Tập Cận Bình: Láng giềng tốt, vàng cũng không đánh đổi được!

04/07/2014 15:35
Hồng Thủy
(GDVN) - Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Chuyến công du Hàn Quốc 2 ngày hôm qua và hôm nay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong bối cảnh nhiều biến động ở khu vực Đông Á và chuyến thăm có thể làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị trong khu vực. 

Tờ China News ngày 4/7 cho hay, trong bài diễn văn tại đại học Seoul, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc và Hàn Quốc là láng giềng gần gũi, bán anh em xa mua láng giềng gần, một láng giềng tốt thì có vàng cũng không đánh đổi được.

Tập Cận Bình: Láng giềng tốt, vàng cũng không đánh đổi được! ảnh 2

Hoàn Cầu xuyên tạc, bóp méo phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

(GDVN) - Trang Quốc Thổ và Thời báo Hoàn Cầu đã bôi nhọ thiện chí, âm mưu chia rẽ nội bộ các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành nhiều lời ca ngợi đối tác Hàn Quốc, đồng thời cũng tuyên bố Trung Quốc "là đất nước yêu chuộng hòa bình, thúc đẩy hợp tác, khiêm tốn học tập và sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho quan hệ Trung - Hàn".

Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 4/7 bình luận, chuyến đi Seoul của ông Tập Cận Bình ngoài một loạt các hiệp định hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư được ký kết, 2 nước còn đang tạo ra những thay đổi chiến lược đối với khu vực.

Theo Đa Chiều, chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình tới Hàn Quốc đã cho thấy 2 nước Đông Á này không chỉ hợp tác chặt chẽ và có lợi ích chung về kinh tế, mà đang ngày càng có nhiều tiếng nói chung về chính trị.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/7 cho biết, trong chuyến đi này Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Seoul tổ chức chung lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít trong năm tới, sự kiện Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên được giải phóng khỏi sự cai trị của đế quốc Nhật bản thời bấy giờ.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Về phía Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye nhấn mạnh lập trường 2 nước cùng phản đối chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đa Chiều cho rằng, với sự trao đổi các lợi ích chiến lược và hợp tác Trung - Hàn này khiến "bên ngoài" cảm thấy dường như liên minh Mỹ - Nhật - Hàn đang bắt đầu lỏng lẻo rời rạc.

Tuy nhiên không phải người Hàn Quốc nào cũng tin vào những lời lẽ hoa mỹ của ông Tập Cận Bình. Tờ Korea Joongang Daily đúng hôm Chủ tịch Trung Quốc đặt chân tới Seoul đã dẫn lời 1 vị giáo sư Hàn Quốc đặt câu hỏi: Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.

Tập Cận Bình: Láng giềng tốt, vàng cũng không đánh đổi được! ảnh 4

Trung Quốc ve vãn Tổng thống Myanmar ủng hộ ở Biển Đông bất thành

(GDVN) - Tập Cận Bình khi tiếp Tổng thống Thein Sein tại Bắc Kinh cuối tuần qua đã không bỏ qua cơ hội để ve vãn ông, bởi vì Myanmar giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN

Tờ The Diplomat ngày 4/7 cho hay, để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Seoul, truyền thông và các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng quan hệ Trung - Hàn hiện nay "tốt đẹp chưa từng có". Tân Hoa Xã chứng minh điều này bằng cách liệt kê một loạt số liệu về quan hệ thương mại song phương.

Trong vấn đề an ninh, Bắc Kinh mong muốn nhấn mạnh đến sự mất lòng tin của 2 nước với Nhật Bản hơn là vấn đề Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh coi vấn đề Triều Tiên là chuyện giữa Bình Nhưỡng với Washington và tìm cách lơ đi vai trò của họ chống đỡ cho chính quyền Triều Tiên cũng như lợi ích an ninh cơ bản của Hàn Quốc.

Mặc dù truyền thông phương Tây vẫn cho rằng Tập Cận Bình thăm Seoul trước khi đi Bình Nhưỡng thể hiện sự thất vọng của Bắc Kinh hay đảo chiều trong quan hệ với 2 miền Triều Tiên, nhưng báo chí chính thống của Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi đó.

Hàn Quốc với lý do rõ ràng đã luôn đặt ưu tiên vào việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, nhưng Seoul cũng không làm hỏng mối quan hệ với Bắc Kinh trong trường hợp không có tiến bộ nào đáng kể (ngoài lời nói) trong vấn đề này. Thay vào đó, cả hai đã tìm cách thể hiện rằng quan hệ hợp tác Trung - Hàn vượt xa hơn các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.

Hồng Thủy