Nhật Bản căng thẳng vì 7 tàu chiến TQ đi qua vùng biển tiếp giáp

18/10/2012 06:30
Việt Dũng
(GDVN) - Để ứng phó với các hoạt động “răn đe vũ lực” của Hải quân TQ, Nhật Bản định “triển khai Lực lượng Phòng vệ tại đảo cực tây Yonaguni”.
Tàu khu trục 112 Cáp Nhĩ Tân của Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc chạy hướng đảo Senkaku
Tàu khu trục 112 Cáp Nhĩ Tân của Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc chạy hướng đảo Senkaku

Ngày 16/10, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đã kết thúc “huấn luyện thường lệ” ở biển xa, đi qua vùng biển đảo Yonaguni-Iriomote ở Okinawa Nhật Bản quay trở về, điều này đã gây xôn xao từ phía Nhật Bản. Quan chức Chính phủ Nhật Bản kinh ngạc, tàu chiến Trung Quốc chạy hướng đảo Senkaku là “hành vi chống đối” đối với Nhật Bản.

Ngày 17/10, truyền thông Nhật Bản sôi nổi phỏng đoán ý đồ của Hải quân Trung Quốc, cho rằng hoạt động của tàu chiến Trung Quốc có ý đồ tiến hành “răn đe vũ lực” đối với Nhật Bản.

Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho rằng, về việc 7 tàu chiến chạy qua “vùng biển tiếp giáp” lân cận tỉnh Okinawa Nhật Bản ngày 16/10, nội bộ Nhật Bản có quan điểm cho rằng, hành động này là một hành vi chống đối và ra oai của Quân đội Trung Quốc đối với việc Chính phủ Noda tiến hành phương châm “quốc hữu hóa”.

Ngày 16/10, sau khi biết được vị trí cụ thể của hạm đội Trung Quốc, Yoshihiko Noda lập tức quyết định “tiến hành cảnh giới, theo dõi chặt chẽ đối với các hành động của tàu chiến Trung Quốc”.

Hãng Kyodo cho rằng, vùng biển tàu chiến Trung Quốc đi qua là “vùng biển tiếp giáp” lãnh hải Nhật Bản giữa đảo Yonaguni và đảo Iriomote, nhưng theo quy định của luật pháp quốc tế, tàu chiến nước ngoài có thể đi lại tự do, vì vậy việc đi lại của tàu chiến Trung Quốc “không có vấn đề”.

Sơ đồ vẽ tuyến đường biên đội tàu chiến Trung Quốc quay trở về ngày 16/10/2012 của đài truyền hình NHK Nhật Bản.
Sơ đồ vẽ tuyến đường biên đội tàu chiến Trung Quốc quay trở về ngày 16/10/2012 của đài truyền hình NHK Nhật Bản.

Tờ “Yomiuri Shimbun” bày tỏ quan điểm tương tự, nhưng tờ báo này đồng thời chỉ ra, vị trí hoạt động của tàu chiến Trung Quốc cách vùng biển đảo Senkaku chỉ 200 km và chạy hướng đảo Senkaku, đã đụng chạm vào dây thần kinh căng thẳng cao độ của Nhật Bản, vì vậy Shinsuke Sugiyama - Cục trưởng Cục các vấn đề châu Á và châu Đại Dương - Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 16/10 đã thông qua sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản, điều đình với phía Trung Quốc.

Quan chức và truyền thông Nhật Bản sôi nổi phán đoán ý đồ về tuyến đường quay trở về của hạm đội Trung Quốc. Đài truyền hình NHK cũng sử dụng phương thức sơ đồ tiến hành phân tích đối với tuyến đường đi của tàu chiến Trung Quốc.

Theo đài truyền hình này, ngày 16/10, 7 tàu chiến này trước tiên men theo phía bắc vùng biển giữa đảo Yonaguni và đảo Nakanokami ở quần đảo Miyako, Okinawa, đi vào “vùng biển tiếp giáp” lãnh hải Nhật Bản.

Sau đó, tàu chiến Trung Quốc chạy hướng đảo Senkaku, nhưng sau đó vài lần thay đổi phương hướng. Chiều ngày 16/10, hạm đội vượt qua “tuyến trung gian Trung-Nhật” quay trở về phía Trung Quốc. Hãng Kyodo cho rằng, tàu chiến Trung Quốc cách đảo Senkaku gần nhất chỉ 80 km.

NHK phân tích, những năm gần đây, biên đội tàu chiến Trung Quốc nhiều lần lai vãng ở biển Hoa Đông và vùng biển Thái Bình Dương, nhưng mỗi lần đi lại đều sẽ lựa chọn vùng biển quốc tế tương đối rộng là eo biển Osumi và Okinawa-Miyako, “lần này chọn vùng biển tiếp giáp để trở về là rất hiếm gặp”, vì vậy Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tiến hành phân tích về mục đích hoạt động của tàu chiến Trung Quốc lần này.

