TQ và Mỹ - Nhật Bản sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn trước năm 2030?

27/06/2013 07:55
Việt Dũng
(GDVN) - TQ sẽ tăng cường năng lực quân sự và bán quân sự cùng sự hiện diện ở khu vực xung quanh Nhật Bản, cạnh tranh an ninh Trung-Nhật sẽ trầm trọng hơn.
Tàu Hải giám 66 Trung Quốc
Tàu Hải giám 66 Trung Quốc

Ngày 24 tháng 6, tạp chí "Nhà ngoại giao" Nhật Bản đăng bài viết của nhà nghiên cứu cấp cao Michael Swaine thuộc Dự án Trung Quốc, Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie, Mỹ cho rằng, đến trước năm 2030, khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn giữa Trung-Nhật hoặc giữa Trung Quốc và đồng minh Mỹ-Nhật sẽ không lớn.

Nhưng, tình hình căng thẳng giữa hai bên sẽ trầm trọng hơn, hoặc tần suất xuất hiện khủng hoảng sẽ cao hơn. Vì vậy, về lâu dài, hai bên cần cùng hợp tác, xây dựng cơ chế hiểu biết lẫn nhau về cân bằng sức mạnh Đông Nam Á, để tiếp nhận toàn diện sự quan tâm về an ninh của Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.

Gần đây rất nhiều sự kiện cho thấy, Nhật Bản đang áp dụng chính sách ngoại giao và phòng ngự tự tin hơn. Nhưng bất luận ý đồ của ông Shinzo Abe như thế nào, mấy năm tới đây, Tokyo đều không có nhiều khả năng lắm áp dụng chính sách phòng thủ cấp tiến để ngăn chặn Bắc Kinh.

Hơn nữa, một loạt nhân tố trong và ngoài nước cũng có thể ngăn chặn chi tiêu phòng thủ của Nhật Bản, làm cho Tokyo buộc phải tiếp tục duy trì sự tương tác hợp tác với Bắc Kinh.

Bắc Kinh đang tăng cường tiến hành bành trướng lãnh thổ, không có nhiều khả năng đưa ra nhượng bộ trong tranh chấp lãnh thổ hiện nay. Điều có thể khẳng định là, Trung Quốc sẽ tăng cường năng lực quân sự và bán quân sự tự thân và sự hiện diện ở khu vực xung quanh Nhật Bản.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế chậm lại, trong mấy chục năm tới, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục duy trì chi tiêu quân sự thường niên lớn, tăng cường thực lực quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay hải giám Trung Quốc xâm nhập không phận đảo Senkaku
Máy bay hải giám Trung Quốc xâm nhập không phận đảo Senkaku

Cân nhắc tổng hợp, những xu thế này cho thấy mấy năm tới cạnh tranh an ninh giữa Tokyo và Bắc Kinh có thể ngày càng trầm trọng hơn, điều này có thể tạo ra sự bất ổn cho khu vực, không có lợi cho lợi ích của hai bên. Để làm giảm sự cạnh tranh an ninh này, các nhà hoạch định chính sách chính trị của hai bên cần phải xây dựng chính sách ngoại giao linh hoạt, đưa ra bảo đảm an ninh ổn định cho hai bên.

Bài viết cho rằng, trong tình hình này, Mỹ chắc chắn sẽ đóng vai trò then chốt trong quá trình xây dựng lại quan hệ an ninh Trung-Nhật và xây dựng chính sách quốc phòng 20 năm tới của hai bên.

Mặc dù hiện nay rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản, đều chưa thực sự tin tưởng vào cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á - khả năng của kinh tế Mỹ và duy trì chi tiêu quốc phòng, triển khai quân sự đầy đủ là một phần nguyên nhân của tình hình này - nhưng Mỹ không hề có khả năng rút khỏi Tây Thái Bình Dương hoặc thu hẹp quy mô lớn sự hiện diện ở Tây Thái Bình Dương.

Trái lại, để cân bằng cục diện, Mỹ có khả năng sẽ khôi phục, ít nhất khôi phục một phần thực lực kinh tế, quân sự và chính trị của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - nhưng họ chắc chắn sẽ không giống như trước đây, trở thành lực lượng thống trị trên những lĩnh vực này. Trong vài năm tới, Washington vẫn sẽ tiếp tục coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trọng điểm chiến lược.

Hải quân và lực lượng chấp pháp Trung Quốc diễn tập liên hợp
Hải quân và lực lượng chấp pháp Trung Quốc diễn tập liên hợp

Về chính sách đối với Nhật Bản và các đồng minh khác, mục tiêu chủ yếu của Mỹ vẫn sẽ là:

1) Giảm nhẹ tâm lý Nhật Bản sẽ bị Mỹ lợi dụng hoặc bỏ rơi.

2) Thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật, khuyến khích Nhật Bản xây dựng quan hệ hai nước có tính hợp tác hơn.

3) Tối đa hóa khả năng Nhật Bản có được chính sách và năng lực bảo vệ Mỹ và lợi ích của đồng minh.

Bài viết cho rằng, để thực hiện những mục tiêu này, Mỹ có khả năng sẽ trợ giúp Nhật Bản nâng cao năng lực phòng thủ cho Nhật Bản trên phương diện chính trị và quân sự, đặc biệt là trên những phương diện có thể làm cho Lực lượng Phòng vệ cung cấp hỗ trợ tốt hơn về trinh sát, theo dõi và tình báo tổng hợp (ISR) và hậu phương.

