Mỹ phá tan yêu sách chủ quyền vô lý làm Trung Quốc hết sức tức tối

28/10/2015 07:17
Đông Bình
(GDVN) - Các quan chức ngoại giao, quân sự Trung Quốc đồng loạt lên tiếng phản đối Mỹ, ngang ngược đòi Mỹ không được phá hành vi bành trướng của Trung Quốc.

Theo báo chí Trung Quốc các ngày 27 và 28 tháng 10, tàu khu trục USS Lassen ngày 27 tháng 10 đã tiến hành tuần tra ở khu vực quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra trên Biển Đông
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra trên Biển Đông

Hành động này được dư luận cho là Mỹ đã không thừa nhận và đã có hành động thách thức (phá tan) yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, hành động lần này của Mỹ phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chính phủ Trung Quốc đã hết sức tức tối, huy động cả một bộ máy khổng lồ để phản đối Mỹ và tuyên truyền xuyên tạc, nhồi sọ những người không hiểu biết ở trong và ngoài Trung Quốc về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc lập tức nhảy dựng lên "kiên quyết phản đối" hoạt động tuần tra này của Hải quân Mỹ, đã lần lượt cử người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang, người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị liên tiếp lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang nói: "Ngày 27 tháng 10, tàu chiến USS Lassen Mỹ không được Chính phủ Trung Quốc cho phép, phi pháp đi vào vùng biển lân cận các đá ngầm liên quan của quần đảo Nam Sa-Trung Quốc. Cơ quan liên quan của Trung Quốc dựa vào pháp luật, đã tiến hành giám sát, theo dõi và cảnh cáo đối với tàu chiến Mỹ".

Lục Khang - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Lục Khang - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Theo Lục Khang: "Hành vi của tàu chiến Mỹ đe dọa lợi ích chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, đe dọa an toàn nhân viên và công trình trên đảo, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực. Trung Quốc bày tỏ bất mãn mạnh mẽ và kiên quyết phản đối điều này.

Chính như Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng biển lân cận. Chủ quyền và quyền lợi liên quan của Trung Quốc ở Biển Đông được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được Chính phủ Trung Quốc nhiều khóa kiên trì.

Trung Quốc triển khai xây dựng trên lãnh thổ của mình là việc trong phạm vi chủ quyền, không nhằm vào, không ảnh hưởng đến bất cứ nước nào, sẽ không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới tự do đi lại và tự do bay của các nước ở Biển Đông được hưởng theo luật pháp quốc tế.

Trung Quốc luôn tôn trọng và bảo vệ tự do hàng hải và tự do bay của các nước ở Biển Đông được hưởng theo luật pháp quốc tế, nhưng kiên quyết phản đối bất cứ nước nào lấy danh nghĩa tự do hàng hải và tự do bay để gây thiệt hại lợi ích chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.

Trung Quốc kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh và quyền lợi biển hợp pháp, chính đáng của mình. Đối với những khiêu khích cố tình của bất cứ nước nào, Trung Quốc đều sẽ kiên quyết ứng phó. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình trên biển, trên không liên quan và căn cứ vào nhu cầu, áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết.

Trung Quốc mạnh mẽ thúc giục Mỹ nghiêm túc tiếp nhận sự giao thiệp nghiêm túc của Trung Quốc, lập tức sửa sai, không được có bất cứ hành vi nguy hiểm, khiêu khích nào đe dọa lợi ích chủ quyền và an ninh của Trung Quốc".

Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Trong thời gian tham dự hội thảo Trung-Nhật-Hàn ở Bắc Kinh ngày 27 tháng 10, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng cho rằng, Trung Quốc "khuyên Mỹ suy nghĩ kỹ rồi hành động, không được manh động, không được cố tình gây chuyện".

Ngày 27 tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng triệu kiến Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Sieben Baucus, đưa ra phản đối về việc tàu chiến Mỹ đến vùng biển lân cận đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trương Nghiệp Toại nói: "Mỹ bất chấp Trung Quốc gần đây nhiều lần giao thiệp nghiêm túc và nhiều lần can ngăn, điều tàu chiến USS Lassen phi pháp đi vào vùng biển lân cận các đảo đá liên quan ở quần đảo Nam Sa-Trung Quốc, việc làm này đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, đe dọa an toàn của nhân viên và công trình trên đá ngầm, là khiêu khích nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Trung Quốc mạnh mẽ bất mãn và kiên quyết phản đối hành động nói trên của Mỹ".

