Một số động thái mới của công nghiệp quốc phòng Pakistan,Ấn, Mỹ, Nhật

22/06/2014 08:07
Việt Dũng
(GDVN) - Các nước đều tìm cách tăng cường thực lực công nghiệp quốc phòng tự thân trong bối cảnh an ninh khu vực ngày càng nóng bỏng hiện nay.

Pakistan đầu tư thêm 15 triệu USD hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng

Chính phủ Pakistan sẽ cung cấp thêm vốn để hỗ trợ hiện đại hóa tiếp theo nền tảng công nghiệp quốc phòng. Một bản tuyên bố ngày 18 tháng 6 của chính phủ Pakistan cho biết, quốc hội đã phê chuẩn một khoản vốn 1.490 triệu rupee (khoảng 15 triệu USD) để đáp ứng chi tiêu công nghiệp dự kiến trong năm tài khóa 2014/15.

Pakistan hợp tác với Pháp chế tạo tàu ngầm Hamza Type Agosta 90B
Pakistan hợp tác với Pháp chế tạo tàu ngầm Hamza Type Agosta 90B

Phần vốn này sẽ chuyển cho 4 tập đoàn công nghiệp quân sự Pakistan nằm dưới cơ quan sản xuất quốc phòng: Tập đoàn nhà máy chế tạo vũ khí Pakistan (POF), nhà máy đóng tàu và nhà máy chế tạo cơ khí Karachi (KSEW), công ty công nghiệp nặng Taxila và công ty tổng hợp hàng không Pakistan.

Chính phủ Pakistan cho biết, nguồn vốn được dùng cho kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp, đặc biệt là kế hoạch có liên quan đến nhà máy đóng tàu hải quân.

Những kế hoạch này bao gồm mua và lắp ráp máy nâng tàu và hệ thống truyền cùng với các loại thiết bị và máy móc, cung cấp dịch vụ lắp ghép và sửa chữa cho tàu nổi và tàu ngầm.

Vào tháng 6 năm 2013, người đứng đầu cơ quan sản xuất quốc phòng Pakistan Rana Tanveer Hussain thừa nhận, sẽ cấp vốn để nâng cao khả năng sản xuất cho tập đoàn nhà máy chế tạo vũ khí Pakistan, nhà máy tuyên bố ít nhất cần 250 triệu USD để thay thế dây chuyền sản xuất và các thiết bị, phương tiện sản xuất lỗi thời.

Thủ tướng Ấn Độ Modi nhấn mạnh tự cung tự cấp trang bị quốc phòng

Ngày 14 tháng 6, tàu sân bay INS Vikramaditya mà hải quân Ấn Độ mua của Nga đã tổ chức buổi lễ chính thức gia nhập hải quân Ấn Độ. 

Trong buổi lễ, tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lên tàu sân bay và ngồi vào khoang lái máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga chế tạo, nhấn mạnh Ấn Độ cần "tự cấp tự túc" về trang bị quốc phòng, cần "rất coi trọng" phát triển công nghệ mới nhất.

Thủ tướng Ấn Độ Modi lên tàu sân bay INS Vikramaditya, tham quan buồng lái máy bay chiến đấu MiG-29K
Thủ tướng Ấn Độ Modi lên tàu sân bay INS Vikramaditya, tham quan buồng lái máy bay chiến đấu MiG-29K

Trong một bài phát biểu cùng ngày, ông Modi đã nhấn mạnh nhiều hơn đề kỳ vọng vào công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ. Ông nói: "Chúng ta tại sao phải nhập khẩu trang bị quốc phòng? Chúng ta phải tự cấp tự túc". "Tại sao chúng ta không thể xuất khẩu trang bị quốc phòng của chúng ta cho nước khác? Chúng ta cần rất coi trọng công nghệ mới nhất, điều này sẽ có lợi cho Ấn Độ".

Tàu sân bay Vikramaditya vốn là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của hải quân Nga, đi vào hoạt động năm 1987, do nổ nồi hơi và phải nghỉ hưu năm 1994. Năm 2004, tàu này được chính thức bán cho Ấn Độ và tiến hành cải tạo hiện đại hóa ở Nga.

