Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ: Biển Đông là biển của mọi người, không của riêng ai

25/10/2015 06:01
Đông Bình
(GDVN) - John Richardson còn cho rằng, cần thiết lập một hệ thống mang tính cởi mở, một môi trường để các bên tham gia bình đẳng; Biển Đông là vùng biển quốc tế.

Trang mạng "Người quan sát" Trung Quốc ngày 24 tháng 10 dẫn trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 22 tháng 10 đưa tin, mặc dù Hải quân Mỹ cho biết muốn đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông để khẳng định vai trò của người bảo vệ trật tự khu vực, nhưng đến nay vẫn còn chưa đến.

Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson
Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson

Đương nhiên, điều này hoàn toàn không cản trở đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ hơn. Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson đã bỏ ra gần một tháng đi vòng quanh thế giới, từ Hawaii đến Nhật Bản, đến Hàn Quốc, rồi đến vịnh Péc-xích, Italia, gặp gỡ các đồng nghiệp của ông, đánh giá tình hình quyền kiểm soát biển của Mỹ trên toàn cầu.

Khi đề cập đến Biển Đông, Đô đốc John Richardson nhấn mạnh: "Biển Đông là biển của mọi người".

John Richardson cũng đã đánh giá hoạt động của Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc. Theo báo chí Mỹ, hải quân hai nước này đều đang dùng các loại phương thức khác nhau để thách thức trật tự quốc tế.

Ngày 22 tháng 10, Đô đốc John Richardson trả lời phỏng vấn tờ "Tin tức Quốc phòng", nói về tranh chấp ở Biển Đông, tuyên bố (ngang ngược) vào thượng tuần tháng 9 của Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc.

Khi đó, Phó Đô đốc Viên Dự Bách nói rằng: "Biển Đông, giống như tên gọi của nó, là biển của Trung Quốc. Trong lịch sử kéo dài bắt đầu từ thời nhà Đường, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành sản xuất, sinh hoạt trên những đảo này".

Phó đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc và Phó đô đốc Umio Otsuka - Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại London, Anh ngày 13 tháng 9 năm 2015
Phó đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc và Phó đô đốc Umio Otsuka - Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tại London, Anh ngày 13 tháng 9 năm 2015

Trong bài phát biểu ngày 14 tháng 9, viên tướng hải quân Viên Dự Bách cho rằng, Trung Quốc sẽ nỗ lực bảo đảm "đi lại an toàn" ở Biển Đông, trong khi vai trò này luôn thuộc về Mỹ.

Đô đốc John Richardson hoàn toàn không chấp nhận, cho biết: "Hiện nay đã rất rõ ràng, thanh minh mình là người bảo đảm của phồn vinh và hệ thống thì cần phải tuân thủ các phép tắc và chuẩn mực được các nước trên thế giới đều tuân thủ, những kẻ nào đó lại đưa ra yêu sách lãnh thổ trái ngược - nước đó đúng là đang lợi dụng các phép tắc và chuẩn mực của hệ thống quốc tế hiện có để trở nên thịnh vượng".

John Richardson đã đưa ra quan điểm nêu trên khi tham dự buổi tọa đàm về quyền kiểm soát biển khu vực ở Venice, Italia.

"Các bạn đã đề cập tới quản lý chung, anh đã đề cập đến quản lý quốc gia. Như vậy, tôi sẽ đề xướng thiết lập một hệ thống có tính cởi mở, một môi trường hết sức có thể để cho các bên tham gia bình đẳng.

Điều này hoàn toàn không phải là lấy biển của anh hoặc biển của tôi để xem xét Biển Đông, đó là biển của mọi người. Anh hiểu rõ rằng, 30% tuyến đường thương mại toàn cầu đều đi qua Biển Đông. Không ai sở hữu Biển Đông, Biển Đông là biển mở, tức là vùng biển quốc tế".

Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson trong chuyến thăm Nhật Bản
Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson trong chuyến thăm Nhật Bản

Hải quân Mỹ luôn sẵn sàng phô trương uy lực của họ, tiến hành tuần tra ở khu vực xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông.

Căn cứ vào thông tin của Lầu Năm Góc, tàu khu trục USS Lassen DDG-82 của Hải quân Mỹ đã ở trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, có thể đi bất cứ lúc nào. Nhưng, đến này vẫn chưa bắt đầu.

Khi được hỏi lúc nào sẽ bắt đầu tuần tra, Đô đốc John Richardson từ chối cung cấp chi tiết cụ thể.

Nhưng ông nói: "Tuy nhiên, sẽ tăng cường quyền lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và tăng cường hải quân Mỹ - một lực lượng hải quân toàn cầu. Chúng tôi có năng lực và cũng sẵn sàng tiến hành đi lại ở vùng biển quốc tế bất cứ lúc nào.

Cam kết này luôn được chúng tôi bảo đảm. Các Tổng thống từ thế hệ trước đến nay, Hải quân Mỹ chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh vấn đề này, nói rất rõ ràng, các nước đều cần tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực của hệ thống quốc tế - bất cứ nước nào không được coi yêu cầu này là thách thức. Đây chính là tình hình bình thường trong hệ thống quốc tế".

Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson trong chuyến thăm Bahrain
Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson trong chuyến thăm Bahrain

Theo bài báo, hành động của Đô đốc John Richardson rất có ý khẳng định quyền kiểm soát biển toàn cầu, khi thăm Nhật Bản ông cũng đã tham gia lễ duyệt binh trên biển của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

"Khi bạn đi thăm như vậy, xuất phát từ châu Á, đi xuyên qua Trung Đông đến châu Âu, bạn có thể nhìn thấy sự hiện diện mạnh mẽ của Hải quân Mỹ trên toàn cầu, đây là điều đáng khích lệ.

Chúng tôi đang nói về khoảng 15.000 thủy thủ có mặt trên toàn cầu, họ đều đã chuẩn bị tốt thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ triển khai đầy đủ hỏa lực, anh có thể cảm nhận được, họ cho rằng nhiệm vụ của mình là cao quý - đóng góp cho hòa bình và phồn vinh của các khu vực, đây là điều làm phấn chấn lòng người".

"Mặt khác chính là hợp tác quốc tế. Ở mỗi khu vực tôi đến, đều có hành động liên hợp trên biển đa quốc gia, biểu hiện của họ rất tốt. Các nước dựa vào năng lực khác nhau của mình để tổ chức lại, đạt được hiệu quả bổ sung ưu thế cho nhau.

Nếu họ chuyên tâm vào hợp tác chứ không phải trở ngại, chúng ta sẽ có thể thống nhất các lực lượng trên biển, tăng cường ảnh hưởng trên đại dương.

Anh có thể thực sự cảm nhận được, trong lòng anh cảm nhận được, đại dương là một hệ thống toàn cầu. Chẳng hạn, ở Venice có thể gặp được Tham mưu trưởng Hải quân Singapore, bởi vì sự liên kết của hệ thống toàn cầu chặt chẽ, kết nối các nước lại với nhau".

Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson ở Hawaii ngày 13 tháng 10 năm 2015
Tân Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson ở Hawaii ngày 13 tháng 10 năm 2015

"Về hai nước Trung Quốc và Nga, họ đều muốn gây ảnh hưởng, làm cho tình hình trở nên phù hợp với ý nguyện của mình - Trung Quốc có thể xuất phát từ mong muốn thịnh vượng và phát triển, Nga có thể có động cơ khác - họ đang làm thay đổi môi trường biển.

Nếu anh muốn trở thành nước lớn toàn cầu, trong một giai đoạn nào đó chắc chắn phải vươn ra đại dương để tăng cường vai trò ảnh hưởng của anh, khả năng vươn xa và sự thịnh vượng của anh". 

Đông Bình