Những nhân tố kiềm chế khiến Trung-Nhật không thể xảy ra chiến tranh

04/12/2013 08:56
Việt Dũng
(GDVN) - Đầu thế kỷ 21, giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ không xảy ra xung đột quân sự nghiêm trọng, do nguyên nhân kinh tế và quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật.
Máy bay quân sự Trung Quốc tăng cường áp sát không phận Nhật Bản
Máy bay quân sự Trung Quốc tăng cường áp sát không phận Nhật Bản

Tamara Kasyannova, Phó chủ tịch tổ chức Câu lạc bộ Giám đốc tài vụ toàn Nga cho rằng, quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục leo thang sẽ không dẫn đến xung đột nghiêm trọng, sẽ không sẽ không dẫn đến chiến tranh.

Chuyên gia Nga cho rằng, cơ sở của mâu thuẫn giữa hai nước Trung-Nhật là một loạt vấn đề phức tạp, không chỉ là Trung Quốc muốn thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông ở trên bầu trời đảo Senkaku, vấn đề chủ yếu của Trung-Nhật còn gồm có tranh chấp lịch sử, vấn đề Đài Loan và vấn đề bồi thường chiến tranh.

Điều đặc biệt gây lo ngại cho Trung Quốc là hợp tác an ninh Nhật-Mỹ. Nhưng, đầu thế kỷ 21, Trung Quốc và Nhật Bản tạm thời không xảy ra xung đột quân sự nghiêm trọng, nguyên nhân kinh tế và đồng minh Mỹ-Nhật là những nhân tố quan trọng ngăn chặn Trung-Nhật xảy ra chiến tranh.

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc, sau EU, Mỹ và ASEAN, Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Nửa đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của Nhật Bản là 73,5 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 91,3 tỷ USD. Nhật Bản là nước lớn nhất đầu tư vào Trung Quốc.

Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Lục quân Nhật Bản tiến hành diễn tập tên lửa đất đối hạm ở căn cứ Naha, Okinawa, kiềm chế Trung Quốc.
Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Lục quân Nhật Bản tiến hành diễn tập tên lửa đất đối hạm ở căn cứ Naha, Okinawa, kiềm chế Trung Quốc.

Nền tảng xuất khẩu sang Trung Quốc của Nhật Bản là sản phẩm điện tử, kim loại cơ bản và chế phẩm của nó, thiết bị vận tải, chế phẩm hóa học và dược phẩm. Nền tảng xuất khẩu sang Nhật Bản của Trung Quốc là nguyên vật liệu, hàng dệt, chế phẩm hóa học, đồ gia dụng, kim loại cơ bản và chế phẩm của nó.

Trung Quốc là thị trường quan trọng của xe hơi Nhật Bản, quý 1 năm 2012 Toyota đã tiêu thụ 4.970.000 chiếc trên toàn thế giới, trong đó lượng tiêu thụ thị trường Trung Quốc là 442.500 chiếc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn là chủ nợ lớn nhất của Nhật Bản. Quan hệ Trung-Nhật gay gắt nghiêm trọng có thể sẽ làm cho hai bên đều đối mặt với mối đe dọa tổn thất kinh tế nghiêm trọng. Nhật Bản sẽ mất đi thị trường Trung Quốc khổng lồ, Trung Quốc có thể sẽ mất đi đầu tư và công nghệ của Nhật Bản.

Thông qua phân tích toàn diện, có thể đưa ra kết luận: Thiệt hại của Nhật Bản có thể sẽ lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Năm 2012, do làn sóng chống Nhật của người dân Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ gây ra khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản tổn thất nghiêm trọng, Trung Quốc ngăn chặn hàng hóa Nhật Bản khiến cho lượng tiêu thụ xe hơi của Nhật Bản giảm xuống, cửa hàng bị ép đóng cửa. Một số chuyên gia cho rằng, hành động này sẽ khiến cho quá trình thoát khỏi suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản sẽ chậm chạp hơn.

Nhật Bản tăng cường chế tạo mới tàu khu trục đối phó Trung Quốc
Nhật Bản tăng cường chế tạo mới tàu khu trục đối phó Trung Quốc

Ngoài ra, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Trung-Nhật. Mỹ là đồng minh địa-chính trị lớn nhất của Nhật Bản. Khi phân tích bất cứ xung đột nào giữa Trung-Nhật, đều phải cân nhắc đến lập trường toàn lực ủng hộ Nhật Bản của Mỹ.

Do bị chi phối bởi yếu tố vũ khí hạt nhân, chiến tranh quy mô lớn giữa Trung-Nhật không thể xảy ra. Trung-Mỹ đều sở hữu vũ khí hạt nhân, Nhật Bản không có. Vũ khí hạt nhân treo ở "thanh kiếm Damocles" trong tất cả các bất đồng và xung đột.

Trong mấy tháng tới, hai bên tranh chấp có thể sẽ ngồi xuống đàm phán. Nhưng, thỏa thuận có liên quan không thể giải quyết toàn bộ vấn đề giữa Trung-Nhật, vì vậy tranh chấp giữa hai nước trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C Nhật Bản
Máy bay cảnh báo sớm E-2C Nhật Bản
Việt Dũng