"Người tỉnh lẻ bôi bẩn Hà Nội": Thiếu nữ Hà Nội qua ký ức Băng Sơn

04/07/2012 09:56
(Tổng hợp)
(GDVN) - Những ngày vừa qua, cư dân mạng “dậy sóng” với phát ngôn "ngoại tỉnh làm bẩn Hà Nội” được đăng trên một tờ báo mạng. Không lạm bàn việc đúng, sai những thông tin của bài viết này. Nhưng, có điều không thể phủ nhận đó là những người con của Thủ đô luôn có một niềm tự hào sâu kín khi được sinh ra và lớn lên ở đất nghìn năm văn hiến, luôn hãnh diện vì “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Vậy Hà Nội có gì mà những người Hà Nội “gốc” tự hào đến vậy? Nhà văn Băng Sơn, người mà nhà văn Thanh Hào từng quả quyết rằng, không ai yêu Hà Nội bằng, đã có hàng nghìn bài viết tản mạn về Hà Nội. Từ cái ăn, cái uống, từ thú chơi cho đến cốc cà phê của người Hà Nội đều được Băng Sơn “dựng” lên chi tiết. Giáo dục Việt Nam giới thiệu với bạn đọc hình ảnh về thiếu nữ Hà Nội xưa qua “con mắt” Băng Sơn.
Trong tuyển tập Thú ăn chơi người Hà Nội, nhà văn Băng Sơn viết về thiếu nữ Hà Nội như sau: "Cứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn lớp trước... Trong ảnh: Những người phụ nữ trong một gia đình ở miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Trong tuyển tập Thú ăn chơi người Hà Nội, nhà văn Băng Sơn viết về thiếu nữ Hà Nội như sau: "Cứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn lớp trước...

Trong ảnh: Những người phụ nữ trong một gia đình ở miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20.
...Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật vui. Trong ảnh: Một phụ nữ Hà Nội đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp những năm 1914-1915.
...Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật vui.

Trong ảnh: Một phụ nữ Hà Nội đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp những năm 1914-1915.
...Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ra ngay người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai, bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay thả bộ ung dung trên vỉa hè.
...Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ra ngay người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai, bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay thả bộ ung dung trên vỉa hè.
...Phụ nữ Việt Nam vốn đôn hậu, dịu hiền, đoan trang, ý tứ. Phụ nữ Hà Nội hình như còn bình phương chất ấy lên trong tính cách từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Trong ảnh: Một phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao.
...Phụ nữ Việt Nam vốn đôn hậu, dịu hiền, đoan trang, ý tứ. Phụ nữ Hà Nội hình như còn bình phương chất ấy lên trong tính cách từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

Trong ảnh: Một phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao.
...Có thể bà mẹ luống tuổi, bước đi khoan thai, không gõ guốc cồm cộp, không kéo lê đôi dép quèn quẹt, ngay gót chân đã nhăn nheo cũng không bao giờ chị để lem luốc đất cát. Tà áo chỉ là vải thường cũng phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo, nhất là sạch sẽ. Lâu nay ít người mặc áo vá, hoạ chăng mặc trong nhà, còn ra đường nét tề chỉnh là đặc trưng cho phụ nữ Hà Nội. Sang mà không loè loẹt, đẹp mà không lố lăng. Trong ảnh: Cô gái Bắc kỳ nhuộm răng đen, 1915.
 ...Có thể bà mẹ luống tuổi, bước đi khoan thai, không gõ guốc cồm cộp, không kéo lê đôi dép quèn quẹt, ngay gót chân đã nhăn nheo cũng không bao giờ chị để lem luốc đất cát. Tà áo chỉ là vải thường cũng phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo, nhất là sạch sẽ. Lâu nay ít người mặc áo vá, hoạ chăng mặc trong nhà, còn ra đường nét tề chỉnh là đặc trưng cho phụ nữ Hà Nội. Sang mà không loè loẹt, đẹp mà không lố lăng.

