Nhật Bản chiếm ưu thế trong Chiến tranh Giáp Ngọ với nhà Thanh TQ

21/07/2012 09:46
Việt Dũng (nguồn sina.com.cn)
(GDVN) - Quân đội nhà Thanh có một đặc điểm chung là tướng sĩ đều nhát gan, khi nghe thấy tiếng pháo binh sĩ đã hoảng hốt lo sợ, như kiểu "chim thấy cung gặp cành cong cũng sợ", hồn bay phách lạc, lũ lượt rút lui, vội vàng bỏ chạy, mất rất nhiều vũ khí. Có thể nói là một hiện tượng lớn trong chiến tranh hiện đại.
Binh sĩ Trung Quốc bị quân Nhật bắt làm tù binh trong Chiến tranh Giáp Ngọ.
Binh sĩ Trung Quốc bị quân Nhật bắt làm tù binh trong Chiến tranh Giáp Ngọ.

Mạng sina Trung Quốc đăng bài viết đề cập đến nội dung cuốn sách “Chiến tranh Thanh-Nhật” năm 1894, đáng chú ý là những bài học của nó.

Bài viết cho rằng, trong ấn tượng của nhiều người dân Trung Quốc, cuộc chiến tranh Giáp Ngọ kéo dài 1 năm 7 tháng là một trong những nỗi nhục trong lịch sử cận đại Chính phủ nhà Thanh.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Báo Trung Quốc viết: Ấn tượng này một mặt đã cho thấy sự thành công của chính sách "rời châu Á, nhập châu Âu" của Nhật Bản sau Minh Trị duy tân, mặt khác cũng phản ánh tính hạn chế của câu chuyện lịch sử chiến tranh Giáp Ngọ dưới sự ảnh hưởng của ý thức hệ. Vì vậy, cần sử dụng dữ liệu và hồ sơ để viết lại giai đoạn lịch sử này.

Cuốn sách "Chiến tranh Thanh-Nhật" do Tôn Á Trạch (Trung Quốc) viết là một tác phẩm như vậy, dựa vào các tài liệu lịch sử thu thập được ở Nhật Bản, đã trình bày toàn diện về cuộc chiến tranh này.

So sánh sức mạnh quân sự Trung-Nhật trước thềm chiến tranh Giáp Ngọ

Chiến tranh Giáp Ngọ được Chính phủ nhà Thanh Trung Quốc đặt tên bằng phương pháp ghi năm can chi, còn Nhật Bản gọi là "Chiến dịch năm 27 Minh Trị", châu Âu và Mỹ phổ biến gọi là "FirstSino-JapaneseWar", theo thông lệ quốc tế, cuộc chiến tranh này còn được gọi là "Chiến tranh Thanh-Nhật".

Mặc dù tên gọi khác nhau, nhưng ý vị đằng sau cuộc chiến tranh cơ bản tương đồng trong con mắt của các nước - Chiến tranh Giáp Ngọ chính là một cuộc chiến tranh do nước Nhật Bản mới nổi phát động để thách thức trật tự cũ ở Đông Á.

Cho nên, thắng lợi của Chiến tranh Giáp Ngọ là một bước ngoặt trỗi dậy của Nhật Bản trong lịch sử cận đại, còn việc tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị chính là biểu hiện trực quan nhất cho sự trỗi dậy này.

Trong cuốn sách "Chiến tranh Thanh-Nhật", Tôn Á Trạch đã dùng số liệu để thể hiện sự thay đổi này. Sau cuộc đổi mới Minh Trị năm 1868, Nhật Bản bắt đầu cải cách thể chế phong kiến cũ và xây dựng "quân đội quốc gia", đồng thời xây dựng lục, hải quân theo tư tưởng của quốc gia cận đại.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Căn cứ vào thống kê, trước khi Chiến tranh Giáp Ngọ nổ ra, Lục quân Nhật Bản đã phát triển được 6 sư đoàn và 1 sư đoàn cận vệ, quy mô lên tới hơn 120.000 quân; trên phương diện hải quân, 5 năm sau 20 năm Minh Trị, các cứ điểm quan trọng trong nước Nhật Bản đã trang bị 212 khẩu pháo phòng thủ bờ biển, đồng thời đã chi tiêu khổng lồ để mua sắm nhiều chiến hạm cỡ lớn như tàu Yoshino, làm cho số lượng tàu chiến của hạm đội liên hợp lên tới 52 chiếc, tổng trọng tải lên tới gần 60.000 tấn.

