Tin thế giới đọc nhanh sáng 20/02/2012

20/02/2012 07:33
Đình Phương (Tổng hợp)
(GDVN) - Tin thế giới đọc nhanh cập nhật trên các trang báo điện tử sáng 20/02/2012
Một cơ sở sơ chế dầu thô của Iran tại mỏ dầu Azadegan, gần Ahvaz, Iran. Ảnh: Der Spiegel
Một cơ sở sơ chế dầu thô của Iran tại mỏ dầu Azadegan, gần Ahvaz, Iran. Ảnh: Der Spiegel

1. Ngày 19/2, Iran đã bất ngờ ngừng bán dầu thô cho Pháp và Anh. Thông tin trên được người phát ngôn Bộ Dầu mỏ Iran, Alirreza Nikzad, thông báo trên trang web của bộ này. Các nhà quan sát cho rằng động thái trên của Iran là để trả đũa quyết định của Liên minh châu Âu hồi tháng 1/2012, khi ngừng nhập khẩu dầu thô từ Iran bắt đầu từ ngày 1/7/2012.(TTXVN/Tin Tức)

Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc trong một cuộc tập trận – Nguồn: AFP
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc trong một cuộc tập trận – Nguồn: AFP

2. Quân đội Triều Tiên cảnh báo sẽ bắn phá các hòn đảo gần biên giới giữa hai miền trên biển Hoàng Hải nếu trong cuộc tập trận bắn đạn thật sắp tới, hải quân Hàn Quốc có hành động gì xâm phạm lãnh hải của Triều Tiên. Đồng thời, một tư lệnh của quân đội Triều Tiên cảnh báo người dân sống trên năm đảo “hãy di tản đến những nơi an toàn” trước khi cuộc tập trận bắt đầu diễn ra vào sáng nay (20/2).(Infonet)

Lực lượng an ninh canh gác tại các phòng phiếu trong cuộc bầu cử Thượng viện vừa qua- Ảnh: AFP
Lực lượng an ninh canh gác tại các phòng phiếu trong cuộc bầu cử Thượng viện vừa qua- Ảnh: AFP

3. Hãng tin Reuters của Anh ngày 19/2 dẫn lời một quan chức của Uỷ ban tư pháp giám sát Bầu cử Ai Cập cho biết, cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Ai Cập kể từ sau khi ông Mubarak bị lật đổ sẽ diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 6 tới. Theo lịch trình, các ứng cử viên sẽ đăng ký tranh cử từ ngày 10/3 tới. Tổng thống được bầu sẽ giới hạn không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.(VOV)

Biểu tình phản đối ở Syria. (Nguồn: AP)
Biểu tình phản đối ở Syria. (Nguồn: AP)

4. Bộ Ngoại giao Ai Cập ngày 19/2 đã quyết định rút đại sứ nước này tại Syria - Shawky Ismail về nước, giữa lúc các nước Arập đang gia tăng sức ép đối với Chính quyền Damascus vì có hành động trấn áp các lực lượng bất đồng chính kiến, làm hàng nghìn người thiệt mạng. Trước đó, ngày 15/2, Ai Cập cũng đã kêu gọi Syria thực hiện một sự chuyển đổi hòa bình và thực sự, chấm dứt ngay lập tức bạo lực, đồng thời bác bỏ sự can thiệp quân sự vào nước này.(Vietnamplus)

Đại đa số người Látvia không chấp nhận coi tiếng Nga là quốc ngữ thứ hai.
Đại đa số người Látvia không chấp nhận coi tiếng Nga là quốc ngữ thứ hai.

