Bãi cạn Scarborough |
Ngư dân Philippines tố Trung Quốc ở Liên hợp quốc về bãi cạn Scarborough
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 26 tháng 6 dẫn trang mạng "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 25 tháng 6 đưa tin, 38 ngư dân Philippines ngày 24 tháng 6 đã tố cáo Trung Quốc ở Liên hợp quốc, phản đối Trung Quốc ngăn cản họ đánh bắt cá ở vùng biển bãi cạn Scarborough (do Trung Quốc cướp từ tay Philippines vào năm 2012).
Bài báo dẫn hãng tin Kyodo Nhật Bản cho hay, dưới sự trợ giúp của 2 luật sư của Trung tâm luật pháp quốc tế Philippines gồm Roque và Andries, 38 ngư dân Philippines gửi khiếu nại của họ qua file điện tử tới Ủy ban quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa Liên hợp quốc và Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền lợi lương thực.
Theo bài báo, luật sư Roque cho biết, các ngư dân yêu cầu nhận được bồi thường kinh tế, đồng thời yêu cầu tiếp tục được đánh bắt cá ở vùng biển Scarborough.
Tàu cá Philippines |
38 ngư dân có tuổi đời từ 18 - 65 tuổi. Trong đó, một ngư dân 48 tuổi cho biết, tháng 4 năm 2014, ông đã bị vòi rồng tàu công vụ Trung Quốc tấn công, Khi đó, ông và rất nhiều ngư dân khác của Philippines đang tìm cách đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough.
Luật sư Roque cho hay, Ủy ban quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa Liên hợp quốc có thể bỏ ra thời gian dài tới 3 năm để đưa ra quyết định đối với khiếu nại của ngư dân, trong khi đó, chuyên viên quyền lợi lương thực sẽ đưa ra quyết định nhanh hơn.
Luật sư Roque cho hay: "Đây là một quyết định tư pháp. Trên thực tế, căn cứ vào quy định của Tòa án quốc tế Liên hợp quốc, quyết định của Ủy ban cá biệt giám sát một số cơ quan mặc dù không có tính cưỡng chế, cũng có thể nhận được tôn trọng mức độ cao nhất, bởi vì đây là quyết định của các chuyên gia đối với hiệp định thuộc lĩnh vực sở trường của họ. Tuyên bố của chuyên gia rất có trọng lượng".
Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông |
Mua sắm gần trăm tàu tuần tra ứng phó ngư dân nước ngoài
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 24 tháng 6 dẫn hãng tin AFP ngày 23 tháng 6 cho hay, Philippines đang mua sắm gần trăm tàu tuần tra để ứng phó hành vi "vượt biên" đánh bắt cá của ngư dân nước ngoài. Theo bài báo, hiện nay, đội tàu tuần tra của Philippines chỉ có 20 chiếc.
Người đứng đầu Cục Ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản Philippines Perez cho biết, tàu đặt mua lần này của Philippines bao gồm 71 chiếc có năng lực hoạt động biển xa. Phần lớn có thể bàn giao trong năm nay.
Ông đồng thời cho biết, điều này chỉ là để bảo vệ lợi ích của Philippines. Bởi vì, diện tích vùng biển của Philippines to lớn, đường bờ biển cũng rất dài.
Theo bài báo, rất nhiều ngư dân Trung Quốc và Đài Loan đã bị cơ quan chức năng Philippines bắt giữ vì đánh bắt cá ở vùng biển "tranh chấp". Vào tháng 5 từng có một tàu cá Đài Loan suýt nữa bị Philippines bắt khi đánh cá ở "khu vực tranh chấp". Nhưng cuối cùng do Cảnh sát biển Đài Loan ngăn chặn, không bắt giữ thành công.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc lớp 10.000 tấn đã lắp pháo 76 mm |
Philippines đang thông qua mua sắm trang bị để tăng cường sức mạnh quân sự mỏng yếu của họ, đồng thời cũng đang không ngừng tăng cường quan hệ đồng minh giữa họ với Mỹ và Nhật Bản.