Quân Nhật chiếm Lữ Thuận.
Quân Nhật chiếm Lữ Thuận.

Sự tăng cường nhanh chóng về sức mạnh quân sự, đối với Nhật Bản, không cần đến 10 năm, đã nhanh chóng giành được ưu thế trước nhà Thanh về quân bị. Cuốn sách "Chiến tranh Thanh-Nhật" đã tiến hành một sự so sánh chi tiết về sức mạnh quân sự giữa hai nước trước khi xảy ra chiến tranh Giáp Ngọ:

Về mặt lục quân, tỷ lệ trang bị súng ống của quân đội tham chiến nhà Thanh là 85%, còn tỷ lệ trang bị của Nhật Bản đạt 100%; về mặt hải quân, mặc dù tổng trọng tải tàu chiến nhập khẩu của quân Thanh đứng đầu châu Á, nhưng hạm đội liên hợp Nhật Bản chiếm ưu thế trên nhiều chỉ tiêu khác như động lực tàu chiến, tốc độ tuần tra và hoả lực.

Nếu nói, về các số liệu của trang bị quân sự, Minh Trị Nhật Bản còn chưa có ưu thế rõ rệt, thì về mặt hậu cần quân sự, Nhật Bản đã chiếm ưu thế mang tính áp đảo. V

ề giao thông vận tải, trước khi tuyên chiến, tuyến đường sắt trong nước của Nhật Bản đã đạt 3.200 km, lục quân, hải quân trưng dụng thuyền máy gần 28.000 tấn, còn nhà Thanh mới có 300 km đường sắt, trên biển còn phải thuê tàu vận chuyển quân.

Về các mặt như binh trạm, thông tin dã chiến, quân y, tình báo và truyền thông, Nhật Bản cũng đều đã thiết lập một hệ thống "cận đại hoá", đã điều động tối đa các nguồn lực trong nước và quốc tế, bảo đảm to lớn cho thắng lợi của chiến tranh.

Trong khi đó, hệ thống hậu cần của nhà Thanh lại ở trong trạng thái hỗn loạn, những hệ thống này vẫn là hệ thống tổ chức kiểu cũ (bát kỳ), có nhiều điểm yếu.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Cuộc chiến tranh giữa một vương triều phong kiến và một quốc gia cận đại

Trên thực tế, bất kể là khoảng cách về trang bị quân đội hay sự lạc hậu về hệ thống hậu cần, điều sâu xa hơn ở phía sau là sự khác biệt nhận thức đối với quốc gia cận đại. Chiến tranh Giáp Ngọ hay Chiến tranh Thanh-Nhật, về bản chất, là một cuộc chiến tranh cận đại có ý nghĩa hoàn toàn.

Mặc dù bắt đầu từ chiến tranh Nha Phiến, tàu cứng pháo mạnh của các cường quốc phương Tây và nhà Thanh đã từng giao chiến liên tục, nhưng quan niệm quốc phòng của nhà Thanh vẫn thuộc "kiểu thời Trung cổ".

Tàu Yoshino nhanh nhất thế giới được Nhật Bản chế tạo ngay trước khi xảy ra Chiến tranh Giáp Ngọ.
Tàu Yoshino nhanh nhất thế giới được Nhật Bản chế tạo ngay trước khi xảy ra Chiến tranh Giáp Ngọ.

Hệ thống quân sự này chưa cần nói đến việc xây dựng hệ thống "cận đại hoá", ngay cả việc "trung thành quốc gia" cơ bản nhất cũng khó thực hiện được. Sau khi nổ ra chiến tranh, cảng Lữ Thuận, được mệnh danh là "đệ nhất pháo đài Viễn Đông", đã bị chiếm trong vòng 1 ngày.

Quân đội nhà Thanh có một đặc điểm chung là tướng sĩ đều nhát gan, khi nghe thấy tiếng pháo binh sĩ đã hoảng hốt lo sợ, như kiểu "chim thấy cung gặp cành cong cũng sợ", hồn bay phách lạc, lũ lượt rút lui, vội vàng bỏ chạy, mất rất nhiều vũ khí. Có thể nói là một hiện tượng lớn trong chiến tranh hiện đại.