5. Ngày 18/2, các cử tri Látvia đã bỏ phiếu với đa số áp đảo bác bỏ đề xuất đưa tiếng Nga trở thành ngôn ngữ chính thức thứ hai của nước này. Cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành qua sự vận động của phe ủng hộ Nga với lập luận rằng, cộng đồng người nói tiếng Nga ở Látvia bị đối xử thiếu công bằng kể từ khi nước Cộng hoà này tách ra khỏi Liên Xô năm 1991. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ cho thấy, có 76% bỏ phiếu chống, so với 24% ủng hộ.(TTXVN/Tin Tức)

Liên tiếp diễn ra các vụ đánh bom đẫm máu tại Iraq (Ảnh: Reuters)
 Liên tiếp diễn ra các vụ đánh bom đẫm máu tại Iraq (Ảnh: Reuters)

6. Một vụ đánh bom xe liều chết đã xảy ra vào ngày 19/2 tại một học viện đào tạo cảnh sát, nằm ở phóa Bắc thủ đô Baghdad của Iraq, khiến ít nhất 12 cảnh sát thiệt mạng. Theo nguồn tin từ cảnh sát địa phương, số người thiệt mạng có thể còn cao hơn vì số bị thương cũng rất lớn, trong số đó có nhiều trường hợp trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân vụ tấn công đang được làm rõ.(VOV)

Đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên biểu tình tại Athens - Ảnh: Reuters
Đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên biểu tình tại Athens - Ảnh: Reuters

7. Hôm qua, có khoảng 200 sinh viên đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Athens của Hy Lạp để phản đối các kế hoạch điều chỉnh mới, trong đó có quyết định cắt giảm ngân sách cho giáo dục. Tuy nhiên, cảnh sát chống bạo động đã đẩy các sinh viên biểu tình ra khỏi những tòa nhà chính phủ ở Athens. Nơi các bộ trưởng của Chính phủ Hy Lạp đang bàn thảo về kế hoạch triển khai những biện pháp khắc khổ theo yêu cầu của EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế để đổi lấy gói cứu trợ 170 tỉ USD.(Thanh niên)

Bạo loạn xảy ra tại Mali. (Nguồn: Getty Images)
Bạo loạn xảy ra tại Mali. (Nguồn: Getty Images)

8. Đánh giá mới đây của Tổ chức Ân xá quốc tế, cho biết các vụ tấn công vũ trang gia tăng của nhóm phiến quân vũ trang đối lập Tuareg tại khu vực miền Bắc Mali là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này, làm nhiều người chết và khiến hàng nghìn người phải đi lánh nạn tại các quốc gia láng giềng. Ông Gaetan Mootoo, chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Ân xá quốc tế về khu vực Tây Phi, cho rằng đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất diễn ra tại khu vực Bắc Mali trong vòng 20 năm trở lại đây.(Vietnamplus)

Hiện trường vụ tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn

9. Rạng sáng 19/2, một chiếc xe khách chở học sinh, đang trên đường từ Italy trở về Anh, đã gặp nạn tại Pháp khiến 1 người thiệt mạng, 5 người bị thương nặng và 22 người bị thương nhẹ. Chiếc xe khách nói trên gặp nạn, khi bất  ngờ lao ra khỏi đường cao tốc và bị lật ngang dưới vệ đường. Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra làm rõ.(VOV)

Một phụ nữ Palestin khóc trong đám tang một nhân viên an ninh chết vì các cuộc không kích của Israel. 12/02/2012.
Một phụ nữ Palestin khóc trong đám tang một nhân viên an ninh chết vì các cuộc không kích của Israel. 12/02/2012.

10. Đã có ít nhất bốn người đã bị thương trong các vụ tấn công trả đũa của Israel vào Dải Gaza của Palextin tối 18 và rạng sáng 19/2. Theo truyền thông địa phương, các vụ không kích mới nhất của Israel trúng vào một ngôi nhà ở ngoại ô Al-Tufah của thành phố Gada trong khi vụ không kích đêm 18/2 nhằm vào một phân xưởng tại vùng ngoại ô Zeitun. Nguồn tin y tế khẳng định tất cả những người bị thương đều là dân thường.(TTXVN/Tin Tức)

Đình Phương (Tổng hợp)