Đồng thời, những mục tiêu này sẽ còn làm cho Washington ngăn chặn Tokyo áp dụng các biện pháp sẽ làm cho tình hình căng thẳng Trung-Nhật trở nên gay gắt. Đặc biệt là, Washington có thể sẽ ngăn chặn Nhật Bản từ bỏ hoặc sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp.

Cân nhắc tổng hợp xu thế của Tokyo, Bắc Kinh và Washington, đến trước năm 2030, khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn giữa Trung-Nhật hoặc giữa Trung Quốc với đồng minh Mỹ-Nhật là không lớn. Nhưng, tình hình căng thẳng giữa hai bên có thể sẽ trầm trọng hơn hoặc tần suất xuất hiện khủng hoảng sẽ cao hơn. Vi vậy, về lâu dài, hai bên cần cùng nhau hợp tác, xây dựng cơ chế hiểu biết lẫn nhau về cân bằng sức mạnh Đông Nam Á, để tiếp nhận toàn diện mối quan tâm an ninh của Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.

Tháng 9/2012, Đại quân khu Nam Kinh, Quân đội Trung Quốc diễn tập đột kích đảo
Tháng 9/2012, Đại quân khu Nam Kinh, Quân đội Trung Quốc diễn tập đột kích đảo

Hành động có ý nghĩa quan trọng nhất và cần áp dụng trước nhất phải là hiện diện quân sự và bán quân sự có liên quan tới Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông và tuyên bố tài nguyên và lãnh thổ. Trước hết, hai bên cần cùng xây dựng nhiều cơ chế, dự báo và quản lý những sự kiện bất ngờ có thể xảy ra và những sự cố có thể xảy ra trên không và trên biển, trong đó có các kênh thông tin và quy tắc tương tác để hiểu biết lẫn nhau.

Thứ hai, theo cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc, "Nhật Bản cần thừa nhận có tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku, đồng thời còn phải hiểu toàn diện hơn về sự kiềm chế lẫn nhau giữa hai bên Bắc Kinh và Tokyo".

"Tokyo rất có thể cuối cùng cần thừa nhận về chiến thuật sự hiện diện chung với hình thức nào đó ở khu vực xung quanh đảo Senkaku. Nhật Bản cũng cần tránh xây dựng công trình ở đảo này. Tiếp theo, các bên cần tiếp tục tuân thủ thỏa thuận khai thác chung tài nguyên biển Hoa Đông năm 2008, và áp dụng các hành động cụ thể thực hiện thỏa thuận này".

Về tình hình quân sự rộng hơn, xét thấy năng lực và sự hiện diện của Quân đội Trung Quốc ở khu vực xung quanh Nhật Bản sẽ không ngừng mở rộng, Nhật Bản cũng cần áp dụng các biện pháp, tăng cường khả năng răn đe phòng thủ đối với Trung Quốc.

Trong đó có nâng cao năng lực trinh sát, theo dõi và tình báo ở các hòn đảo đông nam, tăng cường theo dõi và tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển, nâng cao năng lực phản ứng nhanh. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần nỗ lực nâng cao khả năng phối hợp với Quân đội Mỹ, đặc biệt là về chi viện hậu phương và phối hợp trinh sát, theo dõi và tình báo.

Nhưng, khi theo đuổi những khả năng này, Nhật Bản cần tránh phát triển năng lực quân sự có tính uy hiếp hơn, như tên lửa đạn đạo có tầm phóng vượt CHDCND Triều Tiên và năng lực tấn công tầm xa, để tránh thúc đẩy Trung Quốc phát triển quân sự hoặc kích động Trung Quốc tìm kiếm năng lực có thể tạo ra mối đe dọa trực tiếp cho Nhật Bản.

Tàu chiến Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo tại Mỹ.
Tàu chiến Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo tại Mỹ.

Về lâu dài, Nhật Bản và Trung Quốc cần đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự hiện diện quân sự và bán quân sự của các bên, sẵn sàng chấp nhận lẫn nhau, thừa nhận mối quan tâm chính trị và an ninh hợp lý của nhau. Đặc biệt là, Trung Quốc phải tránh để biển Hoa Đông trở thành khu cấm của tàu thuyền Nhật Bản. Tương tự, Nhật Bản cũng nên tránh xây dựng chuỗi đảo để ngăn cản Hải quân, tàu thuyền bán quân sự hoặc thương mại của Trung Quốc.

Ngoài những mối quan tâm an ninh truyền thống, hai bên cũng cần nỗ lực đưa hội nhập kinh tế đi vào chiều sâu, trong đó có thông qua các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương. Họ cũng cần nâng cao hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đương nhiên cũng cần kiềm chế, tránh áp dụng các hành động gây bất mãn cho các bên như phủ nhận sự tàn bạo của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc thăm đền Yasukuni.

Quả thật, những biện pháp này đều cần Tokyo và Bắc Kinh có tầm nhìn chính trị xa dũng cảm và biện pháp ngoại giao khéo léo. Trong đó, rất nhiều biện pháp có thể rất khó thực hiện, hơn nữa trong xung đột cũng không thể thành công trấn an đối phương. Nhưng, về lâu dài, chiến lược hiện nay hầu như không thể bảo đảm môi trường Đông Á ổn định đều có lợi cho lợi ích của Trung Quốc và Nhật Bản.
Nhật Bản đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu xua đuổi máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận.
Nhật Bản đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu xua đuổi máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận.
Việt Dũng