Tân Hoa xã: Tàu sân bay TQ sợ nhất tên lửa của các nước láng giềng

01/03/2013 09:41
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Hiện nay và tương lai, các nước láng giềng đều có khả năng tiêu diệt "tàu sân bay Liêu Ninh", nhất là khả năng tấn công bão hòa.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ được thử nghiệm trên tàu tấn công đổ bộ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ được thử nghiệm trên tàu tấn công đổ bộ

Tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, bất cứ nước nào phát triển tàu sân bay đều phải xem xét trước tiên kẻ thù giả tưởng (đối tượng tác chiến) sử dụng vũ khí trên biển gì và môi trường tác chiến ra sao.

Trong 30 năm tới, các quốc gia ở khu vực quanh TQ có khả năng xảy ra xung đột tiềm tàng với Trung Quốc đều là cường quốc quân sự.

Trước hết là Hải quân Mỹ, máy bay chiến đấu hải quân thế hệ tiếp theo F-35C đã bắt đầu bay thử vào năm 2010, năm 2013 sẽ được đưa lên tàu chiến thử nghiệm.

Máy bay chiến đấu cất cánh cự ly ngắn, hạ cánh thẳng đứng F-35B sắp được trang bị cho tàu vận tải đổ bộ, cũng đã chính thức được lực lượng lính thủy đánh bộ tiếp nhận vào tháng 11/2012.

Từ năm 2010, Ấn Độ đã bắt đầu tiếp nhận máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K, loại máy bay này sẽ trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya và tàu sân bay nội địa tương lai của Hải quân Ấn Độ.

Nếu phán đoán không nhầm, Nhật Bản nhập khẩu máy bay chiến đấu F-35B cũng chỉ là vấn đề thời gian, năm 2012 Nhật Bản bắt đầu chế tạo tàu sân bay 22DDH, có lượng giãn nước đầy đạt 29.000 tấn, có thể sẽ trang bị máy bay F-35B.

Theo tuyên truyền của Tân Hoa xã "trên biển, từ năm 2009, Hải quân Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ bắt đầu trang bị tên lửa hạm đối hạm, tiềm đối hạm thế hệ mới (tiềm đối hạm: tàu ngầm đối với tàu chiến). Nếu “đánh thật”, mấy cường quốc quân sự ở khu vực này đều sở hữu “lợi khí” bắn chìm “tàu Liêu Ninh”".

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ thử nghiệm vũ khí
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ thử nghiệm vũ khí

Tên lửa chống hạm ngày càng tiên tiến

Đối với Mỹ, Nhật, trước hết là vũ khí của máy bay F-35B/C. Trước khi F-35C chính thức triển khai, phương thức tấn công đối hạm của máy bay hải quân F-18F/E có thể phóng tên lửa chống hạm AGM-184 bằng phương thức tấn công bão hòa, tầm phóng 150 km.

Tên lửa không đối hạm mang tính đại diện được phát triển cho máy bay F-35C là tên lửa tấn công liên hợp có tầm phóng 280 km. F-35C có kế hoạch trang bị 2 quả tên lửa này, đó là tên lửa chống hạm do Na Uy phát triển.

Hiện nay, công tác phát triển đã hoàn thành toàn bộ, năm 2013 đưa vào sản xuất. Loại tên lửa chống hạm thứ hai là tên lửa lưỡng dụng – hạm đối hạm, không đối hạm, do quân Mỹ tự nghiên cứu chế tạo, được gọi là “tên lửa chống hạm tầm xa” (LRASM).

“Tàu Liêu Ninh” một khi xâm nhập Ấn Độ Dương, sẽ đối mặt với “lợi khí” sát thủ của Ấn Độ. Tàu Liêu Ninh sẽ đối đầu với Hải quân Ấn Độ ở trên biển, nơi cách xa sự hỗ trợ của máy bay trên đất liền. Lợi khí đáng sợ của Ấn Độ trước hết là tên lửa chống hạm Brahmos đa năng. Phiên bản hạm đối hạm của loại tên lửa này được phóng thẳng, tầm phóng 290 km, bay siêu âm toàn bộ hành trình, tốc độ tối đa đạt 2,8 Mach.