Ảnh tàu chiến Trung Quốc gần đảo Senkaku do Nhật Bản công bố
Ảnh tàu chiến Trung Quốc gần đảo Senkaku do Nhật Bản công bố

Đồng thời, hãng Kyodo dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, tàu chiến Trung Quốc cũng có thể là để tránh cơn bão số 21 gần đảo Minami Daito. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, phải tiến hành phân tích cẩn thận đối với việc tàu chiến Trung Quốc đi qua “vùng biển tiếp giáp” phải chăng có ý đồ.

Một số quan điểm khác lại cho rằng, Hải quân Trung Quốc không có ý đồ khiêu khích Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, việc hạm đội tàu chiến Trung Quốc đến vùng biển Thái Bình Dương huấn luyện ngày 4/10 không có liên quan tới đảo Senkaku.

Nhưng cũng có phương tiện truyền thông nói rằng, tàu chiến Trung Quốc lựa chọn tuyến đường quay trở về như vậy là có ý đồ tiến hành “răn đe vũ lực” đối với Nhật Bản.

Theo tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản, đây là lần đầu tiên Nhật Bản xác nhận được biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc chạy qua “vùng biển tiếp giáp” cực tây nhất của Nhật Bản, có “ý đồ răn đe vũ lực mạnh mẽ”.

Mặc dù việc đi lại của tàu chiến Trung Quốc ngày 16/10 không vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng đi qua “vùng biển mà Nhật Bản có quyền quản lý nhất định” để quay trở về “có ý nghĩa hoàn toàn không nhỏ” đối với Nhật Bản.

Bài báo cho rằng, Hiến chương Liên Hợp Quốc yêu cầu các thành viên không được tiến hành răn đe vũ lực hoặc sử dụng vũ lực.

Nhưng Trung Quốc không ngừng phát đi tín hiệu “không ngại sử dụng vũ lực” với bên ngoài, đối với Nhật Bản, cần phải tăng cường đề phòng, không thể cúi đầu trước sự răn đe vũ lực của Trung Quốc. Bài báo khuyến khích Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng tăng cường khả năng phòng thủ cho các hòn đảo tây nam của họ, kiên quyết bảo vệ lãnh hải và lãnh thổ.

Chiều ngày 4/10/2012, 7 tàu chiến Hải quân Trung Quốc chạy xuyên qua vùng biển quốc tế giữa đảo Okinawa và đảo Miyako đến Thái Bình Dương tập trận.
Chiều ngày 4/10/2012, 7 tàu chiến Hải quân Trung Quốc chạy xuyên qua vùng biển quốc tế giữa đảo Okinawa và đảo Miyako đến Thái Bình Dương tập trận.

Tờ “Sankei Shimbun” con cho rằng, mặc dù có phân tích cho rằng tàu chiến Trung Quốc lựa chọn tuyến đường trở về như vậy là để tránh bão, nhưng những năm gần đây Hải quân Trung Quốc không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ở biển Hoa Đông và vùng biển Thái Bình Dương, vì vậy việc quay trở về lần này của Hải quân Trung Quốc có mục đích phô trương vũ lực rõ ràng.

Sau khi Chính phủ Nhật Bản thực hiện phương châm “quốc hữu hóa”, tàu công vụ Trung Quốc từng bước “thường xuyên hóa” tuần tra ở vùng biên lân cận đảo Điếu Ngư/Senkaku, vì vậy, Nhật Bản cần cảnh giác với việc Trung Quốc răn đe vũ lực và gây hấn.

Về vấn đề này, ngày 16/10, chuyên gia quân sự Trung Quốc Bành Quang Khiêm cho rằng, hành động này của Hải quân Trung Quốc là một phần của “huấn luyện thường lệ, diễn tập thường lệ”, Nhật Bản không có lý do phản đối, cũng không nên tuyên truyền quá mức về “mối đe dọa từ Trung Quốc”.

Cục Thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 16/10 cũng nhấn mạnh, tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành huấn luyện và đi lại ở vùng biển có liên quan là “chính đáng, hợp pháp”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cho rằng, gần đây, Nhật Bản điều máy bay quân sự tới hoạt động ở vùng biển xung quanh đảo Senkaku đã “xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi chủ quyền của Trung Quốc” (Trung Quốc gọi chủ quyền là lợi ích cốt lõi).

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản
Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản

Để đối phó với các động thái của Hải quân Trung Quốc, tin tức từ hãng Kyodo cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy lực lượng giám sát bờ biển của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất triển khai ở đảo  của tỉnh Okinawa, nơi mà tàu chiến của Hải quân Trung Quốc chạy qua. Một nguồn tin khác cùng ngày cho biết, đây là tín hiệu “không thể thiếu Lực lượng Phòng vệ”.

Đảo Yonaguni nằm ở điểm cực tây của Nhật Bản, cách Đài Loan 110 km. Bài báo của hãng Kyodo dẫn lời nhà lãnh đạo của “phong trào chống triển khai” Kawasaki cho rằng, sự hiện diện của Lực lượng Phòng vệ sẽ khiến láng giềng Trung Quốc e ngại và đề phòng.

Máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản
Việt Dũng