Cuốn sách "Chiến tranh Thanh-Nhật" cho rằng, chỉ riêng chiến tranh với Bình Nhưỡng, quân Thanh đã mất 2.900 thạch gạo (1 thạch = 120 kg), 2.500 thạch ngũ cốc phụ, tương đương lượng dùng 1 tháng của 15.000 quân nhà Thanh.

Đồng thời, sau chiến tranh, có 9 tàu chiến chủ lực của thủy quân Bắc Dương (Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông) đã được biên chế cho hạm đội Hải quân Nhật Bản, trong khi đó, khi các trận địa phòng thủ bờ biển như vịnh Đại Liên, cảng Lữ Thuận, Uy Hải Vệ bị chiếm, tỷ lệ toàn vẹn của pháo đài lên tới 80%, cho thấy quân đội nhà Thanh "bại trận như núi đổ".

Trái lại đối với Nhật Bản, Sau Minh Trị duy tân, Nhật ra sắc lệnh (pháp lệnh) gọi nhập ngũ (trưng binh), thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, sau chiến tranh tây nam năm 1877, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện được sự thống nhất các lực lượng quân sự trong nước, đã xây dựng được "quân đội quốc gia" thực sự.

Đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc quân chủ lập hiến, Nhật Bản đã cơ cấu tổ chức và hệ thống của quân đội, đồng thời tiến hành giáo dục tinh thần ý thức quốc gia, vận dụng "tinh thần võ sĩ đạo" để “tẩy não” toàn diện cho binh sĩ.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Cuốn sách "Chiến tranh Thanh-Nhật" viết: “Năm đầu Minh Trị, việc giáo dục tân binh (lính mới) đã đưa vào tư tưởng “tận trung với nước”, nhấn mạnh cá nhân phải phục tùng đại nghĩa quốc gia, hy sinh vì đất nước là trách nhiệm và vinh quang của binh sĩ”.

Việc xây dựng hệ thống quốc gia cận đại và triển khai giáo dục tẩy não, về căn bản đã làm thay đổi tố chất của quân đội Nhật Bản, đặc biệt là giáo dục tẩy não mặc dù cuối cùng đã trở thành mảnh đất sinh ra chủ nghĩa quân phiệt, nhưng khi đó thực sự giúp cho Quân đội Nhật Bản có được hình tượng anh dũng trong cộng đồng quốc tế.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Chỉ huy tàu Akagi của quân Nhật bị bắn chết trong Chiến tranh Giáp Ngọ.
Chỉ huy tàu Akagi của quân Nhật bị bắn chết trong Chiến tranh Giáp Ngọ.

Cho nên, bất kể là xây dựng chế độ hay giáo dục tư tưởng, Quân đội Nhật Bản đều dẫn trước toàn diện nhà Thanh, đây mới là nguyên nhân căn bản giúp cho Nhật Bản cuối cùng có thể giành thắng lợi ở thế “dễ như bẻ cành khô”.

Vì vậy, sau khi chiến tranh bùng nổ, cùng với sự tiếp xúc trực tiếp giữa quân đội hai nước, người Nhật Bản đã hoàn toàn mất đi nỗi sợ tâm lý cuối cùng đối với “Thiên triều thượng quốc” - báo Trung Quốc viết.

Có thể họ còn chưa nghĩ tới là lại đụng vào một đám lính tản mạn (rắn mất đầu) hoàn toàn không có ý chí chiến đấu, chọc một cái là như ong vỡ tổ. Với sức mạnh quốc phòng mỏng yếu như vậy, lòng tin vào chinh phục đất nước của nhà Thanh cũng tăng lên rất lớn.

Quân đội nhà Thanh trở thành trò hề của Quân đội và người dân Nhật Bản, đất nước nhà Thanh cũng bị người Nhật Bản coi là một đất nước mục nát, bại hoại và sắp sụp đổ.

Lịch sử từ “quan niệm lục địa” đến “Trung Quốc trỗi dậy” ngày nay

Mặc dù tên sách là “Chiến tranh Thanh-Nhật”, nhưng Tống Á Trạch hoàn toàn không giới hạn góc nhìn ở bản thân chiến tranh, mà đã tạo dựng được các phương diện xã hội, dân sinh có liên quan đến chiến tranh.

