Nga điều tàu sân bay tới Syria, IS tuyên bố báo thù, Liên hợp quốc can dự

15/10/2015 07:13
Đông Bình
(GDVN) - Ngoài ra, Mỹ đã không chấp nhận đề nghị hội đàm quân sự cấp cao với Nga, Tổng thống Nga Putin phê phán tính toán chiến lược của Mỹ là "rối rắm".

Mỹ không chấp nhận hội đàm quân sự cấp cao với Nga

Hãng tin BBC Anh ngày 14 tháng 10 đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Mỹ không chấp nhận đề nghị tổ chức hội đàm quân sự cấp cao về vấn đề đàm phán không kích Syria.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

Ông Sergei Lavrov nói với các nghị sĩ Quốc hội rằng, Mỹ chính thức cho Nga biết, Mỹ sẽ không điều đoàn đại biểu đến Moscow, cũng sẽ không dựa vào biện pháp khác trong kiến nghị tiếp nhận đoàn đại biểu Nga ở Washington.

Ông Sergei Lavrov cho biết, đề nghị hội đàm do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra khi thăm New York vào cuối tháng 9 vừa qua.

Thứ Bảy tuần trước (ngày 10 tháng 10), máy bay chiến đấu hai nước Mỹ và Nga suýt va chạm trên bầu trời Syria, chỉ cách nhau 10 - 20 dặm Anh.

Nga bắt đầu tiến hành không kích ở Syria từ ngày 30 tháng 9, tuyên bố mục tiêu tấn công của họ là "Nhà nước Hồi giáo" (IS) và các tổ chức khủng bố khác, để giúp đỡ cho Tổng thống Syria Bashar Assad.

Nhưng, các nước phương Tây và nhà hoạt động Syria cho rằng, máy bay chiến đấu Nga đã bắn trúng mục tiêu của các tổ chức không cấp tiến, Moscow đã phủ nhận đối với vấn đề này.

Người dân Syria ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad và hoạt động không kích của Nga ở Syria, họ tập hợp bên ngoài Đại sứ quán Nga ở Syria để bày tỏ sự ủng hộ.
Người dân Syria ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad và hoạt động không kích của Nga ở Syria, họ tập hợp bên ngoài Đại sứ quán Nga ở Syria để bày tỏ sự ủng hộ.

Vào thứ Ba (ngày 13 tháng 10), 2 quả đạn đã bắn trúng khu vực Đại sứ quán Nga tại thủ đô Damascus, Syria, một số người ủng hộ Tổng thống Assad khi đó đang tổ chức tụ tập ở ngoài sứ quán, ủng hộ hoạt động không kích của Nga ở Syria.

Mặc dù không có ai bị thiệt mạng, nhưng có một số người đã bị thương. Nga coi vụ việc này là "một cuộc tấn công khủng bố".

Tính toán chiến lược rối rắm

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê phán Washington từ chối hợp tác với Moscow trong vấn đề Syria, đồng thời từ chối chia sẻ tin tức tình báo với Nga, sự tính toán chiến lược ở đằng sau càng “rối rắm”.

“Tôi cho rằng, trong đầu một số đối tác của chúng tôi là rối rắm, họ hoàn toàn không hiểu rõ đối với tình hình thực sự xảy ra ở nước này, cũng không biết mục tiêu họ đang theo đuổi là gì” – ông Putin nói.

Mỹ và đồng minh hiện cũng đang tiến hành không kích đối với IS ở Syria, nhưng lại mạnh mẽ phê phán Moscow coi cả lực lượng vũ trang phe đối lập ôn hòa do phương Tây ủng hộ là đối tượng tấn công, ủng hộ cho đồng minh - Tổng thống Syria Bashar Assad.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Mặc dù vậy, hai nước Mỹ và Nga vẫn đang cân nhắc hợp tác thiết thực ở mức độ nhất định. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, ngày 15 tháng 10, Mỹ và Nga sẽ tổ chức vòng đàm phán khác, thảo luận cách thức vạch rõ giới hạn của mỗi bên trên bầu trời Syria.

“Mặc dù chúng tôi không thể đạt được nhất trí về chính sách Syria, chúng tôi ít nhất có thể đồng ý – cần để phi công không quân của chúng tôi cố gắng được đảm bảo an toàn”.

Từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra vào tháng 3 năm 2011 đến nay, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt cuộc xung đột Syria cuối cùng không thể đạt được thành công, đến nay đã gây ra hơn 240.000 người chết, vài triệu người rời bỏ nhà cửa, trở thành người tị nạn.

Hiện nay, tình hình Syria không những không chuyển biến tốt, mà còn có dấu hiệu chuyển sang “hỗn chiến” giữa các bên.

Trên thực tế, mặc dù liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu và Nga đều không trực tiếp sử dụng lực lượng mặt đất tấn công, nhưng các loại chi viện của hai bên cho thế lực ủng hộ của mình là không ít, cuộc đối đầu giữa Mỹ-Nga gián tiếp xảy ra giữa các lực lượng địa phương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter

Tổ chức chống chính phủ Syria được Mỹ ủng hộ cho biết, ngày 13 tháng 10, chính tên lửa chống tăng do Mỹ chế tạo đã trực tiếp làm xoay chuyển tình hình chiến sự ở miền trung và tây bắc Syria – đã ngăn cản bước tiến của quân chính phủ Syria và đồng minh Nga ở tỉnh Hama và Idlib.

Nga và Liên hợp quốc bàn giải quyết chính trị vấn đề Syria

Tân Hoa xã ngày 14 tháng 10 đưa tin, ngày 13 tháng 10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cùng với đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura đã tổ chức hội đàm, thảo luận giải quyết chính trị vấn đề Syria.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cho biết, ông Lavrov và Staffan de Mistura đã trao đổi ý kiến rộng rãi và sâu sắc về việc làm thế nào để nhanh chóng thông qua con đường chính trị giải quyết vấn đề Syria.

Hai bên đồng ý, trên cơ sở “Thông cáo Geneva” ngày 30 tháng 6 năm 2012, vấn đề Syria cần thông qua đàm phán liên tục và cởi mở để giải quyết.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura

Tuyên bố cho biết, ông Lavrov đã giải thích lập trường của Nga trong triển khai hành động quân sự ở Syria. Ông Lavrov nhấn mạnh, IS và các thế lực khủng bố khác đã đe dọa rất lớn đến tình hình an ninh ở Syria, mục đích triển khai hành động quân sự ở Syria của Nga chính là tiêu diệt những thế lực khủng bố này.

Ông Lavrov cho hay: Việc chỉ trích Nga tấn công những thế lực này gây trở ngại cho tiến trình giải quyết chính trị vấn đề Syria là hoàn toàn không có căn cứ.

Trong hội đàm, ông Staffan de Mistura cho biết, Nga triển khai hành động quân sự ở Syria trở thành nhân tố mới làm cho tình hình Syria thay đổi. Cần thấy rõ, thông qua biện pháp quân sự giải quyết vấn đề là không có đường ra. Trong bối cảnh tấn công quân sự leo thang, các bên cần gia tăng mức độ đàm phán chính trị.

“Thông cáo Geneva” kiến nghị thiết lập một chính phủ quá độ bao gồm các bên ở Syria, trên cơ sở đối thoại toàn dân, tiến hành sửa đổi Hiến pháp, đồng thời tổ chức bầu cử đa đảng. Do tình hình Syria sau đó biến đổi nhanh chóng, thông cáo này mãi không thực hiện được.

Nga không kích IS ở Syria
Nga không kích IS ở Syria

IS tuyên bố báo thù Nga-Mỹ

Tờ Nhật báo Kinh tế tài chính Trung Quốc ngày 15 tháng 10 đưa tin, ngày 13 tháng 10, Nga tuyên bố, lực lượng không quân của họ trong vòng 24 giờ đã phá hủy 86 cứ điểm của các phần tử khủng bố ở Syria. Đây là “thành quả một ngày” cao nhất sau khi Quân đội Nga bắt đầu chiến dịch ném bom vào ngày 30 tháng 9.

Không có gì bất ngờ, hành động quân sự của Nga đã dẫn tới mối đe dọa thánh chiến của IS, tình hình Syria cũng khó đoán do sự can thiệp của nhiều bên.

