Philippines chưa gia nhập Ngân hàng AIIB vì Biển Đông

30/06/2015 05:01
Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)
(GDVN) - Nếu Philippines không tham gia AIIB, làm cho quan hệ với Trung Quốc tiếp tục xấu đi, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Philippines.
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển liên hợp
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển liên hợp

Mạng "Quan sát" Trung Quốc dẫn trang mạng "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 29 tháng 6 đưa tin, chính phủ Philippines ngày 28 tháng 6 quyết định tạm thời không ký kết thỏa thuận thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.

Mùa thu năm 2014, Philippines tuyên bố tham gia với tư cách là nước thành viên sáng lập, nhưng do vấn đề Biển Đông, chuyển sang tư thế thận trọng. Tuy nhiên, trong nước Philippines có nhu cầu hạ tầng cơ sở to lớn, đồng thời cũng có quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc.

Philippines được cho là muốn tránh quan hệ với Trung Quốc xuất hiện sự xấu đi mang tính quyết định, có tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á hay không sẽ là một quyết định khó khăn.

Theo bài báo, các quốc gia chủ yếu của châu Âu  như Anh, Đức, Pháp cũng tuyên bố tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á, những nước muốn làm thành viên sáng lập đã lên tới 57 nước. Số vốn là 100 tỷ USD, vốn do Trung Quốc bỏ ra chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Lễ ký kết thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) ngày 29 tháng 6 năm 2015
Lễ ký kết thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) ngày 29 tháng 6 năm 2015

Ngày 29 tháng 6 tại Bắc Kinh tổ chức lễ ký kết thỏa thuận thành lập AIIB, sau đó những nước ký kết sẽ thúc đẩy thủ tục phê chuẩn ở trong nước.

Theo bài báo, thông tin Philippines tạm thời không ký kết được tiết lộ từ Robert Tan - quan chức tài chính Bộ Tài chính Philippines trên tờ "Nihon Keizai Shimbun". Philippines có thể tham gia với tư cách nước thành viên sáng lập sẽ có tiếng nói nhất định.

Tuy nhiên, đại diện Philippines sẽ tham dự lễ ký kết tổ chức ở Bắc Kinh. Nếu cuối cùng quyết định không tham gia, sự đối lập với Trung Quốc có khả năng tiếp tục gia tăng.

Theo bài báo, ngày 21 tháng 6, Quân đội Philippines và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành huấn luyện liên hợp lần đầu tiên ở vùng biển gần Trường Sa. Lấy cộng đồng quốc tế làm hậu thuẫn, thái độ của Philippines đối với Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á cũng trở nên cứng rắn.

Tuy nhiên, Robert Tan cho biết: "Vào cuối năm (khi khởi động hoạt động thực tế), có thể tham gia với tư cách nước thành viên sáng lập". Ngoài ra, khi thăm Nhật Bản vào thượng tuần tháng 6, Tổng thống Philippinese Benigno Aquino cũng cho biết, "sẽ cân nhắc cẩn thận lợi ích tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á".

Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập chống cướp biển ở Biển Đông. Gần đây, quan chức Philippines gọi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang" ở Biển Đông.
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập chống cướp biển ở Biển Đông. Gần đây, quan chức Philippines gọi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang" ở Biển Đông.

Bài báo cho rằng, Philippines sở dĩ tìm cách gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á trong tình hình tồn tại đối lập trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ là do xây dựng hạ tầng cơ sở lạc hậu so với tăng trưởng kinh tế.

Theo thống kê của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), từ năm 2010 đến năm 2020, Philippines có nhu cầu hạ tầng cơ sở lên tới 127 tỷ USD, bình quân hàng năm tương đương 6% GDP, nhưng chi tiêu chính phủ năm 2014 chỉ khoảng 3%.

Nếu xây dựng đường sắt và đường cao tốc tiếp tục chậm lại, rất có khả năng trở thành trở ngại cho tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á với tư cách là bên cung cấp vốn, là sự bổ sung có hiệu quả.

Theo bài báo, Trung Quốc đồng thời là đối tác thương mại quan trọng của Philippines. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2014 của Philippines là 9,5 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu đối với Trung Quốc là 8 tỷ USD, xếp thứ 3 chỉ sau Nhật Bản và Mỹ.

Trong khi đó, các ngành du lịch như sòng bạc và làng du lịch được Chính phủ Philippines ra sức phát triển cũng cần thu hút du khách Trung Quốc. Nếu không tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á, làm cho quan hệ song phương tiếp tục xấu đi, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.

Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thông tin cập nhật: Theo tiết lộ của tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản, ngày 29 tháng 6 là ngày ký kết của Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á. Trong 57 nước cho biết trở thành thành viên sáng lập, có 7 nước chưa ký kết hiệp định bao gồm Philippines, Đan Mạch, Kuwait, Malaysia, Ba Lan, Nam Phi và Thái Lan, họ có thể đưa ra quyết định trước cuối năm khi AIIB bắt đầu đi vào hoạt động. 

Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)