Do sự lạc hậu về trình độ đóng tàu của Nga và các nguyên nhân khác, công tác cải tạo không ngừng liên tục kéo dài và nhiều lần gia tăng chi phí, thậm chí khi chạy thử đã xảy ra sự cố nồi hơi nghiêm trọng. Cuối cùng, tàu sân bay INS Vikramaditya cũng đã được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào tháng 11 năm 2013, chi phí cải tạo đã tăng từ 1,5 tỷ USD ban đầu lên 2,3 tỷ USD.

Tàu sân bay này cùng với máy bay chiến đấu MiG-29K do Nga chế tạo đã tạo thành hạt nhân của hạm đội thế hệ mới hải quân Ấn Độ. Đồng thời, tàu sân bay INS Vikrant do Hải quân Ấn Độ tự chế tạo được khởi công từ năm 2007, sau đó tiến triển rất chậm chạp. Do vốn không được chuyển giao và thiếu thiết bị đồng bộ, sau khi hạ thủy vào năm 2013, không lâu sau tàu này đã dừng chế tạo cho đến nay.

Thủ tướng Ấn Độ Modi thị sát tàu sân bay INS Vikramaditya
Thủ tướng Ấn Độ Modi thị sát tàu sân bay INS Vikramaditya

Tờ "Indian Express" Ấn Độ cho rằng, tàu sân bay INS Vikramaditya cuối cùng đã có khả năng chiến đấu, tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ Kumar Dhowan cho biết, tàu sân bay đã hoàn toàn có khả năng tác chiến, có đủ phi công và đường băng di động có khả năng điều khiển máy bay. Các phi công luôn tiến hành điều khiển bay thông thường. Nhưng, ngày 4 tháng 6, một máy bay chiến đấu MiG-29K khi hạ cánh đã bị hư hại bánh đáp trước do sơ suất về điều khiển.

Ấn Độ có lực lượng vũ trang quy mô thứ ba thế giới, nhưng đến nay, hầu hết vũ khí trang bị của nước này vẫn dựa vào nhập khẩu. Quân đội Ấn Độ đã thúc đẩy nhiều kế hoạch phát triển vũ khí nội địa, nhưng phần lớn hiệu quả không tốt, trong đó đáng chú ý có các chương trình như: máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas, xe tăng Arjun, tàu khu trục và hộ vệ.

Nguồn tin cho biết, ông Modi còn có kế hoạch thăm biên giới miền bắc và miền đông trong vài tuần tới. Được biết, quân đội Ấn Độ đã chuẩn bị tốt cho chuyến thăm biên giới miền đông của ông, khu vực đến thăm đang được bàn bạc, chuyến đi biên giới miền bắc cũng vậy.

Cơ quan nghiên cứu Mỹ đề nghị đẩy nhanh điều chỉnh công nghiệp quốc phòng

Trung tâm an ninh Mỹ mới (Center for a New American Security, CNAS) gần đây ra báo cáo cho rằng, hiện nay, công nghiệp quốc phòng Mỹ điều chỉnh quá chậm trên phương diện ứng phó với các thách thức về vấn đề an ninh và phát triển công nghệ toàn cầu, công nghiệp quốc phòng cần sử dụng nhiều hơn công nghệ dân dụng cho trang bị quân sự tương lai.

Chiến tranh mạng - một mối đe dọa hiện hữu
Chiến tranh mạng - một mối đe dọa hiện hữu

Báo cáo cho rằng, về lịch sử, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ thông thường là phát triển trước công nghệ quân dụng, sau đó chuyển hóa sang dân dụng, như công nghệ GPS và công nghệ internet, nhưng hiện nay phải nhấn mạnh dùng công nghệ dân dụng cho mục đích quân sự.

5 năm trước, phần dân dụng trong chương trình mua sắm quốc phòng của Mỹ chiếm tỷ tệ từ 10% tăng lên 30%, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu sử dụng một số công nghệ dân dụng như in 3-D và hệ thống IT, đồng thời quân đội Mỹ đã có một số đơn vị sử dụng điện thoại di động thông minh để kiểm tra thông tin do thám theo thời gian thực.

