗi tiểu đoàn có 2 đại đội bộ binh và 2 đại đội thiết giáp, 2 tiểu đoàn binh chủng hợp thành biên chế tổng cộng 28 xe chiến đấu bộ binh bánh xích M113A3 và 58 xe chiến đấu bộ binh bánh xích M2A3, 58 xe tăng chiến đấu M1A2.

So với lữ đoàn hạng nặng trước khi mô-đun hóa, do đã cắt giảm số lượng đại đội xe tăng, năng lực tấn công mặt đất giảm đi. Tương tự, đơn vị chiến đấu lữ đoàn bộ binh do chỉ biên chế 2 tiểu đoàn tác chiến cơ động, vì vậy không thể đáp ứng nhu cầu truy kích, phát triển thành quả chiến đấu và tổ chức lực lượng dự bị.

Xe tăng chiến đấu M1A2 Mỹ
Xe tăng chiến đấu M1A2 Mỹ

Hai là trực tiếp phối thuộc lực lượng chi viện chiến đấu và hậu cần cho đơn vị chiến đấu lữ đoàn, làm cho sĩ quan chỉ huy sư đoàn khó mà linh hoạt tập trung lực lượng chi viện tác chiến cho hướng chủ yếu; ba là đơn vị chiến đấu lữ đoàn vừa phải phụ trách chiến đấu trực tiếp, chi viện chiến đấu, còn phải phụ trách bảo đảm hậu cần, điều này sẽ làm cho sĩ quan chỉ huy lữ đoàn không thể chuyên chú vào nhiệm vụ tác chiến; bốn là Lục quân phải thành lập đơn vị chiến đấu lữ đoàn có số lượng ít đi một chút, quy mô lớn hơn một chút.

Nhìn vào kế hoạch điều chỉnh biên chế lần này, quân Mỹ đã giải quyết rất tốt các vấn đề trên. Trước hết, đem 45 lữ đoàn hiện nay giảm còn 33, nhưng vẫn duy trì phần lớn lực lượng tác chiến của 45 lữ đoàn. Quân số và trang bị đơn vị tác chiến lữ đoàn bị cắt giảm sẽ chuyển đến 33 đơn vị chiến đấu lữ đoàn còn lại. Sau cải cách biên chế, số lượng nhân viên của đa số đơn vị chiến đấu lữ đoàn sẽ từ 3.500 người hiện nay tăng lên 4.500 người.

Biên chế cấp tiểu đoàn thuộc đơn vị chiến đấu lữ đoàn còn thừa được chuyển vào xây dựng năng lực lữ đoàn còn thừa. đồng thời gia tăng đầu tư thích đáng. Làm như vậy vừa có thể lấp đi hạn chế về thiếu sức chiến đấu tồn tại của chế độ 2 tiểu đoàn, vừa phù hợp với yêu cầu của đơn vị chiến đấu lữ đoàn “số lượng ít đi một chút, quy mô lớn hơn một chút”, thực hiện mục tiêu giảm nhân viên mà không giảm sức chiến đấu.

Thứ hai, đơn vị chiến đấu lữ đoàn đã trang bị thiết bị mạng chiến trường và thiết bị thông tin phần lớn dựa vào vệ tinh, những thiết bị mới này có thể giảm mạnh độ khó khi sĩ quan chỉ huy sư đoàn tập trung lực lượng chi viện tác chiến cho phương hướng chủ yếu. Số lượng trang bị thông tin và năng lực thông tin tầm xa của đơn vị chiến đấu lữ đoàn đều mạnh hơn nhiều đơn vị cùng cấp trước đây.

Sở chỉ huy đơn vị chiến đấu lữ đoàn trang bị nút sở chỉ huy (command post node) và nút mạng liên hợp (JNN) của nhiều loại trang bị thông tin, có thể xây dựng 1 mạng thông tin cốt lõi lữ đoàn hoàn chỉnh trong 2 giờ đồng hồ, còn mạng thiết bị khách hàng di động vốn có ít nhất cần tới 36 giờ mới có thể thực hiện được năng lực tương đồng với nút mạng liên hợp.

Sĩ quan chỉ huy lữ đoàn, tiểu đoàn có thể dựa vào nút mạng liên hợp, trực tiếp kết nối với hệ thống chỉ huy kiểm soát toàn cầu của Lục quân Mỹ, hơn nữa do nút mạng liên hợp của sở chỉ huy lữ đoàn lắp trong khoang xe Hummer, nút tiểu đoàn do nhiều thiết bị thông tin đầu cuối của vệ tinh hợp thành, lắp trên xe kéo, vì vậy đều có tính cơ động tương đối mạnh.

Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams Mỹ
Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams Mỹ

Thứ ba, các lực lượng chi viện hậu cần chiến đấu sau cải cách biên chế có thể quy thuộc các biên đội cơ động, hình thành mô hình bảo đảm “kết hợp giữa đại đội chi viện với tiểu đoàn hợp thành cơ động, kết hợp giữa tiểu đoàn chi viện với đơn vị chiến đấu lữ đoàn”, đã nâng cao rất lớn hiệu suất bảo đảm, cũng có lợi cho sĩ quan chỉ huy lữ đoàn tập trung tinh lực chỉ huy tác chiến.

Đơn vị chiến đấu lữ đoàn có thể tận dụng đầy đủ năng lực hỗ trợ của chi viện hậu cần chiến đấu, tiến hành tự bảo đảm trong xây dựng biên chế. Trong tình hình chưa được cấp trên chi viện, đơn vị chiến đấu lữ đoàn có thể độc lập thực hiện tác chiến cường độ cao trong thời gian 3 ngày và tác chiến cường độ thấp và trung bình trong 7 ngày,

Nhìn một cách tổng hợp, đợt cắt giảm lần này liên quan khá ít tới lực lượng tác chiến cốt lõi, lực lượng cắt giảm có thể thông qua điều chỉnh mang tính cơ cấu và tập trung đầu tư vào hỗ trợ cho phương thức của lực lượng tác chiến trọng điểm, vì vậy sẽ không tạo ra sự tác động nghiêm trọng đối với lực lượng Lục quân Mỹ.

Nhìn vào lịch sử phát triển của Lục quân Mỹ, do năng lực chuyển hóa giữa lực lượng tại ngũ và lực lượng dự bị tương đối mạnh, quy mô Lục quân có thể tăng giảm linh hoạt theo nhu cầu. Có thể thấy, cắt giảm Lục quân vừa là sự điều chỉnh dưới sức ép của ngân sách, vừa là sự lựa chọn chiến lược trong cải cách Lục quân Mỹ. Điều có thể khẳng định là,, các bước chuyển đổi Lục quân Mỹ sẽ không dừng lại, mà là tiếp tục kết hợp các biện pháp ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và quy hoạch dài hạn chuyển đổi với nhau, thúc đẩy tổng thể, phát triển đi lên.

Xe tăng chiến đấu M1A2 SEP sư đoàn bộ binh 4 quân Mỹ
Xe tăng chiến đấu M1A2 SEP sư đoàn bộ binh 4 quân Mỹ
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/Home.mvc/Index
Đông Bình