Trương Nghiệp Toại còn đưa ra các tuyên bố ngang ngược về chủ quyền giống với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang.

Ngoài ra, ông Toại còn cho rằng: "Việc (Mỹ) khoe khoang vũ lực rất dễ gây ra bất ngờ trên biển, trên không, không chỉ đe dọa quyền lợi đi lại và bay của các nước được hưởng theo luật pháp, mà còn làm tổn hại hòa bình và ổn định Biển Đông, là hành vi rất không có trách nhiệm".

Tàu khu trục tên lửa Lan Châu, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân ngày 27 tháng 10 nhận xét về hoạt động tuần tra của tàu chiến Mỹ tương tự như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang, nhưng cho biết thêm, hành động này của Mỹ còn "đe dọa an toàn hoạt động sản xuất bình thường của ngư dân Trung Quốc".

Ngoài ra, Dương Vũ Quân cho biết, tàu khu trục tên lửa Lan Châu và tàu tuần tra Thái Châu của Hải quân Trung Quốc đã "dựa vào pháp luật, tiến hành cảnh cáo".

Dương Vũ Quân nói: "Trung Quốc tiến hành xây dựng và bảo vệ công trình ở một số đảo đá đồn trú nhiều năm chủ yếu là để phục vụ các loại nhu cầu dân sự, phục vụ cho lợi ích chung của các nước.

Mỹ điều tàu chiến đến vùng biển ven bờ đá ngầm do Trung Quốc đồn trú (bất hợp pháp) tiến hành khiêu khích, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Trung Quốc, đặc biệt là an toàn nhân viên đồn trú và công trình trên đá ngầm".

Theo Dương Vũ Quân: "Nhiều năm qua, trong các trường hợp công khai, Mỹ nhiều lần đề nghị áp dụng các biện pháp thiết thực, bảo đảm an toàn đi lại của tàu và máy bay các bên.

Nhưng về hành động, Mỹ bất chấp sự phản đối nhiều lần của Trung Quốc, điều tàu chiến đến vùng biển ven bờ đá ngầm mà Trung Quốc đồn trú, dẫn đến lực lượng trên biển, trên không của hai bên tiếp xúc cự ly gần, tạo ra mối đe dọa trực tiếp cho an toàn của nhân viên hai bên, rất dễ gây ra sự kiện bất ngờ, cách làm này rất không có trách nhiệm".

Dương Vũ Quân còn cho hay: "Quân đội Trung Quốc có ý chí kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Chúng tôi sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết bảo vệ an ninh tự thân".

Lương Dương - người phát ngôn Hải quân Trung Quốc
Lương Dương - người phát ngôn Hải quân Trung Quốc

Ngày 27 tháng 10, người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương cũng lên tiếng nói rằng: Sáng ngày 27 tháng 10, tàu khu trục USS Lassen Hải quân Mỹ tiến vào vùng biển đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam), tàu chiến và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc đã "dựa vào pháp luật, tiến hành theo dõi và cảnh cáo cần thiết, hợp pháp, chuyên nghiệp".

Lương Dương còn ngang nhiên tuyên bố "chủ quyền" và đe dọa: "Hải quân (Trung Quốc) sẽ kiên quyết thực hiện chức trách, nhiệm vụ, kiên định bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển quốc gia, kiên định bảo vệ hòa bình, ổn định Biển Đông".

Theo Lương Dương: Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình trên biển, trên không liên quan, đề phòng những tình huống đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc và những sự kiện bất ngờ trên biển, trên không.

Đối với vấn đề này, Lương Dương đòi Mỹ tăng cường quản lý đối với hoạt động của tàu thuyền và máy bay qua lại của nước mình, đề phòng gây ra sự kiện bất trắc.

Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Về những tuyên bố của Trung Quốc nêu trên, xin đưa ra một vài lời bình luận:

Trung Quốc tuyên bố hành động lần này của Mỹ đã “phá hoại hòa bình và ổn định khu vực”, nhưng trên thực tế, hành động điều tàu chiến của Mỹ đến vùng biển đảo nhân tạo ở Biển Đông đã được Mỹ tuyên bố rõ là nhằm bảo vệ an toàn và tự do hàng hải, tự do bay, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp biển đảo của các nước ven Biển Đông, ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự - đây mới là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, là mối đe dọa chủ yếu, trực tiếp và nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực hiện nay, trong đó có an toàn và tự do hàng hải, tự do bay.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và quyền lợi liên quan của họ được “hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài” chỉ là một loại lừa đảo, bởi vì lịch sử chính thống các triều đại phong kiến Trung Quốc đã bác bỏ điều này. Cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Do đó, Trung Quốc không có chủ quyền hợp pháp thì việc xây đảo nhân tạo cùng các công trình liên quan đều bất hợp pháp. Hành động lần này của Hải quân Mỹ thực sự đã “giáng một đòn chí mạng” đối với yêu sách bành trướng, tham lam của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Người Mỹ đã tuyên bố sẽ tuần tra định kỳ ở khu vực đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông, rõ ràng là Trung Quốc sẽ khó ngăn chặn được hành động bảo đảm tự do hàng hải và tự do bay này của họ, vì hoạt động đó dựa trên luật pháp quốc tế, được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Thông qua sự kiện tàu chiến Mỹ tuần tra đảo nhân tạo lần này, báo chí Trung Quốc cũng ra sức tuyên truyền xuyên tạc, ra sức dùng "hỏa lực mồm" đe dọa.

Báo chí Trung Quốc gọi việc người Mỹ từ xa đến "khoe vũ lực" ở Biển Đông là "gây sóng gió", trở thành người "gây phiền phức ở Tây Thái Bình Dương", gây tức giận cho "nhân dân Trung Quốc" (giới bành trướng, bá quyền Bắc Kinh).

Cho rằng "Biển Đông vốn vô sự, Mỹ đến gây sự, phá rối, làm cho Biển Đông dậy sóng". Phát biểu trên của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng thuộc loại này.

Nhưng kẻ nào ra sức bành trướng quân sự, ưu tiên và tăng cường bố trí quân sự ở Biển Đông, đẩy mạnh các cuộc tập trận quy mô lớn, đe dọa vũ lực các nước láng giềng thì ngay bộ máy tuyên truyền của kẻ đó đã phản ánh rõ ràng. Chính điều đó đã gây lo ngại, căng thẳng khu vực và tăng cường ý thức cảnh giác, đề phòng cho cộng đồng quốc tế.

Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Báo Trung Quốc còn cho rằng, hành động lần này của Mỹ đã đi ngược lại "đồng thuận" Trung-Mỹ, đi ngược lại "đại nghĩa quốc tế" và "cam kết của mình".

Bởi vì, trước đó, nhà lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ đã đạt được đồng thuận "duy trì trao đổi mang tính xây dựng" về vấn đề Biển Đông. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, tin rằng, hai bên có năng lực "quản lý, kiểm soát bất đồng", đồng ý triển khai "tương tác tích cực" trong các vấn đề như Biển Đông.

Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc đã quên rằng, Mỹ đã yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông, đã yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo. Nhưng Trung Quốc đã bỏ ngoài tai, tiếp tục các hành động xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, phá vỡ trật tự khu vực.

Ngoài ra, báo chí Trung Quốc còn muốn Quân đội Trung Quốc sử dụng các lực lượng để chống lại hoạt động tuần tra của Hải quân Mỹ trên Biển Đông, chẳng hạn có ý kiến cho rằng, không ngại va chạm, cho tàu ngăn cản hoạt động của Hải quân Mỹ. Thậm chí có ý kiến cho rằng dồn lực lượng tên lửa của Pháo binh 2 Trung Quốc nhằm vào Biển Đông.

Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Đó là những tuyên truyền đầy mùi thuốc súng, phản ánh rõ tính chất vô lý trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Trong các tuyên truyền của mình hôm qua và hôm nay, báo chí Trung Quốc không hề đề cập đến luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, trong đó có liên quan đến chủ quyền các đảo đá.

Do đó, những tuyên bố nêu trên của Trung Quốc cũng chẳng có tác dụng gì, chỉ càng cho thấy bộ mặt thật mưu đồ bành trướng lãnh thổ, bành trướng vũ lực, đòi ăn cướp chủ quyền biển đảo của các nước ven Biển Đông. Mưu đồ và hành động này của giới bành trướng Bắc Kinh cần được các bên ở Biển Đông và cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác ngăn chặn có hiệu quả.

Đông Bình