Quan chức điều hành Lynn của Tập đoàn Finmeccanica Bắc Mỹ ngày 11 tháng 6 cho biết, công ty quốc phòng cần tiếp thu nhiều công nghệ dân dụng hơn để ứng dụng cho vũ khí quân sự trong tương lai; những công nghệ như công nghệ mạng, công nghệ tự động, công nghệ sinh học và công nghệ nano sẽ là những công nghệ then chốt để xây dựng khả năng cho quân đội Mỹ trong tương lai.

Công nghiệp quân sự Nhật Bản phát triển do Trung Quốc, Bắc Triều Tiên kích thích

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 18 tháng 6 đưa tin, công ty Reportbuyer Anh gần đây công bố báo cáo "Tương lai công nghiệp quốc phòng Nhật Bản trước năm 2019 - sức hấp dẫn thị trường, mô hình cạnh tranh và dự đoán", đã mô tả dự kiến quy mô và tăng trưởng của công nghiệp Nhật Bản từ năm 2015 đến năm 2019, đã tiến hành phân tích về xu thế xuất nhập khẩu sản phẩm và công nghệ Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đến công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, chỉ ra ứng phó với CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy Nhật Bản tăng trưởng chi tiêu quốc phòng.

Tên lửa Taepodong 2 của CHDCND Triều Tiên, tầm bắn 6.700 km
Tên lửa Taepodong 2 của CHDCND Triều Tiên, tầm bắn 6.700 km

Báo cáo cho rằng, tên lửa đạn đạo tầm xa của CHDCND Triều Tiên thúc đẩy Nhật Bản đặt trọng điểm vào tăng cường khả năng phòng thủ tự thân. Mặc dù ngân sách quốc phòng Nhật Bản trong thời gian xét duyệt đã hạ xuống 3,56%, nhưng xu thế này sẽ thay đổi trong tương lai. Trong thời gian dự kiến, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản sẽ từ 47,5 tỷ USD năm 2015 tăng lên 49,1 tỷ USD.

Ngân sách quốc phòng Nhật Bản chủ yếu dùng cho các chi tiêu như tiền lương nhân viên, chi tiêu tác chiến, đào tạo và phát triển. Chi tiêu chiếm 19,4% toàn bộ ngân sách quốc phòng năm 2014, bao gồm mua sắm trang bị quân sự, chi tiêu nguyên vật liệu và chi tiêu nghiên cứu phát triển, mua sắm máy bay và đóng tàu.

Trong thời gian xem xét, chi tiêu của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản chiếm 37,4% toàn bộ ngân sách chi tiêu, Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không lần lượt chiếm 23,4% và 22,3%, ngân sách quốc phòng còn thừa được phân phối cho chi tiêu mang tính quốc phòng khác, như ban tham mưu tình báo, viện nghiên cứu quốc phòng, viện y học quốc phòng, viện nghiên cứu phòng vệ quốc gia, viện nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu phát triển, văn phòng xây dựng và mua sắm thiết bị, văn phòng giám sát...

Những nhân tố liên quan đến an ninh Nhật Bản dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu quốc phòng trong vài năm tới. Những nhân tố này gồm có mối đe dọa phát triển tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, xung đột Nhật-Trung. Ngoài ra, các biện pháp hiện đại hóa đạn dược cũng sẽ trở thành lĩnh vực quan tâm trọng điểm trong chi tiêu quân sự của Nhật Bản.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc

Báo cáo bao gồm những nội dung chính sau:

Vấn đề thị trường chủ yếu

Lệnh cấm xuất khẩu của Chính phủ Nhật Bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công nghiệp quốc phòng. Lệnh cấm này hạn chế doanh nghiệp Nhật Bản và quốc gia có công nghệ tiên tiến khác hợp tác tiến hành sản xuất liên hợp thiết bị và công nghệ. Vì vậy, doanh nghiệp Nhật Bản không thể thực hiện quy mô kinh tế và lợi ích liên quan, khiến cho chi phí sản xuất trong nước liên tục tăng lên.