Do Moscow tuyên bố tăng cường hành động không kích đối với IS, tổ chức này ngày 13 tháng 10 kêu gọi tín đồ Hồi giáo toàn cầu phát động thánh chiến đối với Nga và Mỹ.

Người phát ngôn IS Abu Mohammed al-Adnani tuyên bố: “Nga sẽ bị đánh bại”. Nga, Mỹ đang phát động một cuộc “chiến tranh thập tự chinh nhằm vào tín đồ đạo Hồi”. IS “nói được làm được” đã bắt đầu hành động báo thù nhằm vào Nga.

Ngày 13 tháng 10, Đại sứ quán Nga ở thủ đô Damascus, Syria đã bị 2 quả đạn bắn trúng. Hãng tin Interfax Nga dẫn lời một quan chức đại sứ quán cho biết, tên lửa đã bắn trúng khu vực sứ quán, nhưng hoàn toàn không gây thương vong.

Hai chiếc máy bay chiến đấu ném bom Su-34 Nga tiến hành không kích ở Syria
Hai chiếc máy bay chiến đấu ném bom Su-34 Nga tiến hành không kích ở Syria

Đối với vấn đề này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, đây là một “hành vi khủng bố”. Tổ chức quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho rằng, 2 quả tên lửa này đến từ khu vực miền đông của Damascus, chính là địa bàn do IS kiểm soát.

Thế lực đe dọa Nga không chỉ là IS, Jabhat al-Nusra - chi nhánh tổ chức Al Qaeda tranh chấp quyền lãnh đạo thế lực cực đoan Hồi giáo địa phương với IS cũng đã gia nhập cuộc chiến tuyên truyền đối với Nga, tuyên bố, không kích của Nga sẽ gây ra hậu quả bi thảm.

“Nếu Quân đội Nga đã giết chết bất cứ người Syria nào, thì chúng tôi sẽ giết chết bất cứ người dân nào của họ”. Người phát ngôn mặt trận Jabhat al-Nusra đã kêu gọi tổ chức cực đoan Hồi giáo ở khu vực Caucasus: “Nếu họ đã giết chết binh sĩ của chúng ta, thì chúng ta sẽ đi giết chết binh sĩ của họ, ăn miếng trả miếng”.

Mặt trận Jabhat al-Nusra còn muốn lấy chiến tranh Afghanistan để kích thích ghi nhớ thất bại của Nga. “Chiến tranh Syria sẽ làm cho Nga quên ‘vinh quang’ của họ ở Afghanistan”. Điều này ám chỉ hậu quả mang tính thảm họa do Liên Xô muốn chinh phục Afghanistan vào thập niên 80.

Tàu sân bay Kuznetsov Hải quân Nga
Tàu sân bay Kuznetsov Hải quân Nga

Nga sẽ điều tàu sân bay duy nhất tới Syria

Mạng sina Trung Quốc ngày 14 tháng 10 dẫn báo FlashNord Nga cùng ngày đưa tin, nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hạm đội Phương Bắc Nga cho biết, Nga sẽ điều tàu sân bay duy nhất Kuznetsov của họ tới Syria, tuần này sẽ khởi hành đến Syria.

Được biết, tàu sân bay Kuznetsov vẫn đậu ở bến tàu khu vực Murmansk, tàu sân bay này đã hoàn thành sửa chữa nâng cấp và sẽ bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn.

Được biết, tàu sân bay Kuznetsov sau khi hạ thủy trở lại, lực lượng hàng không Hải quân Nga sẽ tiến hành huấn luyện diễn tập trên tàu sân bay.

Blog tài chính nổi tiếng Zerohedge sau đó có bài viết cho rằng, Nga sẽ điều tàu sân bay duy nhất của mình đến Syria, điều này ám chỉ hành động quân sự của Moscow ở Trung Đông có thể mới bắt đầu.

Zerohedge chỉ ra, hiện nay, Điện Kremlin rõ ràng đã áp dụng sách lược chống khủng bố Trung Đông khác với Mỹ và đồng minh phương Tây, trò hay có lẽ sẽ còn tiếp diễn. 

Tàu chiến Nga ở biển Caspitan bắn tên lửa hành trình tấn công các cơ sở của IS ở Syria
Tàu chiến Nga ở biển Caspitan bắn tên lửa hành trình tấn công các cơ sở của IS ở Syria
Đông Bình