Trong ảnh: Cô gái Bắc kỳ nhuộm răng đen, 1915.
... Xưa nay phụ nữ thường mang tiếng là hay ăn quà vặt. Có phần đúng. Nếu đàn ông hay ngồi quán cà phê, bia rượu lai rai, thì mọi hàng quà khác, phụ nữ đông hơn, từ bún chả, xôi chè, cuốn, thang đến ốc luộc, nộm chua cay... Trong ảnh: Hai cô gái trẻ Bắc Bộ ngồi ăn trầu.
 ... Xưa nay phụ nữ thường mang tiếng là hay ăn quà vặt. Có phần đúng. Nếu đàn ông hay ngồi quán cà phê, bia rượu lai rai, thì mọi hàng quà khác, phụ nữ đông hơn, từ bún chả, xôi chè, cuốn, thang đến ốc luộc, nộm chua cay...

Trong ảnh: Hai cô gái trẻ Bắc Bộ ngồi ăn trầu.
... Nhưng cách ăn của phụ nữ Hà Nội dễ nhận ra ngay: ý tứ, ngồi một góc, khép chân, không gác chân co lên ghế, không gục mặt xuống mà ăn, vẫn thẳng thắn, đàng hoàng, không liếc ngang liếc dọc. Không nhồm nhoàm, không xì xụp, không tóp tép, không ừng ực, không nói cười hô hố trong khi ăn. Ăn xong kín đáo rút khăn tay lau miệng chứ không dùng đũa dựng đứng mà quệt như phù thuỷ niệm thần chú, bắt quyết. Trong ảnh: Cô gái Hà Nội ngồi têm trầu - 1916.
... Nhưng cách ăn của phụ nữ Hà Nội dễ nhận ra ngay: ý tứ, ngồi một góc, khép chân, không gác chân co lên ghế, không gục mặt xuống mà ăn, vẫn thẳng thắn, đàng hoàng, không liếc ngang liếc dọc. Không nhồm nhoàm, không xì xụp, không tóp tép, không ừng ực, không nói cười hô hố trong khi ăn. Ăn xong kín đáo rút khăn tay lau miệng chứ không dùng đũa dựng đứng mà quệt như phù thuỷ niệm thần chú, bắt quyết.

Trong ảnh: Cô gái Hà Nội ngồi têm trầu - 1916.
Một phụ nữ trẻ Hà Nội đội nón lá trên cầu Thê Húc - Hà Nội 18/3/1973. Ảnh. © Bettmann/CORBIS.
Một phụ nữ trẻ Hà Nội đội nón lá trên cầu Thê Húc - Hà Nội 18/3/1973. Ảnh. © Bettmann/CORBIS.
... Một thời xe đạp là phương tiện đi lại chính. Con gái Hà Nội đi xe bao giờ cũng khép chân, đầu gối gần sát vào khung xe, đầu ngón chân đặt trên bàn đạp, không khuỳnh tay dạng chân, không phóng nhanh. Ngồi đằng sau thì không ôm choàng người đèo, không đặt tay lên đùi hay vào bụng người đằng trước, vì làm thế là không đứng đắn. Trong ảnh: Những cô gái trẻ tại một trường nữ sinh ở Hà Nội trong giờ tan trường, 1952. Ảnh. J. Baylor Roberts/National Geographic Society/Corbis.
... Một thời xe đạp là phương tiện đi lại chính. Con gái Hà Nội đi xe bao giờ cũng khép chân, đầu gối gần sát vào khung xe, đầu ngón chân đặt trên bàn đạp, không khuỳnh tay dạng chân, không phóng nhanh. Ngồi đằng sau thì không ôm choàng người đèo, không đặt tay lên đùi hay vào bụng người đằng trước, vì làm thế là không đứng đắn.

Trong ảnh: Những cô gái trẻ tại một trường nữ sinh ở Hà Nội trong giờ tan trường, 1952. Ảnh. J. Baylor Roberts/National Geographic Society/Corbis.
Xe bán hàng lưu động của mậu dịch quốc doanh gần Khách sạn Thống Nhất (trái). Gia đình chị Trần Bích Thảo trong đoàn Ca múa Hà Nội (phải).
Xe bán hàng lưu động của mậu dịch quốc doanh gần Khách sạn Thống Nhất (trái). Gia đình chị Trần Bích Thảo trong đoàn Ca múa Hà Nội (phải).
(Tổng hợp)