Vệ tinh Trung Quốc chiếm quỹ đạo Philippines ngăn phát tín hiệu

29/08/2015 06:56
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - "Không thỏa mãn với ăn cướp lãnh thổ, lãnh hải và không phận láng giềng, quỹ đạo thông tin vệ tinh của Philippines trên vũ trụ cũng bị Trung Quốc chiếm đoạt".

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 28 tháng 8 đưa tin, đối với Philippines, Trung Quốc giống như một kẻ cường quyền bạo ngược, luôn thèm thuồng mọi tài sản của Philippines. Có thể tranh chấp Biển Đông đã làm cho Philippines vô cùng lo ngại, có tờ báo Philippines đã bắt đầu cho rằng, Trung Quốc cũng đang ra tay với Philippines trên vũ trụ.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino tham quan máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tham quan máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Philippines Star" ngày 27 tháng 8 đăng bài viết của Federico D. Pascual Jr. cho rằng: "Không thỏa mãn với việc cướp lãnh thổ, lãnh hải và không phận của láng giềng, quỹ đạo thông tin vệ tinh của Philippines trên vũ trụ cũng bị Trung Quốc chiếm đoạt".

Theo bài viết, thông tin từ Quân đội Philippines cho biết, vệ tinh Trung Quốc đã chiếm một trong hai quỹ đạo tĩnh mặt đất được Philippines sử dụng.

Chính phủ Philippines có khả năng không thể sử dụng ngay tài nguyên hoặc có ý định "bắt lấy" vệ tinh Trung Quốc, cũng không thể phóng vệ tinh thông tin của mình để xác định vị thế chính đáng trên vũ trụ của Philippines, nhưng có tổ chức tư nhân đã sẵn sàng hành động.

Bài viết đề nghị, trong các biện pháp thu hồi quỹ đạo của mình, Chính phủ Philippines có thể cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ của Liên minh viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union), "đá" vệ tinh Trung Quốc (bị nghi ngờ tiến hành các hoạt động như nghe lén thông tin ở Biển Đông) ra khỏi quỹ đạo.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino tham quan máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tham quan máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Bài viết còn dẫn nguồn tin từ Quân đội Philippines nhìn lại quá trình tham quan đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), khi đó thẩm phán Antonio Carpio đã dẫn 3 thẩm phán Tòa án tối cao Philippines theo. Mặc dù đường băng máy bay trên đảo Thị Tứ khá ngắn, nhưng cũng không có chuyến bay thương mại.

Ngoài ngồi máy bay tư nhân, muốn đến đảo Thị Tứ chỉ có thể lên máy bay quân sự C-130 hoặc máy bay NOMAD của không quân.

Gần đây, trên đường ngồi máy bay C-130 ra đảo Thị Tứ của nhân viên kỹ thuật, khi máy bay bị Trung Quốc gây nhiễu GPS, nhân viên kỹ thuật thường sẽ sử dụng đầu cuối vệ tinh cỡ nhỏ (VSAT). Phi công không thể không xem bản đồ, tiến hành hạ cánh thủ công.

Theo bài viết, đến nay, Philippines không thể không bảo vệ quỹ đạo của mình. Sau khi Công ty vệ tinh Mabuhay Philippines phóng một chiếc vệ tinh, Philippines không còn tiếp tục có vệ tinh, trong khi đó, chiếc vệ tinh này cũng rất ít sử dụng.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đe dọa tàu cá Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan chức Philippines gọi cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang".
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đe dọa tàu cá Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan chức Philippines gọi cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang".

Bài viết cho rằng: "Các nước láng giềng của chúng ta có 2 hoặc nhiều vệ tinh hơn". Nhật Bản có 20 chiếc, Indonesia có 13 chiếc, Thái Lan có 9 chiếc, Malaysia và Singapore lần lượt có 5 chiếc và 4 chiếc, Việt Nam có 2 chiếc vệ tinh.

Trong khi đó, được biết, Lào và Campuchia cũng sẽ phóng vệ tinh của họ vào năm 2016, Myanmar cũng sẽ phóng vệ tinh vào năm 2017. Nhưng, Philippines lại không có chiếc vệ tinh nào.

Bài viết cuối cùng cho rằng, càng muốn có thông tin vệ tinh tin cậy hơn, Philippines càng phải lệ thuộc vào thuê máy chuyển phát đắt đỏ do nhà kinh doanh vệ tinh nước cạnh tranh cung cấp. Về thông tin, Philippines chủ yếu sử dụng sợi thuỷ tinh và cáp điện đáy biển.

Có chuyên gia trong ngành cho rằng, sự ùn tắc và thiếu hiệu quả của thông tin dữ liệu cáp quang đã làm gia tăng nhu cầu đối với an ninh mạng, tiến tới đã kích thích sự ra đời của hệ thống VSAT. Nhưng hệ thống này lệ thuộc vào sử dụng vệ tinh với giá cả đắt đỏ, được cung cấp bởi các nhà kinh doanh nước ngoài.

Trung Quốc phóng vệ tinh
Trung Quốc phóng vệ tinh
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)