Năm 2014, chính phủ Nhật Bản dùng 19,4% ngân sách quốc phòng cho mua sắm thiết bị. Trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, các nhà sản xuất thiết bị quốc phòng Nhật Bản muốn chi tiêu hoặc mua sắm công nghệ theo giấy phép thiết bị nguồn của nước ngoài, điều này đã tăng giá thành sản phẩm. Ngoài ra, hợp đồng ít ỏi do chính phủ Nhật Bản cung cấp đã làm giảm số lượng mua sắm, khiến cho thiết bị rất đắt đỏ, đã làm giảm tỷ lệ hồi vốn. Trừ phi chính phủ Nhật Bản cho phép xuất khẩu vũ khí hoặc phân phối vốn cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển, nếu không chi phí sản xuất cao sẽ là một thách thức lâu dài của doanh nghiệp quốc phòng.

Lệnh cấm xuất khẩu vũ khí do chính phủ Nhật Bản thực hiện lâu dài làm cho doanh nghiệp quốc phòng của họ rất khó duy trì khả năng lợi nhuận. Mặc dù lệnh cấm được nới lỏng, doanh nghiệp quốc phòng Nhật Bản vẫn bị hạn chế về xuất khẩu vũ khí, vẫn đợi chính phủ phê chuẩn. Điều quan trọng hơn là, những doanh nghiệp này vẫn bị hạn chế bán thiết bị cho nước khác.

Nhật Bản phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shinshin
Nhật Bản phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shinshin

Điểm sáng chủ yếu

CHDCND Triều Tiên đã bị Nhật Bản coi là một mối đe dọa chính. Điều này chủ yếu là do CHDCND Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo tiên tiến vào năm 1998 và đưa ra biện pháp phát triển tên lửa hạt nhân năm 2006, những hành động này đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. 

Ngoài ra, tên lửa Taepodong bắn thử và thử hạt nhân lần 3 vào tháng 2 năm 2013 của CHDCND Triều Tiên đã làm cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản nâng cao khả năng phòng ngự tự thân, đảm bảo dẫn trước trong chạy đua vũ trang.

Điều này đã thúc đẩy Nhật Bản thông qua một số chương trình phát triển tên lửa với Mỹ, nâng cao khả năng tự cấp quốc phòng. 

Đến năm 2018, Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất quy mô hoàn toàn hệ thống tên lửa có công năng mạnh thế hệ mới. Loại tên lửa này do Nhật-Mỹ hợp tác phát triển, sẽ tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản.

Nhật Bản đã hợp tác với Mỹ triển khai một số đơn vị ở hướng đảo Senkaku. Hải quân và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hợp tác phụ trách bảo vệ những hòn đảo này. 

Hai lực lượng này hợp tác hành động với quân đội Mỹ, tiến hành tuần tra thường xuyên đối với lãnh thổ trên biển của Nhật Bản để bảo vệ thông suốt các tuyến đường biển quan trọng.

 Trong thời gian dự kiến, Nhật Bản có thể sẽ tăng cường khả năng giám sát vùng biển xung quanh, đầu tư nghiên cứu phát triển máy bay không người lái, mua sắm tàu tuần tra và máy bay.

Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm, săn ngầm, xe tăng, máy bay... tiên tiến
Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm, săn ngầm, xe tăng, máy bay... tiên tiến

Doanh nghiệp quốc phòng Nhật Bản có công nghệ tiên tiến, phức tạp trong lĩnh vực chế tạo và thiết bị quốc phòng. Mặc dù vậy, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản chỉ giới hạn ở chế tạo xe tăng, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến. 

Điều này làm cho họ có nhu cầu mạnh hợp tác phát triển với các nước có công nghệ tiên tiến khác để mua sắm thiết bị phức tạp như hệ thống phòng thủ tên lửa và thiết bị C4ISR tiên tiến. 

Mua sắm những công nghệ tiên tiến này chiếm hầu hết kim ngạch nhập khẩu quốc phòng của Nhật Bản.

Trong các động thái mua sắm gần đây, Nhật Bản đạt được thỏa thuận với hãng Lockheed Martin Mỹ mua máy bay chiến đấu F-35 Lightning. Việc mua sắm này bắt đầu từ năm 2011, dự kiến lô máy bay cuối cùng sẽ bắt đầu bàn giao năm 2017.

Việt Dũng