Chiến tranh nổ ra, đối với kẻ thống trị, là tái phân phối lợi ích giữa người chiến thắng và kẻ chiến bại, nhưng đối với người dân bình thường, chỉ có thất bại chứ không có thắng lợi.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Ở đất nước nhà Thanh và Triều Tiên, phần lớn người dân có thái độ không để ý đến chiến tranh, dù là học sinh Trường Quân sự Quốc gia ở học đường thủy quân Thiên Tân cũng không hào hứng làm với chiến tranh.

Trong khi đó, người dân bình thường lại phải chịu thiệt hại kép từ cuộc chiến tranh này, người dân dưới triều đại nhà Thanh không chỉ phải đối mặt với sự xâm chiếm của bên ngoài, mà còn phải đối mặt với sự quấy nhiễu của quân đội trong nước, rất nhiều người dân mất nhà và bị sát hại trong chiến tranh, điều này làm cho những người dân vốn sinh kế khó khăn lại rơi vào vực thẳm của chiến tranh.

Còn đối với nước chiến thắng Nhật Bản, tầng lớp người dân cấp thấp ở trong nước thực sự cũng không có được lợi ích rõ ràng, mâu thuẫn kinh tế lan tràn trước chiến tranh đã làm cho đời sống người dân Nhật Bản quẫn bách thường xuyên, chiến tranh nổ ra càng làm trầm trọng thêm mức độ bóc lột đối với người lao động Nhật Bản.

Người dân Triều Tiên bị hành hình trong Chiến tranh Giáp Ngọ.
Người dân Triều Tiên bị hành hình trong Chiến tranh Giáp Ngọ.

Căn cứ vào thống kê của Tống Á Trạch, lấy công nhân dệt làm ví dụ, thời gian lao động mỗi ngày của nhà máy dệt khi đó từ 12-16 giờ, nhưng thu nhập rất rẻ mạt. Năm 1892, mức lương của công nhân nữ dệt Nhật Bản là 1,7 yên/tháng.

Ngoài ra, chiến tranh nổ ra càng kích thích sự phát triển của nghề kỹ nữ tại Nhật Bản, trước chiến tranh geisha Tokyo không đến 2.000 người, sau chiến tranh tăng lên 2.600 người, năm 1899 tăng tới 3.000 người.

Ngoài các vấn đề xã hội như sinh kế khó khăn của người dân, số lượng con hoang sinh ra bởi nghề mại dâm, chiến tranh còn gây ra các mâu thuẫn như hỗn loạn giá cả cho xã hội Nhật Bản, trợ cấp gia đình những người bị chết trong chiến tranh.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Sau chiến tranh Giáp Ngọ, Nhật Bản đã nhận được rất nhiều tiền bồi thường của nhà Thanh, do đó một số vấn đề xã hội trong nước dịu đi, nhưng lợi ích đạt được từ chiến tranh làm cho tư tưởng chủ nghĩa quân phiệt bén rễ đâm chồi thuận lợi ở Nhật Bản, đồng thời bắt đầu lan truyền từ tập đoàn thống trị thượng tầng xuống người dân bình thường hạ tầng, cuối cùng đã làm cho mây đen chiến tranh bao trùm lên bầu trời Đông Á trong nửa thế kỷ sau đó.

Cuốn sách “Chiến tranh Thanh-Nhật” hoàn toàn không dừng lại ở việc miêu tả đối với tư liệu và số liệu, nó còn có góc nhìn tự sự. Một mặt, góc nhìn của cuốn sách này từ bản thân chiến tranh, đã tạo dựng nhiều mặt về dân sinh, xã hội, khoa học kỹ thuật (không chỉ có chiến trường); mặt khác, cùng với việc trình bày có hệ thống về chiến tranh Giáp Ngọ, cuốn sách còn trình bày chi tiết bằng các chương mục riêng về các sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh này.

120 năm trước, sự thảm bại của chiến tranh Giáp Ngọ khiến cho các phần tử trí thức Trung Quốc rơi lệ, đồng thời cũng làm cho “quan niệm lục địa” của Nhật Bản có sự lật đổ thực chất. 120 năm sau, Trung Quốc đã cách xa thời đại bị các cường quốc gây ảnh hưởng, trong khi đó, trong tình hình “Trung Quốc trỗi dậy” đã trở thành sự thực và đang có những biến tướng khó lường, “quan niệm lục địa” của người Nhật Bản bắt đầu tiếp tục thay đổ trong thời gian tới?

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Việt Dũng (nguồn sina.com.cn)