Trung Quốc chuẩn bị thành lập đại đội hàng không cho tàu sân bay

22/02/2012 08:00
Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Trung Quốc có thể sẽ đồng thời trang bị các loại máy bay trực thăng làm nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm, tìm kiếm cứu nạn, cảnh báo sớm trên không…
Trung Quốc đang tăng cường cải tạo, thử nghiệm tàu sân bay Varyag (Thi Lang).
Trung Quốc đang tăng cường cải tạo, thử nghiệm tàu sân bay Varyag (Thi Lang).

Gần đây, Quỹ Jamestown Mỹ có bài viết nhan đề “Vấn đề và triển vọng của kế hoạch hàng không tàu sân bay Trung Quốc” của Daniel Kostroma - nhà phân tích vấn đề Trung Quốc lâu năm của Bộ Hải quân Mỹ.

Bài viết cho rằng, đồng thời với việc Hải quân Trung Quốc tiếp tục tiến hành cải tạo và tân trang tàu sân bay mới, việc thành lập đại đội hàng không của tàu sân bay này cũng đang trong quá trình chuẩn bị.

Hiện nay Trung Quốc đang chế tạo máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay, trong đó ít nhất có một chiếc máy bay mẫu được sơn màu xám bạc nguỵ trang của máy bay chiến đấu Hải quân Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu J-15 được Trung Quốc phát triển cho tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu J-15 được Trung Quốc phát triển cho tàu sân bay.

Ngoài máy bay chiến đấu, Hải quân Trung Quốc còn muốn mua máy bay chi viện cho tàu sân bay này, chủ yếu là máy bay trực thăng.

Tàu sân bay của Trung Quốc rất có thể sẽ đồng thời trang bị máy bay trực thăng các loại chức năng như tác chiến chống tàu ngầm, tìm kiếm cứu nạn, cảnh báo sớm trên không và thông dụng.

Nhưng, trước mắt, đối với Hải quân Trung Quốc, các loại máy bay cánh xoay tròn là điểm yếu nghiêm trọng.

Tốp máy bay trực thăng hiện có của Hải quân Trung Quốc không đủ để xây dựng thành lực lượng hiện nay của nó, mà trong thời gian tới, các loại máy bay cánh xoay là một trong những khâu yếu nhất.

Với việc Hải quân Trung Quốc trang bị nhiều hơn tàu nổi có thể mang theo máy bay trực thăng, tình hình này sẽ ngày càng xấu đi.

Máy bay trực thăng Z-9 phiên bản hải quân của Trung Quốc.
Máy bay trực thăng Z-9 phiên bản hải quân của Trung Quốc.

Xét tới việc tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc bố trí thiết bị cất cánh kiểu nhảy cầu, hơn nữa trong tương lai tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất cũng có thể áp dụng thiết bị tương tự, vì vậy ngoài máy bay trực thăng dùng cho mục đích chống tàu ngầm và tìm kiếm cứu nạn, Hải quân Trung Quốc còn muốn phát triển và mua sắm máy bay cảnh báo sớm cánh xoay.

Trên thực tế, máy bay E-2C “Mắt chim ưng” (Hawkeye) của Hải quân Mỹ cũng không thể cất cánh trên tàu sân bay nếu thiếu sự hỗ trợ của máy phụt hơi nước.

Hải quân các nước có tàu sân bay cất cánh kiểu nhảy cầu như Anh, Ấn Độ và Nga đều sử dụng máy bay cảnh báo sớm cánh xoay để thay thế cho máy bay cánh cố định có chức năng mạnh.

Hiện nay còn chưa biết loại máy bay trực thăng nào sẽ được chọn làm máy bay cảnh báo sớm chính của lực lượng tàu sân bay - Hải quân Trung Quốc. Nhưng tính năng của tất cả các máy bay trực thăng cảnh báo sớm đều còn lâu mới sánh được máy bay cảnh báo sớm cánh cố định.

Máy bay trực thăng Ka-28 của Hải quân Trung Quốc, do Nga sản xuất.
Máy bay trực thăng Ka-28 của Hải quân Trung Quốc, do Nga sản xuất.

Bài viết cho rằng, do Hải quân Trung Quốc tiếp tục tiến hành hiện đại hoá theo hướng tăng cường chế tạo các tàu chiến có thể mang theo máy bay, bao gồm tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ và tàu nổi cỡ lớn, cho nên nhu cầu của Trung Quốc đối với khả năng hàng không của tàu chiến sẽ tăng lên rõ rệt.

Hải quân Trung Quốc chưa thấy được điều này, lĩnh vực quan trọng lại thiếu nghiêm trọng, chẳng hạn như máy bay cảnh báo sớm cánh xoay và việc huấn luyện tương ứng.

Đồng thời, sự thành công hay thất bại trong quá trình phối hợp giữa máy bay chiến đấu và tàu sân bay chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý lớn của dư luận, hơn nữa sẽ gây nhiều phỏng đoán khi tàu sân bay Varyag tiếp tục chạy thử.

Bài viết cho rằng, điều cuối cùng quyết định sức chiến đấu của lực lượng hàng không - Hải quân Trung Quốc là một số lĩnh vực hàng không hải quân khác ít được quan tâm.

Trong tương lai, Hải quân Trung Quốc có xây dựng được một hệ thống huấn luyện hay không, không chỉ là huấn luyện phi công, mà còn bao gồm huấn luyện nhân viên quản lý bay, ở mức độ rất lớn, sẽ quyết định máy bay của tàu sân bay có trở thành một lực lượng “chế độ hoá” của Hải quân hay không.

Máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Hải quân Mỹ.
Máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Hải quân Mỹ.

Ngoài ra, khả năng của lực lượng máy bay trực thăng (trên tàu chiến - Hải quân Trung Quốc) có quy mô tổ chức, huấn luyện và trang bị càng lớn, tính năng càng cao, sẽ trở thành một nhân tố then chốt trong tiến trình hiện đại hoá.

Nếu Hải quân Trung Quốc muốn trở thành một lực lượng hải quân hiện đại thực sự, thì phải bắt tay giải quyết vấn đề này.

Năng lực hàng không trên biển là phức tạp và luôn thay đổi, Hải quân Trung Quốc tiến hành quản lý thế nào đối với các bộ phận khác nhau sẽ quyết định sự thành bại trên lĩnh vực này.

Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)