PGS.TS Nguyễn Chu Hồi:"Cần giáo dục chủ quyền biển đảo từ cấp mầm non"

10/06/2013 07:23
Hoàng Lực
(GDVN) - “Đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào chương trình học bây giờ là rất cần lúc này, không những cấp học phổ thông, sinh viên ĐH – CĐ mà cần đưa vào ngày từ các lớp mầm non”. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho biết.
LTS:Chưa lúc nào vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo đặc biệt viêc hệ thống tài liệu, cứ liệu lịch sử nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại cần kíp như lúc này.

Lâu nay qua các phương tiện thông tin đại chúng ai cũng biết chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng hiểu sâu cặn kẽ và khoa học thì không phải ai cũng biết.

Vì vậy yêu cầu đặt ra lúc này cần có một chương trình học liên quan đến chủ quyền biển đảo xung quanh vấn đề này phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường

PV: Thông tin chưa chính xách, chưa hiểu các khái niệm phát lý trên biển dẫn đến hiểu sai, làm sai từ đó, vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo đã đến lúc cần được xem xét một cách nghiêm túc. Với cương vị một nhà khoa học theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi có thể cho biết: liệu đã đến lúc chúng ta thúc đẩy công tác đưa thông tin về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa chương trình đào tạo cho học sinh Việt Nam hay chưa?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Trước hết theo tôi từ trước đến nay chúng ta vẫn đang thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục chủ quyền biển đảo nhưng lại không thường xuyên liên tục hơn nữa ngay chính nội dung tuyên truyền còn chưa chính xác vì đội ngũ người làm tuyên truyền biển đảo còn thiếu kiên thức vì chưa được đào tạo. Vì thể theo tôi việc đưa chương trình giáo dục chủ quyền biển đảo vào sách giáo khoa hay lồng ghép vào cách chương trình học là việc rất cần lúc này. Chúng ta có thể phải bỏ ra hàng tỷ đồng cho các dự án viết sách tuyên truyền chủ quyền biển đảo nhưng điều đó mang lại những giá trị lâu bền không mất đi có tác dụng giáo dục sâu sắc để hết thế hệ này đến thế hệ khác. Giúp các thể hệ con cháu sau này được tiếp cận và hiểu biết chủ quyền biển đảo của đất nước. 
PV: Nếu đưa vào chương trình đào tạo chính quy thì nên theo hình thức nào để vừa đảm bảo việc giáo dục chủ quyền một cách khoa học, chính xác, hệ thống và dễ nhớ, vừa không để các bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc lợi dụng chụp mũ cho ta và kiếm cớ gây căng thẳng trên thực địa, theo ông chúng ta cần phải tiến hành như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Mình đang yếu ở thông tin chính xác khoa học vì thể phải xây dựng những cuốn sách đưa ra thông tin chuẩn mực, chính xác nhất đồng thời đưa ra các thông tin phù hợp với đối tượng tiếp cận như thế thậm chí chúng ta hoàn toàn có thể tuyên truyền biển đảo từ giáo dục mầm non. Theo tôi cần giáo dục chủ quyền biển đảo từ cấp mầm non đến học sinh phổ thông cao hơn là sinh viên các trường ĐH - CĐ. Nhưng khi đến tầng lớp sinh viên thì nên đưa vào những nhận thức mới về biển đảo như tài nguyên biển. Như tài nguyên biển là gì? Thế nào là chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững…Bởi hiện nay ngay cả việc hiểu thế nào là tài nguyên biển cũng còn phải bàn, tài nguyên đâu phải chỉ là con cá con tôm, dầu khí hay bến cảng… Tài nguyên còn rất nhiều thứ khác. Mà khi anh không hiểu thế nào là tài nguyên thì việc đưa vào khai thác được tiềm năng lớn của biển là rất khó và đơn điệu.PV: Trong khi chờ đợi nhà nước triển khai một cách hệ thống về công tác giáo dục - tuyên truyền - truyền thông về chủ quyền biển đảo đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi chúng ta có thể thông qua những hình thức nào để tuyên truyền giáo dục chủ quyền biển đảo đối với người dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ?PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Có lẽ hiện nay chỉ có báo chí là kênh thông tin tuyên truyền kiến thức biển đảo đến người dân, thế hệ trẻ gần gũi nhất. Nhưng để nâng cao thông tin các tờ báo cũng cần có sự hợp tác với các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu hiểu biết vấn đề biển đảo để có thể đưa đến độc giả thông tin chính xác nhất. PV: Vậy PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí Việt Nam hiện nay trong công tác giáo dục - tuyên truyền - truyền thông và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa? 
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Theo tôi báo chí làm rất tốt điều này vì báo chí là công cụ hàng ngày có thể đưa tin nóng hổi những diễn biến mới nhất trên biển đông. Trong suốt thời gian vừa qua chỉ có báo chí là làm được điều này, báo chí khi có những vấn đề thời sự về biển đảo ngay lập tức báo chí vào cuộc cái đó rất kịp thời mang lại những gợi mở cho nhà nước các cơ quan công quyền, người dân có những giải pháp ứng phó ngay thậm chí nó có tác dụng trực tiếp với quốc tế. Tuy nhiên do vấn đề biển đảo là vấn đề mới nhưng vì vậy nhiều tờ báo trong cách viết do chưa gặp được các chuyên gia đầu ngành nên chưa đưa được thông tin chuẩn mực nhất.PV: Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi chúng ta có nên tổ chức những buổi học ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thanh thiếu niên, học sinh sinh viên không, thưa ông? 
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Điều này cần chứ, rất cần vì bên cạnh kiến thức trong tài liệu để giúp thể hệ trẻ hiểu hơn chủ quyền biển đảo cần phải có các buổi học trực địa trên sơ đồ, mô hình, hình ảnh để có thể hiểu biết rõ hơn cũng tạo sự lôi cuốn với thể hệ trẻ. Từ hiểu biết thông tin qua tài liệu, qua thực địa sẽ dễ dàng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chủ quyền biển đảo. Không những là các cuộc thi viết mà còn cần cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, ứng dụng để giúp ngư dân trên biển, giúp chống lại thiên tai, địch họa trên biển. Thực hiện tốt điều này sẽ mang lại giá trị lớn về giáo dục rất lớn.
Gần đây, những hoạt động của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống
Gần đây, những hoạt động của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống
PV: Cũng để mở đầu kiến thức đầu tiên về biển đảo, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi có thể vui lòng cho biết Việt Nam hiện có bao nhiêu đảo, bãi đá, rặng san hô? Riêng với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta đang thực thi chủ quyền bao nhiêu đảo?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Để nói một quốc gia có bao nhiêu đảo thì phải dự trên quy định về chương đảo của Liên Hiệp Quốc, còn việc kiểm kê nhiều ít không quan trọng mà phải xem đảo nào nằm trong chủ quyền của mình theo luật pháp quốc tế để mình bảo vệ và khi nói đến của mình thì mình phải bảo vệ nó cái đó mới là điều quan trọng hơn. Nếu nhìn đảo theo khái niệm quốc tế thì Việt Nam có khoảng hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, trong số đó có khoảng hơn 2.773 đảo ven bờ nằm trong vùng biển thềm lục địa trong đó khoảng hơn 150 đảo thuộc 2 quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa,  riêng Quần đảo Trường Sa Việt Nam đang nắm giữ hơn 24 đảo. Trên báo chí hay nói đảo chìm  nói như vậy thực ra không đúng, chúng ta nói là đảo chìm nhưng trên thế giới không có khái niệm này mà đây chỉ là bãi cạn. PV: Vâng, xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Chu Hồi!
Hoàng Lực