Tìm hiểu về “Bạo Long” FC-1 hay “Thần sấm” JF-17

28/11/2011 06:34
Trịnh Xuân Tuân (Tổng hợp)
(GDVN) - Thần sấm JF-17 là máy bay chiến đấu đa nhiệm, hoạt động trong mọi loại thời tiết, có tiềm năng trở thành lựa chọn của không quân nhiều nước.
JF-17 được chế tạo bởi Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (Chengdu Aircraft Industry Group - CAC) của Trung Quốc và Tổ hợp hàng không Pakistan (Pakistan Aeronautical Complex - PAC).

Máy bay JF-17 Thunder (Thần sấm) xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên ở Islamabad, ngày 23 tháng 3 năm 2007 trong một cuộc biểu diễn bay tại Ngày duyệt binh quân chủng hợp nhất Pakistan ở Islamabad.

Tên gọi của loại máy bay này tại Trung Quốc là là Fighter-1 (FC-1) Bạo Long (Xiaolong). Ban đầu FC-1được gọi là Super-7 và là một mẫu máy bay một động cơ của Trung Quốc bắt nguồn từ các mẫu thử nghiệm MiG-29 của Liên Xô.

Đây là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm được bay thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 25/8/2003. Từ đó đến nay, mẫu máy bay FC-1 Xiaolong đã có 6 phiên bản thử nghiệm khác nhau, ứng với 6 lần bay thử chính thức.
“Bạo Long” FC-1 hay “Thần sấm” JF-17
“Bạo Long” FC-1 hay “Thần sấm” JF-17
Sau Pakistan, chiến đấu cơ này bắt đầu được sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2007. Mẫu máy bay này hiện vẫn tiếp tục được thử nghiệm tại Trung Quốc, dù mẫu JF-17 Thunder tương tự của Pakistan đã hoạt động chính thức từ lâu, với khoảng 17 chiếc trong biên chế và 33 chiếc đang được chế tạo.

50 chiếc JF-17 đầu tiên bắt đầu phục vụ trong Không quân Pakistan (PAF) sẽ chỉ hợp nhất với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của Trung Quốc. Những nâng cấp kế tiếp sẽ được thực hiện trên những chiếc JF-17 của PAF cứ năm năm một lần, kế hoạch nâng cấp bao gồm hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), tiếp nhiên liệu trên không (IFR), thay đổi động cơ từ RD-93 của Nga sang loại WS-13 của Trung Quốc, và một số đặc tính giảm phản xạ sóng radar.

Máy bay JF-17 được thiết kế để đáp ứng nhu cầu chiến lược và chiến thuật của Không quân Pakistan và Trung Quốc nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí từ các nước khác. Ngoài ra, nhu cầu của không quân Pakistan là máy bay này cần có thêm khoảng trống trong thân máy bay để thuận tiên cho việc nâng cấp trong tương lai hoặc lắp thêm thiết bị theo yêu cầu của các nước khác khi xuất khẩu.

“Thần sấm” JF-17 có tốc độ lên đến 2.200 km/h. JF-17 được trang bị động cơ RD-93 của Nga rất mạnh mẽ. Đây cùng là dòng động cơ trang bị cho MIG-29 Fulcrum. Động cơ có chiều dài 4,23 m, bán kính 1,04 m, trọng lượng 1.055 kg, thời gian phục vụ: 4.000 giờ; công suất 81.297 N. Radar trên máy bay có thể là Elta EL/M-2032 của Israel, Phazotron Super Komar của Nga, hoặc GEC-Marconi Blue Hawk của Anh.

Máy bay có cánh tam giác và cánh đuôi quy ước, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Nó có thể được thay đổi về thiết kế bên trong để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khác nhau về nhiệm vụ khi hoạt động và túi tiền của từng khác hàng.

Từ tùy chọn bản FC1/JF-17 chi phí thấp cho đến tùy chọn bản FC1/JF-17 được thiết kế hệ thống điện tử của Trung Quốc với khả năng thao diễn tốt, tích hợp được với hệ thống vũ khí và điện tử hàng không của Phương Tây.

Về vũ khí: JF-17  có 7 mấu mang vũ khí, trong đó có một cái dưới thân máy bay, 4 dưới cánh, và 2 ở đầu cánh được, với trọng tải vũ khí tối đa là 3.800 kg. Máy bay có thể mang thêm một bó điện tử dẫn đường vũ khí ngày/đêm bằng laser. Ngoài ra, nó cũng có thể mang vũ khí không điều khiển như bom thường và bó rocket.

Trong việc tác chiến ngoài tầm nhìn JF-17 / FC-1 được trang bị tên lửa tầm trung không đối không SD-10 (MRAAM) được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Công nghệ điện tử Trung Quốc Leihua (LETRI, còn được gọi là Viện 607). Nó cũng mang thêm hai lửa tầm ngắn AAM trên 2 mấu đầu cánh, các tùy chọn tên lửa tầm ngắn bao gồm AIM-9p của Mỹ và PL 6, PL-8, và PL-9 Trung Quốc.

Trong buồng lái có ba chức năng đa màn hình LCD, hiển thị tất cả các thông tin cần thiết. Ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Các thiết bị điện tử trên máy bay bao gồm hệ thống cảnh báo tên lửa đến gần, hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện radar đối phương, hệ thống trao đổi thông tin với các trạm điều khiển cố định và với máy bay khác. 
Trịnh Xuân Tuân (Tổng hợp)