Phiên bản tên lửa Brahmos trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, Ấn Độ
Phiên bản tên lửa Brahmos trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, Ấn Độ

Tên lửa Brahmos phiên bản phóng trên không có 2 loại, tên lửa Brahmos-1 được nghiên cứu chế tạo riêng cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, năm 2013 bắt đầu thử nghiệm, tầm phóng vượt xa 300 km, bán kính tác chiến của Su-30MKI đạt 1.500 km, hầu như có thể vươn tới hầu hết các khu vực của Ấn Độ Dương. Tên lửa Brahmos-3 phát triển cho máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K đang được nghiên cứu phát triển, trọng lượng nhẹ hơn, tầm phóng đạt 350 km.

Ở dưới nước, Hải quân Việt Nam, Ấn Độ đã và sẽ trang bị tàu ngầm Type 636 lớp Kilo, loại tàu ngầm này được trang bị tên lửa chống hạm Type 3M-54E có tầm phóng 220 km. Ở giữa đường phóng, loại tên lửa này bay dưới tốc độ âm thanh là 0,8 Mach, đoạn cuối tăng tốc lên 2,9 Mach, lướt biển tấn công.

Tàu chiến mặt nước (tàu nổi) của Hải quân Ấn Độ cũng đã trang bị tên lửa hạm đối hạm phóng thẳng Type 3M-54E1, tầm phóng 300 km, bay dưới tốc độ âm thanh trong toàn bộ hành trình là 0,8 Mach. Tất cả những tên lửa nêu trên đều đã tiến hành bay lướt biển ở đoạn cuối.

Hải quân Việt Nam đã nhập khẩu tên lửa bờ đối hạm Yakhont nguyên bản của Nga, tầm phóng 300 km, công tác trang bị tên lửa Yakhont cho tàu chiến mặt nước đã bắt đầu được đánh giá.

Hiện nay, tàu chiến mặt nước cỡ lớn, tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam đều trang bị tên lửa hạm đối hạm Kh-35 có tầm phóng 130 km.

Tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont do Nga chế tạo
Tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont do Nga chế tạo

Ở khu vực này, nước trang bị tên lửa hạm đối hạm Yakhont còn có Indonesia, Hải quân Indonesia đã tiến hành thử nghiệm thành công vào năm 2010.

Tàu Liêu Ninh khó phòng thủ được các cuộc tấn công bão hòa

Điều quan trọng để đối phó với hệ thống đánh chặn tầm gần cuối cùng của cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh chính là khả năng tấn công bão hòa.

Đây là sự khác biệt căn bản nhất giữa hải quân nước lớn và hải quân nước nhỏ. Hải quân nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn, số lượng một lần phóng loạt tên lửa không đối hạm, hạm đối hạm, tiềm đối hạm – chỉ cần vượt qua khả năng đánh chặn của pháo phòng thủ gần của cụm chiến đấu tàu Liêu Ninh, thì cụm chiến đấu tàu Liêu Ninh sẽ sớm muộn bị đe dọa.

Hai loại tên lửa chống hạm nêu trên của quân Mỹ đều có khả năng điều chỉnh đường bay trong quá trình bay, từ đó lựa chọn đường bay tốt nhất để tiến hành tấn công. Còn đối với tên lửa chống hạm siêu âm, tốc độ đã quyết định hiệu quả tấn công.

Tàu mặt nước chủ yếu của Hải quân Ấn Độ áp dụng phóng thẳng tên lửa Brahmos và 3M-54E1, 1 giây 1 phát, 2-3 tàu nổi có thể đồng thời phóng 16-24 quả tên lửa chống hạm trong vòng 8 giây, khi cần thiết còn có thể phóng nhiều hơn. Ở đây còn chưa tính tới số lượng tấn công của tên lửa chống hạm Brahmos-3 được trang bị cho máy bay hải quân MiG-29K.

Với ý nghĩa này, tàu Liêu Ninh, loại tàu không có khả năng tấn công đối hạm, chỉ có thể tác chiến trong phạm vi hành trình của máy bay chiến đấu có căn cứ trên bờ.

Tàu ngầm diesel lớp Kilo do Nga chế tạo
Tàu ngầm diesel lớp Kilo do Nga chế tạo


>> Follow us on Facebook
>> Tin mới nhất về tàu ngầm Kilo của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga
>> Nga thử nghiệm tàu ngầm Hà Nội cho Việt Nam

Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)