Tập trận chung với Nhật Bản và thực trạng hải quân hiện nay
Tân Hoa xã ngày 21 tháng 6 còn có bài iết cho hay, Hải quân Philippines và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiếp tục tổ chức diễn tập trên biển liên hợp từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 6 năm 2015, mục tiêu là Biển Đông.
Trước đó, ngày 12 tháng 5, Philippines và Nhật Bản đã lần đầu tiên tổ chức diễn tập quân sự trên biển, khi đó, tàu hộ vệ BRP Gregorio del Pilar đã tham gia diễn tập.
Bài viết còn bàn tán về thực lực của Hải quân Philippines, cho rằng, tàu chiến chủ lực hiện nay của Hải quân Philippines là tàu tuần tra lớp Hamilton (2 chiếc mua của Mỹ). Đây là lực lượng tác chiến biển xa thực sự của Philippines, lượng giãn nước tiêu chuẩn khoảng 3.200 tấn, tuy nhiên, tàu này không trang bị bất cứ loại tên lửa nào.
Philippines và Nhật Bản tổ chức diễn tập trên biển liên hợp |
Tàu tuần tra lớp Datu Kalantiaw là tàu chiến chủ lực lớn thứ hai của Philippines, lượng giãn nước tiêu chuẩn là 1.200 tấn, tiền thân là tàu hộ vệ của Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Philippines hiện có 1 chiếc tàu lớp này, số hiệu PF-11.
Đương nhiên, Hải quân Philippines còn có một số tàu nhỏ lượng giãn nước tiêu chuẩn lớp 1.000 tấn trở xuống như: 3 tàu tuần tra lớp Emilia Jacinto, số hiệu lần lượt là PS-35, PS-36 và PS-37, do Anh chuyển giao, bắt đầu đi vào hoạt động từ thập niên 1980.
Tàu tuần tra lớp Rizal có 2 chiếc, số hiệu PS-70 và PS-74, do Mỹ chuyển giao, tiền thân là tàu quét mìn của Mỹ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Tàu tuần tra lớp Miguel Malvar có 6 chiếc, số hiệu lần lượt là PS-19, PS-20, PS-22, PS-28, PS-31 và PS-32, do Mỹ chuyển giao, là tàu quét mìn Mỹ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Tàu tuần tra lớp Datu Kalantiaw Hải quân Philippines |
Ngoài những tàu chiến kể trên và tàu hậu cần, Hải quân Philippines không có tàu chiến hoạt động ở biển xa.
Điều đáng chú ý là, mặc dù những tàu chiến tương đối lớn kể trên đều do nước khác chuyển giao, nhưng Philippines có thể chế tạo tàu chiến của mình.
Tàu tuần tra lớp tướng quân Emilio Aguinaldo là một trong tàu chiến mới nhất do Philippines chế tạo. Một tàu chiến do nhà máy đóng tàu hải quân Cavite Philippines chế tạo, tên gọi có nguồn gốc từ vị Tổng thống đầu tiên khi Philippines độc lập ngắn ngủi vào năm 1898.
Tàu tuần tra này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 200 tấn, trang bị 2 khẩu pháo phòng không 40 mm, 2 khẩu pháo phòng không 20 mm, 4 khẩu súng máy 12,7 mm.
Tàu tuần tra lớp tướng quân Emilio Aguinaldo bắt đầu đi vào hoạt động năm 1990, hiện có hai chiếc, số hiệu PG-140 và PG-141.
Tàu tuần tra Emilio Jacinto Hải quân Philippines |
Tàu tuần tra Miguel Malvar Hải quân Philippines |
Tàu tuần tra Rizal Hải quân Philippines |
Tàu tuần tra Tướng quân Emilio Aguinaldo Hải quân Philippines |